Lẽ dĩ nhiên, không ai có thể chăm sóc chó con tốt như mẹ của nó, mọi nhu cầu của chó con, kể từ khi mới sinh cho tới khi trở nên độc lập, chó mẹ đều có thể lo được mà hoàn toàn không cần phải cần đến bàn tay con người.
Việc chó con mất đi sự chăm sóc của chó mẹ, có thể là chó mẹ mất ngay sau sinh hoặc chó mẹ bỏ con…dù là nguyên do nào đi nữa cũng là một việc hết sức đáng tiếc, và không phải vì thế mà chúng ta bỏ mặc đám cún con đang nheo nhóc đó được, phải không?
Chúng sẽ rất cần đến sự chăm sóc đặc biệt của con người để sống sót. Việc này cần sự chu đáo, tận tâm và hết sức tỉ mỉ trong ít nhất 2 tuần sau sinh, thế mới biết việc làm mẹ cực nhọc như thế nào.
Việc làm đầu tiên là bạn nên mang chó con ra bác sỹ thú y ngay trong vòng 48 sau sinh, ở đó họ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát và dị tật nếu có của chó con để đưa ra lời khuyên tốt nhất. Bạn cần hỏi ngay các loại sữa thiết yếu và cách cho chó con bú sữa.
Ngoài ra, trong vòng 24-48h sau sinh là khoảng thời gian chó con cần được bú sữa đầu, đây là loại sữa đặc biệt quan trọng cho chó con mới sinh, chứa dinh dưỡng và kháng thể cần thiết, nếu chó mẹ không thể cung cấp được loại sữa này, hãy thông báo cho bác sỹ, họ sẽ có thể phải cung cấp một loại huyết tương hoặc huyết thanh từ một chú chó khỏe mạnh để lấy tác dụng tương tự.
Hãy cùng www.vaat.org.au tìm hiểu về quá trình chăm sóc cún con mất mẹ nhé!
1. Chó con chẳng may mất mẹ cho ăn gì?
Chắc chắn là Sữa dành riêng cho chó sơ sinh, tùy thuộc vào độ tuổi của chó con sẽ có loại sữa cũng như liều lượng sữa để chăm sóc chúng.
Chó con sơ sinh cần được cho ăn sau mỗi hai đến ba giờ, tần suất giảm xuống còn bốn lần một ngày trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 3 tuần tuổi. Những con non bị yếu thì phải cho ăn nhiều lần, mỗi lần ít hơn các con khác.
Bạn sẽ cần một bình sữa đặc biệt có núm vú và sữa công thức thay thế sữa dành cho chó con. Hãy dành chút thời gian tìm hiểu về các loại sữa đặc biệt cho chó con đang bán trên thị trường. Không cho chó ăn sữa bò vì có thể làm rối loạn đường tiêu hóa của chó con.
: Chó ngao bò (Bullmastiff) – Chiến binh gác rừng đêm Update 10/2024
“Gợi ý cho bạn: Nuôi chó con sơ sinh – tất tận những điều phải biết”
Bạn sẽ cần làm ấm sữa công thức bằng nhiệt độ cơ thể, thử chạm bình sữa vào phần bên trong cổ tay để đảm bảo rằng nó không được quá nóng, nếu có nhiệt kế là tốt nhất.
Cho chó con ăn theo lượng khuyến cáo trên bao bì thay thế sữa. Bạn sẽ cần một chiếc cân chính xác đến từng gram và cân chó con của bạn để tìm ra lượng cho ăn chính xác.
1.1 Cách cho chó con mất mẹ ăn trong 2 tuần sau sinh
Khoảng thời gian này chó con hoàn toàn không dùng thị giác mà sử dụng xúc giác và khướu giác để tìm đến vú mẹ. Thời gian này cũng là khoảng thời gian non nớt nhất trong vòng đời của chúng, cần phải quan tâm đặc biệt.
Sử dụng bình bú và pha sữa đúng với hướng dẫn của sản phẩm dành riêng cho chó sơ sinh ghi trên nhãn. Chúng ta có thể lưu ý như sau:
- Cho chúng bú mỗi chu kỳ 2-3h (tùy thuộc vào sức khỏe từng con).
- Khi chó con kêu khóc chính là lúc chúng cần bú.
