: Hiệu quả cao từ giống lạc LDH.09 Update 09/2024
Khoai lang thường mắc một số bệnh dưới đây. Mời bà con tham khảo để biết cách phòng và trị bệnh khi trồng khoai lang.
1- Bệnh héo vàng : do nấm Fusarium oxysporum f.sp.batatas-Deuteromycetes
Mạch dẫn trong thân từ chỗ vết bênh trở lên có màu nâu. Mạch dẫn bị nấm phá hủy cản trở sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng kém, các lá từ phía dưới trở lên bị vàng dần và héo, bệnh nặng làm cây bị chết khô. Cây càng bị bệnh sớm càng ảnh hưởng đến năng suất. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh và trong đất nhiều năm. Bệnh lan truyền qua nước ruộng và công cụ làm đất. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, nhiệt độ khoảng 300C , trời mưa nắng xen kẽ, đất nhiều cát.
Phòng trừ :
– Luân canh cây trồng khác họ trong 2-3 năm;
– Dùng hom giống ở cây không bị bệnh;
– Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch;
– Phun NUSTAR 40EC, CAROSAL 50SC, CANTOX D35WP, CAZET M10-72WP, CANTOPM 72WP, ZINCOPPE 50WP theo hướng dẫn của từng thuốc.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng khoai lang năng suất cap
2- Bệnh héo rũ: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở gốc dưới dạng vết bệnh mọng nước màu vàng nhạt, sau chuyển màu nâu, các mạch dẫn trong cây bệnh biến màu nâu đen. Cây bị bệnh nhẹ có thể sống nhưng sinh trưởng kém, cây nhỏ, một số lá vàng và rụng, cây bị nặng héo rũ toàn thân và chết.
Ở củ,vết bệnh là dạng sọc màu nâu, mọng nước trên bề mặt. Bó mạch dẫn trong củ cũng bị biến màu, củ bị thối một phần hoặc toàn bộ. Củ bị bệnh nhẹ trong khi bảo quản tiếp tục bị thối nhũn và có mùi chua nồng đặc biệt.
Vi khuẩn tồn tại trong đất và trong hom giống. Trong đất vi khuẩn có thể sống từ 1-3 năm. Bệnh lây lan qua gió, mưa, nước. Mức độ nhiễm bệnh của các giống khoai có khác nhau.
Phòng trừ:
– Phun thuốc Cansunin 2L, Canthomil 47WP hoặc Kasuran 47WP theo hướng dẫn của từng loại thuốc.
– Sử dụng các giống khoai chống bệnh và hom giống không nhiễm bệnh;
– Những ruộng bị bệnh cần ngâm nước một thời gian sau khi thu hoạch và luân canh với cây khác họ như lúa, ngô, đậu tương.
3- Sâu đục thân (dây):
– Sâu non nhỏ tuổi màu đỏ nhạt sau chuyển màu kem với nhiều chấm đen trên mình. Sâu đẫy sức dài 30mm. Nhộng màu nâu đỏ nằm trong đường đục của thân;
– Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá hoặc trên dây khoai lang. Cái đẻ 150-300 trứng;
– Sâu non đục vào trong dây khoai lang chỗ gần gốc đi lên phía trên tạo thành 1 đường hầm và đùn phân màu nâu đen xuống xung quanh gốc. Cây sinh trưởng kém và có thể chết. Bị hại vào đầu thời kỳ sinh trưởng sẽ ức chế hình thành củ;
– Phòng trừ:
+Xử lý hom giống diệt trứng và nhộng trước trồng;
+Vun luống cao góp phần hạn chế Bọ Hà và Sâu đục dây khoai;
+Luân canh với cây trồng khác;
+Phun các loại thuốc lưu dẫn như CAZINON 50 ND, FENTOX 25EC, CAGENT 800WG, ANITOX 50SC, CAHERO 585EC. Cách phun theo hướng dẫn của từng loại thuốc.