Nên trồng loại cây thủy sinh gì trong hồ cá cảnh? Update 04/2024

Cập nhật vào 08/10

Cây cảnh là một phần không thể thiếu đối với cảnh quan hồ cá. Những loại cây thủy sinh vừa đẹp vừa dễ chăm sóc, có công dụng lọc nước như cây tiêu thảo, cây rong đuôi chồn, cây rong xương cá,… sẽ là những sự lựa chọn phù hợp.

Có nên trồng cây trong hồ cá/bể cá cảnh không?

Cây là một trong năm yếu tố ngũ hành (Mộc) quan trọng của một cảnh quan bể cá. Cây cảnh không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn là vật trang trí có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Vì vậy, trong mỗi hồ cá/bể cá cảnh đều nên trồng cây thủy sinh bởi những công dụng dưới đây:

: cây trồng trong hồ cá

Tăng tính thẩm mỹ

Các loại cây trồng trong hồ cá với dáng cây và hình dạng lá đa dạng, nếu biết lựa chọn và kết hợp cùng với loại cá phù hợp sẽ tạo nên một không gian tuyệt mĩ, ảo diệu biến chiếc bể cá thủy sinh của bạn trở thành một bức tranh thiên nhiên sinh động với các sinh vật và cây cảnh hòa quyện, uốn lượn đẹp mắt.

Hơn thế nữa, vẻ đẹp mà các loài cây này tạo ra rất hoang dã và tự nhiên, làm cho hồ cá trông giống như một cái hồ nước thật thu nhỏ vậy. Nếu có thêm một vài trang trí tinh tế như kết hợp ánh sáng đẹp mắt, bọt nước,… hồ cá nhà bạn sẽ cực kỳ sinh động và nổi bật.

Vai trò giống như hệ thống lọc nước

Nếu các loài thực vật thông thường có khả năng hút khí độc, khói thuốc CO2,… thì các loài thủy sinh có thể hấp thụ và loại bỏ các chất thải do các sinh vật trong nước, thức ăn thừa, vật liệu phân hủy và các các kim loại nặng tạo ra. Cách lọc hoàn toàn khác với các bộ lọc khác. Nếu như các bộ lọc cơ học càng lâu sẽ càng mất hiệu quả thì thực vật thủy sinh sẽ ngày càng phát triển và lọc liên tục, làm chất lượng nước bể cá tốt hơn nhiều.

Không những thế, những loại cây này còn giúp bổ sung một khoảng trống ở bề mặt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển, cung cấp thêm lọc sinh học cho bể cá cảnh.

Cung cấp oxy cho cá

Bên cạnh việc đặt viên sục khí và máy thổi khí vào bể cá, bạn cũng có thể thay thế bằng cách trồng các loài cây sống dưới nước. Chúng vừa cung cấp đủ lượng oxy, vừa hấp thu lượng carbon dioxide (CO2) mà cá thải ra, tạo ra một môi trường lý tưởng hơn cho những loài cá sinh sống.

Loại bỏ rêu tảo

Vấn đề mà nhiều người nuôi cá cảnh vẫn gặp khó khăn để xử lý đó là tình trạng rêu tảo phát triển. Sở dĩ rêu tảo sinh sôi là do các chất dinh dưỡng dư thừa và ánh sáng có trong bể cá, nên khi trồng càng nhiều các loài thủy sinh, cây sẽ hấp thụ phần dinh dưỡng thừa này, đẩy lùi sự phát triển của rêu tảo. Nhờ vậy, nước trong bể sẽ trong và sạch hơn, người nuôi cũng sẽ ít tốn thời gian, công sức để dọn dẹp bể cá hơn.

Là nơi trú ngụ của cá

Nếu là người nuôi cá lâu năm, bạn sẽ biết về tình trạng tranh giành lãnh thổ của cá, chúng có thể cắn vây của nhau để giành nhau chỗ ẩn mình. Vì vậy, họ thường trồng nhiều loài cây thủy sinh trong bể để tạo ra nhiều nơi trú ngụ, ẩn nấp cho cá. Thậm chí, có một số loài cá còn sinh sản, để trứng trên lá cây, vì thế mà số lượng cá ngày càng tăng lên.

Những loại cây nào nên trồng trong bể/hồ cá?

Cây thủy sinh được chia làm 3 loại chính: loại sống trên bề mặt nước, loại sống dưới nước và loại lưỡng hệ sống cả trên bề mặt lẫn mặt đáy. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như cấu tạo của chiếc bể cá, người ta có thể lựa chọn các giống cây phù hợp giúp tạo không gian hài hòa cho chiếc bể/hồ, giúp cá thư giãn tạo cảm giác như đang sống trong môi trường tự nhiên thật sự.

