Nhưng việc chăm sóc cả cảnh không phải chỉ cần cho chúng ăn no là sở hữu được những chú cảnh rực rỡ nhiều màu sắc. Bạn phải thực hiện theo quy trình và đúng chuẩn kỹ thuật thì những chú cá cảnh mới đảm bảo được sức khỏe của mình.
Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm nuôi cá cảnh đúng chuẩn kỹ thuật cùng với những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của cá cảnh nhé.
Nuôi cá cảnh cần nguồn nước như thế nào?
Nguồn nước là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới việc nuôi cá, vì vậy bạn cần phải đặc biệt quan tâm.
– Nuôi cá cảnh bằng nước máy: Hầu hết nước sử dụng để nuôi cá cảnh hiện nay đều là nước máy. Vì vậy, bạn cần xử lý chất Clo sau đó mới sử dụng để nuôi cá. Để nước máy trong thau, chậu, bồn không có nắp đậy trong khoảng thời gian là 24h, để cho nước máy tự bốc hơi clo.
Để hiệu quả cao và nhanh chóng hơn thì bạn có thể đặt các dụng cụ chứa nước tại những vị trí thoáng có nhiều ánh nắng và bật thêm máy xủi oxy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dung dịch khử clo trong nước máy bán tại cửa hàng cá cảnh.
Bạn tiến hành nhỏ chừng 5 giọt trong 20 lít nước, sau 5 phút là có thể dùng để nuôi cá cảnh. Tuy nhiên bạn hãy hạn chế lạm dụng, chỉ thực hiện khi bạn cần nước gấp hay không có thời gian trữ nước đã khử clo.
– Nước giếng nuôi cá cảnh: Nước giếng thường có đọ pH thấp, chỉ khoảng 4.5, cũng với hàm lượng oxi ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì cần phải nhanh chóng xử lý kỹ hơn.
Để xử lý nước giếng nuôi cá cảnh, bạn chứa nước giếng trong những bể chứa, kết hợp xủi oxy thật mạnh giúp tăng hàm lượng oxi và tăng dộ pH. Có thể cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng cường độ pH.
+ Xử lý nước giếng khi bị nhiễm phèn: Ngoài cách xử lý như trên, bạn cần bỏ than hoạt tính vào trong bồn chứa nước. Trung bình số lượng than chiếm 1/3 so với thể tích bồn chứa nước.
– Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa mát có tác dụng kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên nước mưa có độ pH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm những yếu tố khác. Tuy nhiên vì nước mưa khiến cho hồ cá nhanh có tảo rêu nên bạn hạn chế dùng chúng.
Nuôi cá cảnh phát triển tốt cần có chế độ thức ăn như thế nào?
: Khám Phá Chó Ngao Ý – Cận Vệ Thời Trung Cổ Update 12/2024
Bạn nên cho cá cảnh ăn với liều lượng vừa đủ, không nên để thức ăn dư thừa, tránh làm thừa nhiều thức ăn gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước bể cá của bạn.
Cá có tập tính là thấy mồi là đớp, vì vậy nhiều người nghĩ rằng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ khiến cá bị đầy bụng mà chết. Vì vậy bạn chỉ nên cho ăn 2 lần/ngày vào thời điểm sáng và chiều. Nếu lỡ để cá đói vài ngày cá không chết còn khi ăn quá no cá chết là bình thường.
– Ngoài thức ăn khô, tùy từng giống cá mà bạn tiến hành bổ sung thêm thức ăn tươi như cá trâm, cá con, cá chép mồi…
Cung cấp ánh sáng, nhiệt độ và oxi chăm sóc cá cảnh
– Cách nuôi cá cảnh đúng chuẩn kỹ thuật khi để nhiệt độ sinh sống của cá ở mức từ 26 đến 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá vẫn có thể sống tốt.
Nếu bạn sống tại khu vực Miền Nam thì không cần quá quan tâm tới yếu tố nhiệt độ, nếu tại Miền Bắc và những tỉnh lân cận có khí hậu lạnh thì phải quan tâm tới việc dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước cùng với cách sử dụng cây sưởi nhiệt độ hồ cá cho thích hợp.
