Sáu đến tám tuần đầu tiên trong cuộc đời của một chú mèo con là thời điểm bé có khả năng mắc hội chứng Fading Kitten (FKS) cao nhất. Nhiều chuyên gia cho rằng 12 tuần đầu tiên của cuộc đời là khi mèo có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, những tuần đầu tiên thực ra mới là đáng quan tâm nhất.
Nếu bạn nuôi một chú mèo còn và luôn quan tâm, chăm chút cẩn thận cho chúng; bạn có thể dễ dàng nhận ra một số triệu chứng bất thường. Khi đó, bạn có thể hành động để ngăn chặn bệnh kịp thời, trước khi nó trở nên nặng hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến hội chứng Fading Kitten mà đôi lúc mèo con vẫn có thể sống sót khỏe mạnh bình thường.
: Tìm hiểu về Hội chứng Fading Kitten thường gặp ở mèo con Update 09/2024
Những người giải cứu và nuôi dưỡng những mèo mẹ hoang mang thai và mèo con nên dành thời gian để tìm hiểu các triệu chứng của FKS. Bởi vì mèo hoang và con của chúng rất dễ mắc bệnh này. Vì FKS rất phổ biến, nhiều người tham gia giải cứu mèo tin rằng việc triệt sản những chú mèo mang thai mắc bệnh này là điều vô cùng đúng đắn.
Hội chứng Fading Kitten là gì?
Hội chứng Fading Kitten không phải là một bệnh, mà là một tập hợp các triệu chứng phát triển ở mèo con sơ sinh. Nó có thể có nhiều nguyên nhân cơ bản khác nhau dẫn đến sức khỏe của bé mèo bị giảm sút nhanh chóng.
: Tại sao mèo trưởng thành vẫn còn giữ thói quen xoa bóp bụng giống như mèo con? Update 09/2024
Thường thì triệu chứng đầu tiên bạn quan sát được là cái chết đột ngột và không có lý do gì giải thích được của mèo con khi chúng còn rất nhỏ. Bởi vậy, FKS đã được so sánh với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) ở loài người.
Các triệu chứng của hội chứng Fading Kitten ở mèo
Có một số dấu hiệu cho thấy một bé mèo con có thể có nguy cơ phát triển hội chứng Fading Kitten. Các thông tin cần theo dõi bao gồm:
- Cân nặng khi sinh cực kỳ thấp. Những chú mèo bị mắc phải FKS thường là những bé mèo còi cọc hoặc nhỏ nhất trong lứa sinh của mèo mẹ. Chúng có cân nặng khi sinh thấp và không năng động được như bạn cùng lứa.
- Không thể tự chăm sóc bản thân đúng cách. Mèo con khỏe mạnh có thể tự chăm sóc cho mình gần như ngay lập tức sau khi chào đời. Mặt khác, một bé mèo mắc Fading Kitten có thể được coi như là “bé mèo cuối đàn”, vì nó thường không đủ mạnh để tự nắm và mút núm vú của mèo mẹ.
Trong 72 giờ đầu cho con bú sau khi sinh, mèo mẹ sẽ tiết ra một loại sữa đặc biệt gọi là sữa non cho các con của mình. Sữa non này cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và bất kỳ kháng thể nào mà mèo mẹ có. Uống sữa non mang lại cho mèo con khả năng miễn dịch thụ động.
Loại sữa này giúp cho những chú mèo con có thể lớn lên và phát triển bình thường cho đến khi chúng được tiêm chủng và ngừng bú sữa mẹ. Nếu một bé mèo con không nhận được sữa non và không thể tự nuôi dưỡng cơ thể của mình, nó sẽ cần được cho bú bình và có nhiều khả năng phát triển FKS bởi các lý do sau:
- Bị mèo mẹ bỏ rơi: Mèo mẹ có thể cảm nhận được khi có một bé mèo con yếu đuối và có thể bỏ rơi con yếu nhất. Đây là một cơ chế bảo đảm để bảo vệ những chú mèo con khác, và là bản năng của nhiều loài động vật.
