Caucasus – Giống chó nghiệp vụ khổng lồ của Xô Viết một thời Update 12/2024

Ngày hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn về giống chó Caucasus Nga. Giống chó có kích thước khổng lồ và sự nguy hiểm hàng đầu thế giới. Chính vì thế, chúng được tuyển chọn kỹ càng để trở thành chó nghiệp vụ của Xô Viết trong thời chiến tranh.

 Nguồn gốc nguyên thủy nhất của loài chó Caucasus

Caucasus là một loài chó hung dữ có lịch sử lâu đời. Chúng còn có tên gọi khác là Caucasian Ovcharka (trong tiếng Anh là Caucasian Shepherd) hay Chó Chăn Cừu Vùng Kavkaz. Loài chó này có kích thước tương đối lớn, tính cách hung hãn vì thế nên chúng thường được dùng để canh gác và chăn nuôi gia súc.

: Caucasus – Giống chó nghiệp vụ khổng lồ của Xô Viết một thời Update 12/2024

Caucasus là một loài chó hung ác có bề dày lịch sử

Có thông tin rằng Caucasus là thế hệ hậu duệ của loài chó Ngao Tây Tạng. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu mới đã đưa ra bằng chứng về tổ tiên thực sự của chúng có khởi nguồn từ một loài chó cổ sống tại Lưỡng Hà, hay chính là miền Nam Iraq.

Caucasus – Di cư và phổ biến

Những người dân du mục di chuyển đến Caucasus có mang theo loài chó này. Dần dần gen của chúng bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại cảnh và hình thành loài chó Caucasus như hiện nay.

Một con chó Caucasus Shepherd

Tên của Caucasian không chỉ bắt nguồn từ nơi chúng được phát hiện, mà còn vì mục đích sử dụng của chúng. Caucasian Ovcharka, chữ Ovcharka trong tiếng Nga có nghĩa là chăn cừu (Shepherd). Chúng là loài chó chăn cừu có nguồn gốc từ vùng Kavkaz. Tuy nhiên Caucasian rất đặc biệt, không giống với nhiều loài chó chăn cừu khác.

Ở Caucasus có thuộc tính của loài chó hộ vệ rất cao. Cho nên mục đích chính của chúng chính là luôn đi lại quanh bầy cừu để chống lại các kẻ tấn công khác nhau ví dụ như: Bầy sói, gấu hay là kẻ trộm.

Caucasus từng đảm nhiệm vị trí khá quan trọng trong chiến tranh.

Loài chó Caucasus được coi là “vua của các loài chó”. Được mệnh danh là loài nguy hiểm và trung thành nhất vì thế chúng từng được Liên Xô cũ coi như quốc khuyển, tuyển chọn làm chó nghiệp vụ trong quân đội. Chủ yếu được các bộ đội biên phòng nuôi nấng và chăm sóc.

Một con Cacasus trưởng thành

Caucasus từ trước khi chiến tranh lạnh kết thúc thì không được thế giới biết đến nhiều. Bởi vì chúng khá quý và rất được Liên Xô trọng dụng, cấm xuất khẩu sang nước ngoài. Cho nên tài liệu lịch sử về những “Gã khổng lồ” này cũng không có nhiều.

Sự phổ biến của Caucasus

Năm 1969, chó Caucasus được đưa tới Đức, giữ nhiệm vụ tuần tra dọc theo bức tường Berlin. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, 7000 chú chó tuần tra bị giải tán. Rất nhiều trong đó được phân phát cho các hộ gia đình ở Đức.

Caucasus tại Đức sau đó đã được nghiên cứu nhân giống một cách cẩn thận. Chú trọng hơn vào việc phát triển theo hướng đại chúng hóa. Lựa chọn những giống với tiêu chí đặt tính cách ngoan ngoãn, nghe lời lên đầu.