- Những chú chó con khỏe mạnh có thể cho bú ti nhưng nếu chó con thuộc loại nhẹ cân và yếu ớt cần phải cho bú bằng xi lanh bơm trực tiếp vào họng. Việc này cần phải cẩn thận vì có thể khiến chúng sặc sữa và thậm chí tử vong. Tốt nhất cần hỏi bác sỹ thú y cách thực hiện.
- Chó con không thể sống bằng sữa bò mà chúng cần một loại sữa công thức thay thế cho sữa mẹ. Bạn có thể mua sản phẩm thay thế sữa dành cho chó con thương mại, chẳng hạn như Just Born, Nurturalle hoặc Ilsaac…tại cửa hàng thú cưng. Có 2 dạng là đóng gói sẵn và dạng bột.
- Chó con sơ sinh nặng dưới 230gr cần phải cho ăn 1cc sữa cho mỗi 30gram trọng lượng, lớn hơn thì cần phải tăng thành 1.5cc sữa cho số cân tương ứng.
- Chuẩn bị đủ lượng thức ăn trong ngày, luôn cho chó ăn khi sữa còn ấm ở nhiệt độ cơ thể, tránh để lâu vì sẽ thu hút vi khuẩn.
- Nếu bạn chưa mua được sữa chó con, hãy tự chế biến bằng cách trộn 280gram sữa dê, một muỗng canh xi-rô ngô nhạt, một cốc sữa chua nguyên kem trắng và một lòng đỏ trứng. Chỉ sử dụng thức ăn này như một nguồn thức ăn tạm thời cho đến khi bạn có thể chọn được loại sữa công thức cân bằng dinh dưỡng hơn, được chế biến sẵn trên thị trường dành cho chó con.
- Cũng giống như baby loài người, sau khi cho chó con ăn xong, chúng ta hãy đặt chúng nằm ngửa lên lòng bàn tay hoặc nằm úp trên vai bạn và nhẹ nhàng massage cho chúng ợ hơi.
- Khi cho chó con ăn, hãy thật cẩn trọng và nhẹ nhàng, đặc biệt là cho ăn bằng xi lanh, hãy luôn tâm niệm chỉ có thực sự kiên nhẫn thì bạn mới nuôi chó sơ sinh khỏe mạnh được.
1.2 Cách nuôi chó con sơ sinh mất mẹ 3 – 6 tuần tuổi
Ở thời gian này, chó con đã đủ lớn để ăn các thức ăn thay thế sữa, như cháo chẳng hạn. Nhưng bạn cần cho chúng làm quen dần với thức ăn ngoài sữa bằng việc xem kẽ, khi thấy chúng đủ cứng cáp mới tăng dần bữa ăn ngoài sữa. Việc cho ăn sẽ bớt nhọc nhằn hơn, tuy hiên vẫn cần phải theo dõi thường xuyên việc tiêu tiểu của chó con khi cho ăn những thứ này.
Khi chúng đủ 2 tháng trở lên thì đã coi như đủ lớn và bắt đầu ăn được thịt cá xay nhuyễn.
“Gợi ý cho bạn: Có nên tắm cho chó con không?”
2. Chăm sóc chó cho đi vệ sinh
Nếu như chó con còn mẹ, chúng ta không phải lo lắng chuyện vệ sinh cho chó con. Ngay từ khi sinh ra, chó mẹ sẽ cắn cuống rốn, vệ sinh toàn bộ cho từng đứa con của nó, cho đến thậm chí 2-3 tháng tuổi, chó mẹ vẫn “xử lý” toàn bộ số chất thải của chó con. Do đó nếu một chú chó mẹ biết nuôi con (và đại đa số đều làm tốt chuyện này) thì chúng ta chỉ còn mỗi việc là cho chó mẹ ăn và nhìn đám cún con dễ thương ngày một lớn mà thôi.
: Trại cá La Hán Hải Titan chuyên cung cấp sỉ lẻ cá La Hán đẹp, cá bột, thức ăn Update 10/2024
Ở trường hợp này, chó con dưới 1 tháng tuổi thì chúng cứ ở đâu thì vệ sinh ra tại chỗ mà thôi. Chỉ cần đảm bảo lót chuồng bằng vật liệu thấm hút và thay thường xuyên là đủ. Cố gắng dùng khăn thấm nước ấm lau rửa cho các bé cún mỗi ngày và để chúng được khô ráo.