– Ánh sáng thích hợp để nuôi cá cảnh: cần đặt hồ cá tại những vị trí thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày sẽ khiến cá phát bệnh.
Tùy từng tình huống có thể dùng đèn công suất nhỏ cho hồ cá với liều lượng khoảng vài giờ trên/ngày (Bật ban ngày dưới 8 tiếng và tắt ban đêm để cá được nghỉ ngơi). Nếu bể cá cảnh đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động của thiên nhiên như: nắng, mưa…
– Cần bật oxi cho hồ cá cảnh thường xuyên 24/24h, bể có chiều cao trên 60cm thì hãy sắm thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu có kinh nghiêm thì áp dụng những biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván, lọc tràn….
Kích thước hồ nuôi cá cảnh như thế nào thì phù hợp?
– Hồ cá cảnh cần phải đủ rộng và thông thoáng, mật độ cá thả vừa phải. Nếu mật độ quá đông sẽ khiến hồ cá bị thiếu oxi, nước nhanh đục và bẩn.
– Các loài cá cảnh có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì bạn cần có chế độ tách nuôi riêng sao cho thích hợp.
– Nuôi cá cảnh trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ khiến cá bị thiếu oxi, nước nhanh bẩn, vì vậy cá dễ chết. Vì vậy loại chậu thủy tinh chỉ nuôi vài loài cá nhỏ như cá betta, cá bống,…
Cách thay nước khi nuôi cá cảnh đúng chuẩn
: Những điều thú vị về chó Boston Terrier Update 12/2024
Kỹ thuật nuôi cá cảnh đúng chuẩn trong giai đoạn xử lý nước cần chú ý những điều sau:
– Không nên hút toàn bộ nước cũ và thay nước mới, bạn nên hút nước cũ một lượng từ 30 đến 50% và chêm nước mới vào từ từ để cá từ từ thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước vì chênh lệch độ pH, nhiệt độ…
– Hạn chế việc di chuyển cá sang hồ khác, nếu muốn di chuyển thì nên cân bằng độ pH và nhiệt độ sao cho thích hợp để cá không bị sock cũng như stress vì thay đổi môi trường sống đột ngột.
– Sử dụng ống nhựa xiphong hay ống bơm nước nhựa bằng tay có bán tại những cửa tiệm cá cảnh và dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, rồi cho nước mới vào.
Chọn những loài cá cảnh nuôi chung với nhau
Nếu bể cộng đồng nuôi chung nhiều loài cá khác nhau thì cần chú ý lựa chọn những loài cá hiền lành có thể nuôi chung với nhau. Tránh các loài cá có đặc tính cắn rỉa vây cá khác. Một số loài cá hiền như: cá sặc gấm, cá mã giáp…
Cách thả cá cảnh vào hồ khi mới bắt đầu nuôi
Khi mới mua cá mới về, chưa biết rõ cá có mầm bệnh gì không thì không nên thả trực tiếp vào bể cá mà nên thả riêng ra một bể cá nhỏ để theo dõi và tiêu diệt mầm bệnh bằng thuốc rồi mới cho vào bể để tránh lây bệnh sang những loài cá khác.
Nếu không có bể dưỡng cá thì sau khi thả cá cảnh vào bể bạn nên cho thuốc phòng một số bệnh như ký sinh trùng, nấm, bệnh lở loét….
Để tránh trường hợp cá bị sock nước dẫn đến chết thì cá mới mua về cần ngâm bịch cá trong hồ trong khoảng thời gian từ 15 tới 20 phút. Sau đó mới mở miệng túi ra và múc 1 ca nước từ trong hồ vào trong túi cá.
Tiếp đen bạn hạ miệng túi xuống, tay mở miệng túi to ra, tay kia kéo từ từ đáy túi lên, khiến cá trôi ra khỏi túi. Tuyệt đối không được đổ liền 1 lúc.
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong về cách nuôi cá cảnh trong nhà cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới việc nuôi cá cảnh rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay chăm sóc bể cá cảnh của mình thật mạnh khỏe, sinh động nhé. Chúc bạn thành công!
: Cá Hải Tượng – Những thông tin thú vị mà có thể bạn chưa biết về Cá Hải Tượng Update 12/2024