Làm ‘nông nghiệp du lịch’ từ những vùng thuần nông Update 12/2024

: Nhà vườn thu lãi lớn do giá mãng cầu xiêm tăng gấp đôi Update 12/2024

Nhưng sự sôi động này không đến đột ngột, bởi người dân địa phương đã chủ động tạo dựng sản phẩm du lịch “có một không hai”

Gio An nổi tiếng trong chiến tranh là một vùng quê cách mạng, địa danh được nhắc đến trong bài hát Tiếng đàn Ta Lư của nhạc sĩ Huy Thục: “Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới/Rừng núi ta ơi/Hãy thắm xanh vui cùng bản làng/Mừng thắng trận Gio An”. Nơi đây, còn được biết đến với hệ thống giếng cổ độc đáo có niên đại ngót 5.000 năm và đã được Bộ VH-TT-DL công nhận di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 2001. Tuy nhiên, do nằm lẫn trong làng quê và không có những dịch vụ đi kèm, ngành du lịch và chính quyền địa phương có gắng đến mấy thì “tài nguyên du lịch” này vẫn ngủ yên…

>>> Xem thêm: Làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao

Làm 'nông nghiệp du lịch' từ những vùng thuần nông

Khuyến khích ý tưởng mới

Những ngôi giếng cổ chỉ bắt đầu có dấu hiệu “hồi sinh” từ cuối tháng 5.2019, hấp dẫn nhiều người đến tham quan, khi sâm Bố Chính được trồng tại đất Gio An. Lúc đó, một doanh nghiệp cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm sâm Bố Chính do người dân Gio An trồng trên 3 ha. Khi dự án thành công, nhóm hộ dân sẽ chuyển giao kỹ thuật để nhân rộng sản xuất, hướng đến mục tiêu thu lãi trên 200 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt hơn, người dân còn muốn những vườn sâm Bố Chính trở thành một điểm đến tham quan, khi cây ra hoa rất đẹp”.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, trong lần đến Gio An thăm giếng cổ và mô hình trồng sâm Bố Chính hồi cuối tháng 5.2019 đã chỉ đạo Sở VH-TT-DL và UBND H.Gio Linh sớm đưa Gio An thành điểm du lịch hấp dẫn. Chuyến làm việc ấy xem như là chìa khóa “khởi động” cho tour du lịch thăm giếng cổ Gio An và vườn sâm Bố Chính. Nhưng khi ngành chức năng chưa kịp “ra tay”, người dân xã Gio An đã tự biết cách để kéo du khách tìm đến làng quê của mình. Tháng 6 vừa qua, cánh đồng hoa hướng dương rực rỡ giữa đồng đất Gio An đã bất ngờ làm nức lòng những “tín đồ sống ảo” ở địa phương. Chủ nhân của cánh đồng hoa là những công nhân trẻ tuổi của Nông trường cao su Trường Sơn.

Rate this post