Cây trồng cho hồ cá ngoài trời

Cây hoa súng thủy sinh

Hoa súng là loài cây không thể thiếu trong bất cứ ao cá koi hoặc khu vườn thủy sinh nào. Rễ của chúng mọc dưới nước và hoa nổi ở khắp mọi nơi trên mặt nước. Chúng là loài cây ưa sáng và góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho khu vườn. Việc trồng hoa súng dưới ao, hồ, rất dễ dàng và hầu như không cần chăm bón. Hoa súng nở hầu như quanh năm khi thời tiết ấm áp, khi quá lạnh cây có thể lụi đi và tiếp tục hồi phục khi ấm hơn.

Hoa súng trong hồ cá ngoài trời
Hoa súng trong hồ cá ngoài trời

Cây lục bình

Cây lục bình có thân dạng củ nhỏ sống trôi dạt trên mặt nước hoặc bám vào đất bùn. Lục bình là cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Cây được nhân giống bằng cách tách chồi con. Cây dễ trồng và dễ chăm sóc, rễ dài có thể hấp thụ dinh dưỡng trong nước nuôi cây.

Cây hoa lục bình
Cây hoa lục bình

: Kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản cho người mới bắt đầu Update 04/2024

Lục bình thường được trồng nhiều trong ao hồ, trồng trong các bể cá trang trí, trồng tạo cảnh quan cho các hồ sinh thái hay trồng kết hợp với các loài sen, súng trong các tiểu cảnh nước, tiểu cảnh sân vườn,…

Cây cỏ nến

Cây cỏ nến thuộc loài cây bán cạn. Chúng sinh trưởng tốt trong điều kiện đất ẩm hoặc vùng nước nông, đặc biệt là ở hồ cá nhà bạn. Các loại cỏ nước và lớp trầm tích thường rất dễ mọc trong hồ, tuy nhiên cần lưu ý không được để chúng nổi trên mặt nước quá nhiều.

Cây cỏ nến
Cây cỏ nến

Cây hoa sen

Cây hoa sen không chỉ mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát cho hồ cá mà lá sen còn có công dụng che nắng cho cá, bảo vệ chúng khỏi điều kiện thời tiết ngoài trời khắc nghiệt.

Hoa sen là một loại hoa đơn giản, không cầu kỳ, yêu cầu ít công chăm sóc. Bạn chỉ cần làm những việc nhẹ nhàng như loại bỏ lá héo khi lá đã ngả màu nâu hoàn toàn.

Nếu bạn muốn mua cá koi thả vào hồ cá ngoài trời của mình, bạn có thể đặt mua ngay tại trang trại cá koi www.vaat.org.au.

Cây trồng bể cá trong nhà

Cây tiêu thảo

Cây tiêu thảo hay còn gọi là thủy diệp lan (tên tiếng Anh là Cryptocoryne) thuộc họ cây sống trong nước với đa dạng loại lá tùy thuộc vào kích thước và hình dáng. Đây là loài cây có xuất xứ từ Singapore, Malaysia thường được tìm thấy nhiều trong các lòng suối trong tự nhiên. Sở dĩ gọi là cây Thủy Diệp Lan vì lá của chúng có bản dẹp dài với cuống cứng như lá của một số loài Lan. Ở Việt Nam, loài cây này cũng có thể tìm thấy ở các khu vực sông suối nhỏ có mực nước cao chừng 10cm, các khu vực ruộng nước, độ ẩm cao như thành giếng…

Với màu nâu của cây, hơi gợn sóng, đôi khi lá có màu cẩm thạch, Cryptocoryne undulata là một loài độc nhất vô nhị mà người chơi thủy sinh có thể sử dụng ở trung cảnh của hồ thủy sinh. Cây tương phản dễ chịu với cây xanh nhẹ và đỏ đậm.

Cây có thể phát triển trong môi trường nước không bón phân và ánh sáng thấp Nếu cây tiêu thảo được trồng ở nền đầy đủ chất dinh dưỡng và ánh sáng cao, tốc độ tăng trưởng của cây sẽ tăng đáng kể, mặc dù kích thước tổng thể của cây sẽ giảm.

Cây tiêu thảo
Cây tiêu thảo

Cây rong đuôi chồn

Rong đuôi chồn là một loại cây thủy sinh có tên khoa học Lagarosiphon major (Egeria Densa) rất được nhiều người biết tới trong các sở thích thủy sinh vì nó cũng rất thông dụng trên thị trường.