Khoảng 2 tháng tuổi thì chúng đã tung tăng khắp nơi rồi, do đó có thể tạo thói quen vệ sinh ngay từ tuổi nhỏ bằng cách đặt khay vệ sinh ở cách tổ vài mét, để sẵn nước tiểu của chúng trong đó, khi quen dần chúng sẽ tìm đến khay vệ sinh.
“Gợi ý cho bạn: Cách huấn luyện chó con – 5 phương pháp hiệu quả”
3. Sưởi ấm tạo môi trường thích hợp cho chó con
Giữ ấm cho chó con là một việc làm hết sức quan trọng, chó con đốt nhiều năng lượng trong cơ thể nhiều hơn chó lớn để giữ nhiệt, ngoài ra chúng còn cần có hơi ấm từ chó mẹ, nếu không có chó mẹ, chúng ta cần phải để ý nhiều đến vấn đề nhiệt độ.
- Cần đảm bảo tổ của chúng phải khô ráo, không có gió lùa.
- Trong 4-5 ngày đầu, nhiệt độ trong tổ cần rơi vào khoảng 29-32 ℃, nhiệt độ có thể giảm dần tới khoảng 26-27 ℃ vào ngày thứ 7-10, vào cuối tuần thứ 4 thì chúng có thể chịu được nhiệt độ từ 21-24 độ.
- Nếu đàn chó con nhiều thì chúng cũng có thể dựa vào bức xạ nhiệt của nhau để giữ ấm, do đó bạn sẽ đỡ lo hơn, tuy nhiên càng lớn thì chúng sẽ cần phải giảm dần nhiệt độ trong tổ, chó con khi còn quá non cũng sẽ không biết tự di chuyển tránh xa các nguồn nhiệt cao.
4. Cách phòng bệnh cho chó con
Chó con ở đây được hiểu là chó con non sơ sinh, có thể nói, trước 2 tháng tuổi thì chúng hoàn toàn phụ thuộc vào kháng thể từ sữa mẹ do đó việc tiêm chủng là chưa cần thiết. Khi không có chó mẹ, hệ miễn dịch của chúng sẽ phụ thuộc vào chúng ta:
- Đảm bảo môi trường tổ sạch sẽ, khô ráo, và ấm áp.
- Sữa cho chó con nên mua loại chuyên dụng, lượng dinh dưỡng được cung cấp 1 cách đầy đủ và cân bằng sẽ giúp hệ miễn dịch nhanh chóng phát triển.
- Khi đã bắt đầu ăn dặm, nên chú ý chất thải của chó con, tốt nhất nên bổ sung men tiêu hóa để phòng cách bệnh đường ruột.
- Nếu còn quá non và không có mẹ, cần được truyền huyết thanh của chó khỏe mạnh, trong 24-48h đầu, đây là phương pháp cuối cùng để hỗ trợ chó con sống sót.
Sau 2 tháng chúng có thể được chích ngừa các mũi 5 bệnh, 7 bệnh, chích ngừa lặp lại sau 1 tháng, đủ 2 mũi thì sẽ lặp lại sau 1 năm.
“Gợi ý cho bạn: Top 3 – vacxin 7 bệnh cho chó tốt nhất”
5. Một số lưu ý khác khi chăm sóc cho con mất mẹ
Việc chăm sóc chó sơ sinh cần rất nhiều thời gian và công sức, nhưng chỉ cần lơ là thì hậu quả sẽ rất khó lường, do đó chúng ta cần vạch rõ một bản danh mục các công việc cần thực hiện theo giờ và đặt báo thức trên điện thoại cho mỗi loại công việc đó:
- Giờ cho ăn. Bao gồm giờ cho cá thể yếu và khỏe mạnh khác nhau. (2-3h).
- Giờ dọn vệ sinh chuồng (mỗi 4h).
- Giờ kiểm tra nhiệt độ chuồng (mỗi 2h).
- Giờ lau rửa và kiểm tra thân thể chó con (buổi trưa mỗi ngày).
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về việc chăm sóc chó sơ sinh khi không có sự chăm sóc của chó mẹ. Petkung chúc các bạn có một bầy cún khỏe mạnh, dễ thương.
: Top Những Chú Chó Đắt Nhất Thế Giới Mà Ai Cũng Mong Muốn Sở Hữu Update 10/2024