Cacasus trên nền tuyết rừng

Từ sau khi Caucasus được người Phương Tây chú ý đến, họ đã tiến hành huấn luyện cho chúng. Họ cải tạo chúng một cách mạnh mẽ về mặt tính tình và khả năng thích ứng xung quanh. Khiến chúng trở nên hòa nhập với xã hội hơn. Mục đích là tạo ra một loài chó nghiệp vụ ưu tú, một người bạn, người bảo vệ tuyệt vời.

  Caucasus – loài chó có nghị lực kháng chiến mạnh nhất thế giới

Caucasus giống đực có thân hình cường tráng còn giống cái thì cơ thể sẽ thanh mảnh hơn một chút.

Một bé cún Caucasus trưởng thành sẽ cso chiều cao khoảng 64 – 72 cm, cân nặng 45 – 70 kg.

Do tổ tiên của những chú cún này sinh sống ở quanh núi Caucasus, Nga (nơi phân cách các lục địa Á – Âu), có chiều cao khoảng 4000m so với mực nước biển. Vì thế cuộc sống sinh hoạt của Caucasus vô cùng lạnh giá và khắc nghiệt.

Caucasus ngồi trên cỏ

Caucasus là một vệ sĩ chuyên nghiệp luôn lượn quanh bãi chăn thả gia súc, vật nuôi. Nhiệm vụ trông nuôi bầy cừu của chúng đã diễn ra ròng rã suốt 600 năm. Đặc biệt, Caucasus không được nuôi ở trong nhà, mà là ở ngoài trời. Bởi vì cuộc sống khó khăn nên chúng đã rèn luyện được bản lĩnh và khả năng thích ứng với các điều kiện bất lợi rất tốt.

Tính cách đáng tin cậy

Chó Caucasus thận trọng, đáng tin cậy, khỏe mạnh cường tráng và sức chịu đựng cao. Chúng không có địch ý với người chăn nuôi và với gia súc nhưng cực kỳ nhạy cảm phát hiện kẻ có khả năng gây hại xâm phạm đến bầy cừu mà chúng đang trông coi.

Giống chó này không thường đứng một chỗ sủa, mà ưa công kích hơn. Tuy vậy, nếu không phải là nơi mà chủ nhân huấn luyện cho chúng phòng hộ thì có thể để chúng tự do đi lại mà không cần xích. Bởi ở những khu vực công cộng Caucasus thường không công kích người lạ.

Caucasus trên cỏ xanh

Thức ăn của Caucasus thường là những động vật hoang dã như chuột hay thỏ do chủ nhân săn bắt được. 

Loài Caucasus nguyện cả đời trung thành với một người chủ duy nhất.

: Kỳ nhông ăn gì – Thức ăn của Kỳ nhông là gì ? Update 12/2024

Caucasus được dùng làm chó phòng hộ, để bảo vệ nhà cửa. Chúng cực kỳ có ý thức bảo vệ lãnh địa, công kích khi người lạ bước vào lãnh thổ của các bé cún. Nhưng thường chúng chỉ tấn công theo mệnh lệnh từ chủ nhân. Mặc dù nó không công kích người khác do không được chủ nhân cho phép, nhưng không đồng nghĩa là sẽ thân thiện với họ.

Chú chó vui đùa trên cỏ

Caucasus chỉ phục tùng một chủ nhân duy nhất và cực kỳ độc lập, cứng đầu. Từ bên ngoài cảm giác chúng rất ác liệt, táo bạo. Thế nhưng trong trạng thái bình thường Caucasus lại rất ngoan ngoãn và yên tĩnh. Ngay cả khi những chú cún có một vài tính xấu, thì cũng không thể hiện rõ rệt.

Caucasus cực kỳ thích hợp làm chó nghiệp vụ

Caucasus luôn cho ta thấy rằng chúng vô cùng thích hợp để trở thành một chú chó nghiệp vụ. Với khả năng bảo vệ lãnh thổ cao, thông minh và phục tùng duy nhất một người chủ nhân. Tuy biểu hiện của chúng rất nguy hiểm, nhưng dưới sự chỉ đạo của chủ nhân thì chúng rất hiếm khi tấn công người khác.