Là loại cây dễ sống thường được trồng ở hậu cảnh, cây phát triển và sinh sản nhanh trong chiếm hết diện tích của bể vì thế phải thường xuyên cắt tỉa loại cây này.

Chế độ dinh dưỡng của loài cây này không yêu cầu nhiều. Rong đuôi chồn là loài thủy sinh rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, có thể thả tự do trong nước hoặc cột vào lũa mà không cần cắm xuống nền.

Cây rong đuôi chồn
Cây rong đuôi chồn

Cây thủy phượng vĩ

Thủy phượng vĩ (Water Fern) hay còn được dân gian biết đến với cái tên mộc mạc bèo hoa dâu là loài cây mọc nổi trên tầng nước, chúng được tìm thấy ở rất nhiều khu vực như ao hồ với sự phân bổ và phát triển cực tốt. Thủy phượng vĩ được biết đến với đa dạng về chủng loại nhưng đặc điểm chung vẫn là rất dễ sống.

Công dụng chính của loài cây này ngoài việc trang trí và nơi đẻ trứng của cá ra thì còn giúp lọc và chuyển hóa Nitơ trong nước một cách hiệu quả.

Cây thủy phượng vĩ
Cây thủy phượng vĩ

Cây ổ sao cánh

Ổ sao cánh là loài cây phân bố rộng mọc trong nước và cả trên cạn thành từng bụi nhỏ, phần lá dài và cứng rất dễ gãy, thân và rẻ loài cây này nhiều lông, các rễ phụ đen mỏng như tóc. Loài cây này ưa sống trên đá mọc ở cả những nơi ẩm thấp. Đây là loài cây được nhiều người tin chọn cho bể cá gia đình bỏi dễ trồng, dễ sống ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng vẫn có thể sinh trưởng được.

Cây ổ sao cánh
Cây ổ sao cánh

: Vai trò và kỹ thuật nuôi sinh khối trùn chỉ Update 04/2024

Cây cỏ năng

Cỏ năng là loài thực vật sống ở tầng đáy trung, với phần thân rễ mọc bò ngang không lá. Phần thân loại cây trồng trong hồ cá này có màu xanh tươi mọc thành chùm thẳng lên từ 2-3 cm giống như một bãi cỏ. Loài cây này thường được lựa chọn cho tầng đáy các bể nhỏ hoặc trồng tại tầng trung của các bể cá lớn, cây phát triển cần có đất cát và nhiều ánh sáng.

Cây cỏ năng trong bể cá
Cây cỏ năng trong bể cá

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số loại cây thủy sinh khác được nhiều người ưa chuộng trang trí trong bể/hồ cá:

Rong lá liễu
Rong lá liễu
Rong lá ngò
Rong lá ngò
Rong lá thông
Rong lá thông
Rong xương cá
Rong xương cá
Rong đuôi chó
Rong đuôi chó
Cây dương xỉ thủy sinh
Cây dương xỉ thủy sinh
Cây thủy cúc
Cây thủy cúc

Cách trồng cây thủy sinh trong hồ cá

Để trồng cây trong bể/hồ cá, bạn cần làm theo những bước sau:

Cách ly và xử lý cây trước khi trồng

Các cây mới có thể mang các loại dịch hại như ốc hoặc tôm vốn có thể đe dọa sự an toàn trong bể. Ốc và tôm có thể sinh sôi nhanh chóng và chiếm đầy bể, trừ khi bạn có nuôi các loài cá ăn các sinh vật này. Ngoài ra, cây mới mua về còn có thể đem vi khuẩn hoặc mầm bệnh vào nước. Quá trình cách ly sẽ giúp bạn phát hiện các loài dịch hại trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào bể. Bạn cũng có thể xử lý cây bằng dùng dung dịch thuốc tẩy.

  • Để xử lý bằng thuốc tẩy, bạn cần pha 1 phần thuốc tẩy với 19 phần nước. Tùy vào độ nhạy cảm của cây, bạn có thể nhúng cây vào dung dịch khoảng 2-3 phút. Rửa thật sạch cây trong nước trước khi cho vào nước đã khử clo.
  • Để ngăn ngừa ốc xâm nhiễm, bạn nên nhúng cây vào nước muối sau khi mua về. Pha 1 cốc muối chuyên dùng cho bể cá hoặc muối Kosher vào nước. Nhúng cây vào dung dịch khoảng 15-20 giây, giữ cho rễ cây ở bên trên mặt nước. Đảm bảo rửa cây thật sạch trước khi cho vào bể.
  • Sau một tuần cách ly, bạn có thể cho cây vào bể.