- Hạ thân nhiệt: Vì mèo con mới sinh không cókhả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng. Do đó, chúng phải hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ của mình để sưởi ấm. Vì thế, nếu mèo mẹ đã bỏ rơi một trong những chú mèo con của nó, chú mèo con này sẽ nhanh chóng bị hạ thân nhiệt. Mèo con hạ nhiệt sẽ trở nên yếu hơn. Miệng và nướu của nó sẽ là một màu xanh lam chứ không phải là một màu hồng khỏe mạnh. Cái chết có thể sẽ xảy ra ngay sau đó trừ khi có sự can thiệp của con người.
Nguyên nhân của hội chứng Fading Kitten
Có một số nguyên nhân gây ra FKS và để điều trị các triệu chứng, bạn sẽ cần phải biết nguyên nhân của chúng. Có một số nguyên nhân như sau:
- Mèo mẹ bị mắc bệnh hoặc bị suy dinh dưỡng trong thời kì mang thai. Nếu đây là lứa đầu tiên của mèo mẹ trong mùa hiện tại, nó có thể có đủ thức ăn để nuôi mèo con khỏe mạnh. Nhưng vì một bé mèo có thể sinh ra tới năm lứa mèo con trong vòng một năm. Vì thế, bạn có thể dễ dàng thấy mèo mẹ thường sẽ bị suy dinh dưỡng và ốm yếu vào cuối năm như thế nào. Thiếu dinh dưỡng sẽ làm mèo mẹ suy yếu, khiến nó dễ mắc bệnh hơn. Sự kết hợp giữa việc thiếu dinh dưỡng và bệnh tật này không tốt cho mèo con được sinh vào cuối mùa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mèo con chết non, mèo con sinh ra bị khuyết tật và mèo con bị FKS. Vì những lý do này, bắt buộc phải đưa một bé mèo nghi ngờ mang thai đến bác sĩ thú y để kiểm tra trước khi sinh và thảo luận với bác sĩ về các khả năng có thể xảy ra.
- Bệnh truyền nhiễm. Có một số loại bệnh truyền nhiễm có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn bộ lứa mèo con. Do đó, điều quan trọng là phải giữ cho những lứa của mèo mẹ hoang tách biệt hoàn toàn với bất kỳ bé mèo nào trong gia đình và để triệt sản càng nhiều bé mèo đi lạc càng tốt.
- Bọ chét và các loại ký sinh trùng khác. Bọ chét cắn mèo, do đó, một bé mèo con bị nhiễm trùng có thể nhanh chóng bị thiếu máu hoặc bị kí sinh trùng hút máu, cả hai đều có khả năng gây tử vong cho một bé mèo con.
Điều trị và phòng ngừa
: Làm gì khi mèo của bạn đến kì động dục? Update 09/2024
Vì FKS không phải là một bệnh thực tế, nhưng lại là một tập hợp các triệu chứng. Do đó, bạn không thể được ngăn chặn nó hoàn toàn được. Việc tốt nhất chúng ta có thể làm là điều trị các triệu chứng cụ thể và hy vọng điều tốt nhất có thể xảy ra với các bé mèo.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện ở một chú mèo con mới sinh. Mèo con sẽ được kiểm tra và xét nghiệm xem có bị nhiễm trùng hay mắc bất kì loại ký sinh trùng nào không. Các bác sĩ thú y có thể sẽ lập ra một loạt các phác đồ để điều trị nhiễm trùng, ngăn ngừa hạ thân nhiệt, suy dinh dưỡng và mất nước.
Trong trường hợp không may là mèo con không thể sống sót được, hãy hiểu rằng bạn đã cố gắng hết sức để giúp chúng. Vì vậy, điều nên làm là bạn nên cố gắng chú ý nhiều hơn đến mèo mẹ và những chú mèo con khác để đảm bảo chúng vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Mong rằng qua bài viết hôm nay, bạn đã hiểu biết hơn về hội chứng Fading Kitten. Đây là một hội chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong ở mèo nên hãy ghi nhớ những điều cần thiết và chăm sóc cho bé mèo của mình thật cẩn thận nhé!
Xem thêm: Táo bón ở mèo con: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
: Làm sao để ngăn chặn hành vi cào cấu ở mèo? Update 09/2024