Một con caucasus đen

Sự nhạy cảm của Caucasus không chỉ dừng lại ở việc dè chừng với người lạ. Mà còn thể hiện ở việc quan sát hoàn cảnh và cuộc sống xung quanh. Cho dù là một bất động nhỏ thôi chúng cũng có thể phát hiện ra.

Chó Caucasus như một chú sư tử vừa oai vệ vừa hóm hỉnh

Giống chó Caucasus là một trong những loài chó có thân hình lớn nhất thế giới. Chúng còn lớn hơn so với giống chó Ngao Tây Tạng. Gân cơ, bắp thịt phát triển cường tráng mạnh mẽ. Cơ thể như vậy cần phải thường vận động.

Caucasus con

Đầu Caucasus rất to, xương sọ rộng, xương gò má phát triển mạnh. Phần sọ kéo xuống dưới gần như nối liền với khuôn miệng. Trán không lồi, không hiện rõ độ rộng của đầu. Bộ lông ở hai bên đầu xòe ra xung quanh trùm xuống đến cằm trông giống như một chú sư tử đực oai vệ.

Khuôn miệng chiếm gần hết phần đầu với hàm răng thẳng tắp, sắp xếp đều đặn. Mũi của Caucasus khá lớn, với màu sắc phổ biến là màu đen, trắng và vàng, một số bé còn có màu nâu.

 Hình thể của Caucasus

Phần mang tai Caucasus nhô cao, hình tam giác, kề sát vào đầu. Cổ thẳng và mạnh mẽ, nghiêng khoảng 30 – 40 độ so với lưng. Độ dài của cổ từ sau xương chẩm đến bả vai bằng độ dài của đầu.

Một chú caucasus con

Caucasus có hai lớp lông, lớp lông bên ngoài khá là dày đặc hơi thô ráp. Lớp lông bên trong mọc khá mảnh khảnh tinh tế. Lông ở phần khuôn miệng, trán, trên bàn chân trước ngắn và bóng bẩy hơn.

 Điểm đặc biệt của Caucasus là phần lông rũ xuống ở trên mặt, quanh cổ hình thành nên một lớp lông bờm thật dài trông khá giống sư tử. Ở chân sau cũng có một lớp lông dài rũ xuống. Có một số hiếm cá thể Caucasus có bộ lông ngắn, lông bờm và lông ở chân sau hầu như là không có.

Chó Caucasus có một tầm vóc khổng lồ.

Thân thể của Caucasus rất đô con, vai nhô cao lên. Phần xương cột có xu hướng hơi cong xuống. Bụng dưới cũng trùng xuống thấp hơn khuỷu tay. Mông dài rộng, rắn chắc và gần như bằng phẳng. Da rất dày và đàn hồi.

chú cacausus trưởng thành trên tuyết

Vai đổ về phía sau, bắp chân chiếu thẳng xuống, bộ xương tráng kiện, cứng cáp. Chân sau trụ vững trãi, rộng mở một góc độ vừa đủ.

Đuôi nằm ở vị trí tương đối cao, nhỏ dần về sau. Lúc nằm nghỉ lông đuôi của Caucasus kéo dài đến cổ chân. Một phần đuôi hơi uốn cong lại. Lúc vận động hay khi mừng rỡ vẫy đuôi, thì nó sẽ cong như cái móc câu.

một chú caucasus lai

Dáng đi của Caucasus khá thong dong và vững vàng. Thông thường chúng rất hiếm khi vội vã hay đổ thẳng về trước. Với thân hình cồng kềnh đó chúng không thích hợp trong các trò rượt đuổi.

