Mô hình chăn nuôi heo VietGAHP trên đệm lót sinh học Update 11/2024

: Mô hình nuôi heo hữu cơ ở Đan Mạch nuôi heo hữu cơ ở Đan Mạch Update 11/2024

Đệm lót sinh học cơ bản gồm 3 thành phần chính là mùn cưa, trấu và men vi sinh. Tuy nhiên tỷ lệ phải hợp lý thì hiệu quả mới cao.

Ông Phùng Văn Quang, Tổ phó Tổ chăn nuôi heo VietGAHP (tổ 18, ấp Bầu Trâm, xã Bầu Trâm, TX. Long Khánh, Đồng Nai) tiên phong xây dựng mô hình nuôi lợn sạch trên nền đệm lót sinh học, mang lại hiệu quả cao.

Tìm đến khu chăn nuôi của ông Quang không quá khó, vì với những gia đình đã tham gia chương trình VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt), bảng hiệu “Khu chăn nuôi theo quy trình VietGAHP” lúc nào cũng được treo trước cửa.

Đang hì hụi cất bao cám ngoài sân, sau khi cho heo ăn, thấy chúng tôi, ông dừng lại trò chuyện: “Trước đây nuôi heo vất vả vô cùng, chưa được tập huấn hay học hỏi kỹ thuật nên chi phí đầu tư tốn kém lắm.

>>> Xem thêm: Quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi heo (62-MT/2016/BTNMT)

Mô hình chăn nuôi heo VietGAHP trên đệm lót sinh học

Kể từ khi làm theo mô hình VietGAHP, bà con đều phấn khởi vì chăn nuôi an toàn, tự chăm sóc cho đàn heo khỏe mạnh…”

Trước đây, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Quang trở về và mua được một mảnh đất nhỏ ở Đồng Nai để SX nông nghiệp. Thời điểm đó giá heo rất cao nên ông quyết định theo nghề chăn nuôi.

Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, chăn nuôi theo cảm tính, đàn heo hay mắc bệnh, hiệu quả không cao.

Từ năm 2012, dự án chăn nuôi VietGAHP triển khai tại Đồng Nai, ông Quang cùng hàng chục hộ chăn nuôi heo trong xã nộp đơn đăng ký tham gia.

Ngay sau đó, ông được mọi người đề cử làm Tổ phó Tổ chăn nuôi VietGAHP, đồng thời kiêm luôn chức Tổ trưởng tổ 18 mới thành lập.

Kể từ đó, mọi công tác tổ chức, tập huấn kỹ thuật, cải tạo chuồng trại… chăn nuôi theo quy trình VietGAHP được ông áp dụng một cách hiệu quả. 

Sau 1 năm triển khai mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt. Đàn heo bán ra đều đạt trọng lượng tốt (từ 1 tạ/con trở lên), miễn nhiễm với nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Cứ mỗi con heo bán ra, ông Quang thu lãi trên dưới 1 triệu đồng. Hiện đàn heo của gia đình ông còn gần 100 con, con nào con nấy săn chắc, da hồng hào, khỏe mạnh.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, ông Quang đã tiến hành cải tạo, hoàn thiện thêm hệ thống chuồng trại, với mục đích giảm tối đa công chăm sóc của gia đình.

Khi biết mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học, ông xung phong đăng ký, thử nghiệm đầu tiên nhằm phổ biến hiệu quả cho tổ viên.

Trong khi tiếp chuyện chúng tôi, chốc chốc ông Quang lại bắt máy điện thoại để tư vấn kỹ thuật, cách phòng trị bệnh cho heo từ các xã viên và bà con lối xóm gọi đến. “Tôi không chỉ tự chăn nuôi, mà còn kiêm thêm chức vụ “bác sĩ thú y” cho nhiều nông dân trong tổ, mệt nhưng vui”, ông Quang cười tươi nói.

Ông giải thích: “Đệm lót sinh học cơ bản gồm 3 thành phần chính là mùn cưa, trấu và men vi sinh. Tuy nhiên tỷ lệ phải hợp lý thì hiệu quả mới cao”.

Cụ thể, ông chia 2/3 chuồng ra làm hệ thống đệm lót sinh học, 1/3 chuồng làm chỗ ăn và “sân chơi” cho heo.

Theo ông Quang, mô hình này đặc biệt nhất là men vi sinh, giúp phân hủy toàn bộ chất thải, mùi hôi từ đàn heo; người chăn nuôi không tốn công lau chùi, dọn dẹp chuồng trại.

Chỉ cần mỗi ngày dành 30 phút để trộn đều các thành phần để chất thải tiếp xúc được với men vi sinh, bảo đảm chuồng trại luôn có mùi thơm, đàn heo sạch bệnh.

Để chứng minh, ông Quang dẫn chúng tôi xuống chuồng heo. Khi tới cổng, ông yêu cầu chúng tôi phải lau chùi thiết bị, quần áo, rửa chân bằng nước pha dụng dịch khử trùng trước khi vào trại.

“Đây là quy trình bắt buộc mà bất cứ ai cũng phải tuân thủ, nhằm hạn chế tối đa việc mang mầm bệnh từ nơi khác về”, ông nói.

Ông Quang thoải mái bước vào khu vực đàn heo đang nằm, dẫm chân lên nền đệm lót sinh học và bốc một nắm lên đưa cho chúng tôi ngửi thử.

Quả thực, dù là nơi sinh hoạt hàng ngày của heo có nhiều chất thải, nhưng khi kết hợp với mùn cưa, trấu và men vi sinh thì mùi hôi bay sạch, thậm chí còn thoang thoảng thơm mùi men vi sinh.

Rate this post