: Cá bị bệnh đốm trắng và cách điều trị Update 09/2024
Triệu chứng khi cá cảnh nước ngọt mắc bệnh
Triệu chứng rõ nhất khi cá bị bệnh được biểu hiện qua màu sắc trên thân cá và cử chỉ hành động. Khi nhiễm bệnh, màu sắc thân cá hơi nhạt đi so với màu cơ bản, màu cá có thể trắng bệch hay đen sẫm, cá bị tuột vảy hay ra nhiều nhớt. Hoạt động bơi lội chậm chạp và tách ra riêng khỏi đàn vào góc bể, cá đơn độc bơi gần mặt nước hay dựa vào thành bể hay góc hồ, phản ứng chậm hay không có phản ứng khi có tiếng động mạnh, cũng có khi cá chuyển động xoay tròn h
: Nguyên nhân chính gây bệnh cho cá cảnh nước ngọt Update 09/2024
1. Môi trường nước bị ô nhiễm và các yếu tố môi trường không thích hợp:
2. Thức ăn và cách cho cá ăn không thích hợp:
Chất lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho cá không được bảo đảm tốt, thức ăn bị thiu, thối rữa biến chất hay thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn không đủ, cho ăn không đúng kỹ thuật cũng gây bất lợi cho cá.
3. Do nguyên nhân chủ quan:
Bắt cá, ép cá đẻ, thay nước… do bất cẩn có thể làm cho cá bị tuột vảy, gây thương tích cho cá. Tại những vị trí hồ bị dơ, vi khuẩn gây hại cho cá sẽ “đóng ổ” chờ để khi có cơ hội tấn công cá.
4. Những nguồn bệnh từ bên ngoài:
– Từ thức ăn: artemia, trùn chỉ, cung quăng… từ nơi bán mang về mà chưa xử lý lại cũng có thể gây bệnh cho cá, vì đây là những loại thức ăn mang nhiều mầm bệnh tiềm ẩn trong thân.
– Từ những loài thực vật thủy sinh trong nước: bèo, rong cỏ có trong nguồn nước cho vào hồ nuôi cá có thể mang những mầm bệnh do cá hồ khác hay nơi nào đó bám vào.
– Từ dụng cụ cho bể cá trước đó đã vô tình dùng cho bể cá bệnh mà không tẩy rửa diệt khuẩn kỹ.
– Từ cá mới mua về có thể mang mầm bệnh mà không qua xử lý đã thả ngay vào bể cá cũ nuôi chung.