Caucasus và Ngao Tây Tạng

Loài Caucasus được cho rằng tiến hóa từ giống Ngao Tây Tạng. Chúng đều có ý chí kiên định và trí tuệ sáng suốt. Cùng với đó, cả hai giống chó này đều rất nghe lời chủ nhân và có ý thức mạnh về việc bảo vệ lãnh địa. Tính cách của hai loài này đều có những điểm đại đồng tiểu dị.

Caucasus bên chủ của mình

Caucasus là một loài chó hộ vệ có khả năng chịu đựng cao, ngoan ngoãn và nghe mệnh lệnh chủ nhân tuyệt đối. Bản tính trời sinh đã thiên về phòng ngự, thiên tính bảo vệ lãnh địa. Cho nên chúng cực kỳ cảnh giác cao với bất cứ người hay sinh vật nào tiếp cận.

Tính cách của Caucasus khá ôn hòa, thậm chí là đáng yêu. Thế nhưng khi bảo vệ, chúng thường nhóm những thứ mình cần bảo vệ lại làm một. Đồng thời đưa ra những phương thức bảo vệ khác nhau. Đây là một tập tính tuyệt vời.

 Lịch sử lâu dài

Vốn dĩ đã có lịch sử 600 năm làm chăn cừu vùng Caucasus. Chính vì thế mà Caucasus có khả năng quan sát vô cùng tốt, luôn tìm tòi chi tiết và cặn kẽ. Đặc biệt là về ban đêm, bất cứ thay đổi nào chúng đều có thể phát hiện. Và sau đó sủa lên báo hiệu cho chủ.

caucasus đen trên tuyết trắng buổi chiều

: Chó Eskimo – loài chó xinh đẹp và thú vị Update 12/2024

Đôi khi Caucasus như một đứa bé to xác, tính cách nghịch ngợm. Chúng có thể rất bao bọc với trẻ nhỏ, nhưng để làm được điều này bạn cần phải chủ huấn luyện một cách xã hội hóa cho các chú cún cưng này từ khi còn bé. Nếu không  những chú cún cưng sẽ lạnh nhạt với tất cả mọi người xung quanh ngoài chủ.

Caucasus có thể chịu được gian khổ và thích ứng được thời tiết khắc nghiệt. Chúng không phải loài chó cần được nâng niu trong phòng kín . Vì thế nếu bị nhốt quá lâu trong một căn phòng rất dễ khiến các bé cún bị trầm cảm.. 

caucasus có thân hình khổng lồ

Chó Ngao Tây Tạng cũng tương tự như thế. Ý thức lãnh địa, trung thành, không dễ để người ngoài tiếp cận. Cũng có bản tính táo bạo, hung hãn. Chúng có thể chịu được rét giá, tuy nhiên lại không chịu được nhiệt độ cao. Nhưng so với Caucasus thì chúng vẫn còn tồn tại dã tính.

 Nuôi dưỡng Caucasus

Để nuôi dưỡng giống chó này, bạn cần phải có kiến thức về nòi giống, sức khỏe và các đặc tính của chó Caucasus. Loài chó này khá đặc biệt vì thế cần có một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cũng như cách huấn luyện riêng biệt. Nhằm mục đích giúp chúng gìn giữ được thể trạng sức khỏe tốt nhất.  

nuôi dưỡng caucasus

Caucasus thuộc nhóm chó cỡ lớn. Cho nên nếu bạn muốn nuôi chúng thì cần phải có không gian rất lớn. Và quan trọng là phải cho chúng nhận biết bản thân to lớn nhường nào. Từ đó hướng cho chúng có các cử chỉ thích hợp. Bạn phải dạy cho chúng biết thế nào là đúng là sai.

Nếu bạn không huấn luyện cho chúng bài bản thì sẽ vô cùng phiền toái. Chúng có thể tấn công bất cứ ai lại gần. Hoặc có thể giẫm nát hay phá hoại đồ đạc trong nhà.

