: Kỹ thuật chăn nuôi gà rừng hiệu quả Update 09/2024
Hiện nay, tỷ lệ trâu, bò sinh sản mắc bệnh chậm sinh, vô sinh ngày càng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập từ nguồn bán bê, sữa của người nuôi. Do vậy, cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Cơ quan sinh dục dị hình ở trâu, bò
Cơ quan sinh dục của trâu, bò bị dị hình hoặc phát triển không bình thường do một số các nguyên nhân như bẩm sinh hoặc do chế độ dinh dưỡng. Nếu là dị hình bẩm sinh cần loại thải luôn, không nên nuôi để phục vụ sinh sản. Ngoài ra, khi trâu, bò quá béo hoặc quá gầy có thể cũng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Vì vậy, trâu bò sinh sản cần duy trì ở thể trạng bình thường. Nếu trâu, bò quá béo hoặc quá gầy cần thay đổi chế độ dinh dưỡng.
>>> Xem thêm: Phòng trị Bệnh viêm tử cung ở trâu bò
Một số trâu, bò sau nhiều lứa sinh sản, buồng trứng có thể teo lại. Khi đó, bò thường không động dục trong thời gian dài, hoặc động dục yếu, các giai đoạn không rõ ràng, kiểm tra thấy buồng trứng có kích thước bé hơn bình thường, không có nang trứng và thể vàng. Nguyên nhân do trâu, bò không được chăm sóc tốt, thiếu dinh dưỡng làm rối loạn quá trình tiết hormon kích thích sự rụng trứng. Do vậy, cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vào khẩu phần: protein, khoáng, Vitamin (A, E, D, B). Điều trị chứng thiểu năng buồng trứng ở bò rạ bằng cách tiêm hormon. Tuy nhiên, phác đồ điều trị nên có sự tư vấn của bác sĩ thú y.
Do viêm nhiễm
Trâu, bò bị viêm nhiễm thường là do sau khi sinh bị sót nhau, đường sinh sản bị tổn thương khi sinh đẻ. Đặc biệt, trâu bò càng béo, thai càng to thì khi đẻ càng khó, sót nhau và nguy cơ viêm nhiễm càng cao. Để khắc phục hiện tượng này trước hết cần vệ sinh chỗ chuồng trại sạch sẽ, đặc biệt là chỗ trâu, bò nằm, không cho bò khỏe tiếp xúc với bò ốm. Khi trâu, bò bị bệnh, sử dụng HanIodine 10% (hoặc lugol 1%) pha loãng 10 ml với 1 lít nước để thụt rửa tử cung hàng ngày. Sau đó, dùng viên đặt tử cung Han-V.T.C 1 – 2 viên/ngày. Điều trị 4 – 5 ngày, khỏi viêm, theo dõi động dục và phối giống. Cùng đó, bổ sung Selen và Vitamin E vào khẩu phần ăn.
Để phòng tránh hiện tượng bò bị viêm nhiễm cần chuẩn bị và chăm sóc tốt cho bò cái trước khi đẻ. Sau khi bò đẻ nên thụt rửa tử cung bằng dung dịch Riyanol hoặc Lugon. Trong trường hợp sót nhau, khó đẻ cần can thiệp, điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản.
Thể vàng tồn lưu
Thông thường trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ bị tiêu biến và con vật động dục trở lại, nhưng nếu thể vàng không tiêu biến mà tồn lưu qua nhiều chu kỳ tiếp theo làm trâu, bò không động dục trong thời gian dài gọi là thể vàng tồn lưu hay thể vàng bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tường thể vàng tồn lưu ở bò nhưng chủ yếu do có những vật thể tồn tại trong tử cung (phôi/ thai chết, thai chết ngâm, thai gỗ, u nhầy, tử cung có mủ…).
Biện pháp khắc phục khi bò bị thể vàng tồn lưu: có thể dùng tay bóc thể vàng thông qua trực tràng, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Ngoài ra, dùng hormone sinh sản để điểu trị bệnh tồn lưu thể vàng ở trâu, bò như sau: Tiêm 2 ml Han-Prost và 2,5 ml Gonadorelin. Sau 7 ngày, tiêm 2,5 ml Gonadorelin. Sau đó, theo dõi động dục ở trâu bò để phối giống.
U nang nang trứng
Hiện tượng nang trứng không rụng mà lưu lại buồng trứng có đường kính > 2,5 cm gọi là u nang buồng trứng. U nang buồng trứng có thể tồn tại ở 2 dạng là u nang cường dục và u nang không động dục. Ở dạng cường dục, bò động dục liên tục và thường xuyên và một không có biểu hiện gì. Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng hiện nay chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, bệnh u nang buồng trứng thường phát hiện trong các trường hợp chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn không cân đối dinh dưỡng. Do vậy để phòng bệnh u nang buồng trứng cần kiểm soát thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị nhiễm độc tố nấm mốc, cân bằng tỷ lệ Ca: P < 2.
Để điều trị u nang buồng trứng có thể tiêm Prostaglandin, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ thú y. Hoặc có thể điều trị bằng kích thích tố progesteron, làm cân bằng hoocmon follculin trong cơ thể con vật, với liều dùng từ 25 mg đến 50 mg mỗi ngày hoặc hai ngày tiêm một lần.
Trâu, bò lưỡng tính
Thường xảy ra đối với bê, nghé cái khi sinh đôi cùng với bê, nghé đực làm giới tính của nó bị lưỡng tính. Khả năng vô sinh ở những con bê, nghé này khi lớn lên là trên 90% và hiện nay chưa có biện pháp can thiệp. Vì vậy, người chăn nuôi không nên nuôi những bê nghé này thành con sinh sản.