Lót vật liệu nền thân thiện với các loài thực vật xuống đáy bể và rải sỏi

Lớp nền là vật liệu dùng để phủ đáy bể. Khi trồng cây, bạn sẽ cần lớp nền giàu dinh dưỡng, tuy loại này lúc đầu có thể hơi đắt hơn một chút. Vật liệu làm nền tốt cho cây cũng thường làm đục nước khi bị khuấy động, nhưng bạn có thể ngăn chặn bằng cách rải một lớp sỏi mỏng lên trên.

  • Seachem Flourite có chứa mọi dưỡng chất cần thiết và có nhiều màu sắc.
  • Đất sét và đá ong là các lựa chọn tốt để bổ sung dinh dưỡng và có thể ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, những vật liệu này thường mất nhiều thời gian hơn để ổn định trong bể.
  • Aqua Soil chứa nhiều dinh dưỡng cho cây, nhưng lại làm cho mức pH trong nước giảm về mức 7. Mặc dù là lựa chọn tối ưu cho cây, nhưng loại vật liệu nền này có thể gây hại cho cá. Bạn cần kiểm tra nhu cầu về độ pH của cá trước khi chọn loại nền này.
  • Sỏi không cung cấp dưỡng chất cho cây nếu chỉ được dùng một mình.

Trồng những cây cần bám vào lớp nền để giúp cây lấy dưỡng chất

Một số cây cần bám rễ vào lớp nền để hút chất dinh dưỡng cần thiết. Đặt rễ cây ngay dưới bề mặt nền, nhưng không cắm quá sâu, vì như vậy bạn có thể lấp mất phần thân rễ của cây, tức là phần thân dày màu xanh bên trên rễ. Cây có thể bị chết nếu thân rễ bị vùi lấp. Bạn cần đảm bảo không cắm cây này chồng lên cây kia.

Thả cá khi bể đã ổn định sau một tuần

Đợi một tuần sau khi lắp đặt vườn cây thủy sinh trước khi thả cá. Nếu đã mua cá, bạn có thể thả chúng vào bể cá tạm, nhưng tốt nhất là bạn nên chờ cho đến khi bể cá đã sẵn sàng rồi mới mua cá.

Cách chăm sóc cây thủy sinh trong hồ/bể cá

Muốn các loài cây trồng trong hồ cá phát triển mạnh thì chúng ta cần phải chăm sóc một cách cẩn thận. Do trong môi trường bó hẹp và cây phát triển nhanh, bạn nên cắt tỉa loại bỏ bớt những cây không cần thiết, lá già… đảm bảo môi trường nước hợp lý. Ngoài ra, cây muốn phát triển tốt cần dựa vào ba yếu tố quan trọng sau đây:

  • Ánh sáng: cây trồng trong hồ cá có loại rất cần nhiều ánh sáng, loại cần ánh sáng trung bình và loại cần ánh sáng tối thiểu. Vì thế bạn phải lựa chọn vị trí đặt cây và bể phù hợp để tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của chúng.
  • Cắt tỉa cây: khi đám cây đã phát triển tốt và chia thành nhiều cụm chiếm quá nhiều trong hồ, nên vớt ra và tách bụi để tránh mất cân đối sinh thái và thẩm mĩ của hồ cá.
  • Cách bón phân: ở thời kỳ mới trồng rong trung bình mỗi tuần có thể bám trực tiếp vào gốc mỗi cụm cây 2-3 hạt Ure giúp cây có sức bám rể và phát triển tốt.
  • Thay nước trong bể: Khác với cá, cây thủy sinh không đòi hỏi phải thay nước thường xuyên, nhưng việc thay nước định kỳ sẽ duy trì môi trường khỏe mạnh trong bể cá. Bước đầu tiên là cạo rong bám trên thành bể. Dùng ống siphon để hút ra 10-15% lượng nước, chú ý đặc biệt đến lớp sỏi và vùng xung quanh các vật cố định gắn trong bể cá. Bổ sung lượng nước đã hút ra bằng nước sạch và đã khử clo.

Cây trồng thủy sinh không chỉ làm đẹp cảnh quan bể cá mà là bộ máy lọc nước giúp cá khỏe mạnh hơn.

Mời bạn tìm hiểu thêm: Nên đặt đá gì trong bể cá.

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: www.vaat.org.au

: Các loại cá cảnh dữ Update 04/2024

Rate this post