Phải nắm rõ thiên tính của Caucasus.

Caucasus tuy có một thể chất cần vận động nhiều, nhưng bản tính thì không như vậy. Nếu so với đa số các giống chó chăn cừu khác thì chúng không ưa vận động về ban ngày cho lắm.

caucasus không ưa vận động

Vốn dĩ mục đích ban đầu khi đào tạo chúng là để chăn cừu. Tức là để nó nằm cạnh đàn cừu và quan sát ngăn chặn những kẻ xâm phạm. Đa số kẻ cắp thường hoạt động ban đêm, nên Caucasus cũng vậy. Các giác quan và ý thức của chúng hoạt động mạnh mẽ nhất là vào ban đêm.

Lưu ý khi nuôi dưỡng

Nếu như bạn đặt chuồng của Caucasus ở ngoài trời. Vậy thì bạn hãy cảnh giác khi nghe tiếng sủa của chúng. Vì điều đó đồng nghĩa là nó đang báo cho bạn rằng có ai đó đột nhập. Mặc dù chúng thích nằm ngủ, nhưng chỉ một chút động tĩnh chúng sẽ bật ngay dậy.

hai con caucasus bên chủ

Người nuôi Caucasus phải xác định rõ ràng, chúng to lớn. Nên đương nhiên phải xác định khẩu phần ăn tương xứng với trọng lượng.

Vào mùa hè, những chú cún Caucasus rất dễ xuất hiện chứng biếng ăn. Vì chúng không phải giống ăn tạp như Ngao Tây Tạng  vậy nên  khuyên bạn cần phải đảm bảo chất lượng đồ ăn.

Vào mùa đông thì bạn cần chú ý dẫn Caucasus vận động, điều đó tránh cho việc Caucasus hấp thu nhiều năng lượng mà không tiêu hao được dẫn đến béo phì.

Chú ý nếu nuôi Caucasus nếu trong nhà có trẻ nhỏ.

Đại đa số Caucasus khá dễ ở chung với trẻ nhỏ, chúng thường không tấn công các bé. Nhưng với điều kiện tiên quyết là chủ nhân phải thành lập ý thức bảo vệ đó cho chúng từ khi còn nhỏ.

Caucasus khổng lồ ngồi trên đất

Đồng thời bạn cũng cần chú ý cho những bé cún Caucasus luôn ghi nhớ vóc dáng to lớn của mình. Khi trẻ nhỏ mà chơi đùa cùng chúng thì người lớn cần phải chú ý. Cấm chúng không được chạy loạn hay đè loạn lên các vật nhỏ. Nếu không sẽ rất nguy hiểm với các bé.

 Giá chó Caucasus

Hiện tại Caucasus này chưa được phổ biến tại Việt Nam, vì thế nếu bạn muốn sở hữu 1 chú cún Caucasus chất lượng thì phải nhập trực tiếp ở Nga và các nước châu Âu.

Ở Việt Nam chưa có trại nhân giống chó Caucasus, chủ yếu đến từ các hộ gia đình nuôi 1 – 2 cá thể. Giá ở tại các hộ này khoảng từ 3tr – 10tr.

Giá chó nhập khoảng 15tr – 40tr tùy từng bé và chưa tính phí vận chuyển.

Nếu bạn muốn mua 1 chú chó Caucasus vui lòng liên hệ với , theo đường dây nóng với số Hotline:  hoặc gửi tin nhắn đến Fanpage của chúng tôi facebook.com/Sieupet/ để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp cho các bạn mua được 1 em cún Caucasus hợp lý với chất lượng được đảm bảo.

Hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho các bạn đọc những thông tin bổ ích trong việc lựa chọn mua chó cưng. Các bạn có thể tham khảo thông tin về các giống chó chăn cừu khác trên .

: 7 tác dụng của cây dương biển/san hô đen được khoa học chứng minh Update 12/2024

Rate this post