Ngưu mao chiên là một loài thực vật sống ở nước lợ và nước mặn, chính vì thế ngưu mao chiên rất thích hợp cho những người mới chơi thuỷ sinh.
Giới thiệu
Ngưu mao chiên có danh pháp khoa học Eleocharis parvula là một loại thực vật thuộc họ Cyperaceae và nằm trong chi Eleocharis. Ngưu mao chiên phân bố phổ biến và rộng rãi phần lớn ở các khu vực Châu Âu, Bắc Phi, Châu Á, Châu Mỹ và Bắc Mỹ.
Vào đầu năm 1836, ngưu mao chiên đã được tìm thấy và mô tả khoa học đầu tiên bởi ông (Roem. & Schult.) Link ex Bluff, Nees & Schauer. Ngưu mao chiên cũng có rất nhiều loại và hầu hết những loại này đều có đặc điểm tương đối giống nhau.
Ngưu mao chiên cao
Ngưu mao chiên cao có chiều dài trong khoảng từ 10 đến 18cm, chiều rộng từ 1 đến 1,5cm là loại cây thuỷ sinh phát triển tương đối chậm. Ngưu mao chiên cao còn có tên gọi khác là Hairgrass.
Ngưu mao chiên lùn
Kích thước trung bình của ngưu mao chiên lùn từ 5cm đổ xuống, chúng phát triển rất tốt trong điều kiện cung cấp Co2, nhiệt độ phù hợp và đầy đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên thay nước cho bể, tránh việc xuất hiện rêu hại không đáng có.
Ngưu mao chiên lùn xoè
Ngưu mao chiên lùn xoè là loại cây thuỷ sinh chăm sóc khá đơn giản. Chúng được tìm thấy đầu tiên ở khu vực New Zealand và Úc. Với chiều dài ngắn và uốn cong sát mặt đất, ngưu mao chiên lùn xoè rất được giới thuỷ sinh ưa chuộng.
Đặc điểm chung
: Tổng quan về Chuột lang nhà: Những gì bạn cần biết trước khi nhận nuôi một em Bọ ú Update 12/2024
Ngưu mao chiên được biết đến rộng rãi trong giới thuỷ sinh bởi chúng có vẻ đẹp hoang sơ như những thảm cỏ xanh bát ngát trải dài trên nền thuỷ sinh của bể.
Ngao mao chiên còn là loại cây thuỷ sinh dễ trồng, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng vừa đủ. Dưới đây là những thông số cụ thể khi chăm sóc ngưu mao chiên, bao gồm:
Tên khoa học Eleocharis parvula Vị trí Cây trung cảnh Nhóm loài Angiosperms Họ Cyperaceae Chi Eleocharis Khả năng chịu nhiệt Từ 12 đến 27 °C Nhiệt độ tối ưu Từ 20 đến 25 °C Độ cứng cacbonat Từ 0 đến 14 °dKH Độ pH tối ưu Từ 5 đến 7 Điôxít cacbon (CO2 ) Từ 6 đến 40 mg/L Nitrat (NO3-) Từ 10 đến 50 mg/L Phosphate (PO43-) Từ 0,1 đến 3 mg/L Kali (K+) Từ 5 đến 30 mg/L Iron (Fe) Từ 0,01 đến 0,5 mg/L
Cách trồng
Khi được trồng trong các điều kiện giống hệt nhau, ngưu mao chiên khác với những cây thủy sinh nổi tiếng khác bởi chiều cao thấp hơn (trong hầu hết các trường hợp rõ ràng là dưới 10 cm), màu xanh lục nhạt hơn và thân cây cong sang một bên.
Để trồng ngưu mao chiên trong bể thuỷ sinh, bạn cần chia nhỏ chúng thành những khóm nhỏ từ 5 đến 7 cây. Sau đó dùng nhíp kẹp vào phần rễ của chúng rồi cắm theo từng hàng xuống nền bể thuỷ sinh, mỗi lần cắm cách nhau khoảng 2 đến 3cm. Cứ như vậy ngưu mao chiên sẽ tự bám rễ và phát triển được. (Nếu bạn muốn nhanh phủ kín nền, hãy cắm chúng gần hơn)
Hỏi đáp
Ngưu mao chiên có cần Co2 không?
: Bệnh đau mắt hột nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị Update 12/2024
Tuy là một trong những dòng cây thuỷ sinh dễ trồng, nhưng việc cung cấp Co2 cho ngưu mao chiên cũng cực kỳ quan trọng. Co2 sẽ giúp cho cây phát triển nhanh chóng và tăng trưởng tốt hơn rất nhiều.
Mua ngưu mao chiên ở đâu?
Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng thuỷ sinh ở hầu hết các tỉnh thành hoặc tìm trên các diễn đàn về thuỷ sinh là có thể mua được loại ngưu mao chiên này.
Cây ngưu mao chiên giá bao nhiêu?
Hiện nay giá ngưu mao chiên đang giao động trong khoảng từ 20.000 đến 30.000 đồng/tấc (vỉ).
Tham khảo
- https://en.wikipedia.org/wiki/Eleocharis_parvula
Lời kết
Để ngưu mao chiên cũng như các cây thủy sinh khác phát triển tốt nhất, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc cây (đọc thêm bài viết về kiến thức trồng cây thủy sinh).
Nếu bạn là người mới, hãy đọc thêm bài viết Tổng quan những lỗi thường gặp khi chơi thuỷ sinh cho người mới. Hãy để lại ý kiến hoặc câu hỏi, thông tin và nội dung cần trao đổi của bạn dưới bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi của các bạn nhanh chóng.
Bài viết “Ngưu mao chiên: Cách trồng & chăm sóc ngưu mao chiên” của Ahisu được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn www.vaat.org.au/nguu-mao-chien/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !
: Chó Có Chữa Bao Lâu Thì Đẻ? Chăm Sóc Chó Mang Bầu Thế Nào? Update 12/2024