Chó mang thai bỏ ăn có nguy hiểm không? Làm cách nào để giữ sức khỏe khi chó đang mang thai Update 04/2024

Chó mang thai bỏ ăn có phải là một hiện tượng bình thường? Nhưng dù thế nào bạn cung cần biết cách chăm sóc vì giai đoạn này chó cần rất nhiều dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, độ nguy hiểm và cách giữ sức khỏe cho chó mang thai.

Chó mang thai bỏ ăn

Hiện tượng chó bỏ ăn trong 1 – 2 tuần đầu mang thai là hiện tượng bình thường. Trong trường hợp này, bạn cũng đừng ép chùng ăn quá nhiều. Bạn cũng nên biết chó thích ăn món gì, cho chó ăn theo khẩu vị và cũng đừng nên bắt chúng ăn quá nhiều. Nếu khoảng thời gian thai nghén của chó kéo dài khiến chó sút cân nhiều, lúc đó hãy mang chúng đến bác sĩ thú y.

: chó mang thai biếng ăn

Khi đưa chúng đến bác sĩ thú y, các bác sĩ sẽ cho chó bổ sung thêm canxi và lượng vitamin vừa phải. Nếu cũng cấp quá nhiều cũng giận đến hiện tượng co giật và sốt sữa khi chó sinh con.

cho ken an
Cho mang thai bỏ ăn

Nguyên nhân khiến chó mẹ mang thai bỏ ăn

Biểu hiện sinh lý

Khi bạn biết rõ chu kỳ mang thai của chó mẹ bạn sẽ biết được nguyên nhân chứng bỏ ăn của chó. Và từ đó có thể phân biệt được đâu là triệu chứng bình thường hoặc bất thường.

Trong giai đoạn đầu, do cơ thể thay đổi, chó mẹ bỏ ăn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đây là những biểu hiện sinh lý bình thường của chó khi mang thai. Nên bạn không cần quá lo lắng khi chó nhà bị đang mang lại mà lại bỏ ăn.

Khi hết giai đoạn nghén mà chó vẫn lười ăn, sụt cân thì nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để nhận tư vấn dinh dưỡng kịp thời. Ở giai đoạn 3, nếu cô chó nhà bạn bỏ ăn, ăn xong nôn mửa. Đây là do tình trạng chó khi sắp sinh, bụng to chèn lên dạ dày, khi ăn quá nó dễ bị nôn. Bạn chú ý nên chia thức ăn cho chó trong giai đoạn này thành nhiều bữa.

Biểu hiện bệnh lý

Chó bỏ ăn, nôm mửa, tiêu chảy đây là biểu hiện thức ăn bạn cung cấp cho chó có vấn đề. Bạn nên tham khảo thêm các loại thức ăn cho chó và có chế độ dinh dưỡng cho chó mang thai trong thời kỳ này để chăm sóc chúng tốt hơn.

Chó bỏ ăn đi kèm với rụng lông thành từng mảng, lở loét chính là biểu hiện chó bị nhiễm ký sinh trùng như rận chó, bọ chét hoặc nhiễm giun. Bạn nên chú ý vệ sinh nơi ở, vệ sinh cơ thể cho chó mẹ và diệt ve chó trong thời kỳ mang thai tránh lây bệnh cho chó con.

Nếu chó chán ăn kèm theo các dấu hiệu như chảy máu âm đạo. Đây là biểu hiện chó nhà bạn sảy thai. Bạn cần đưa chó đến gặp bác sĩ để có những can thiệp kịp thời.

nhan biet thu cung mang thai
Chăm sóc chó mang thai đúng cách

Các giai đoạn chó mang thai và cách chăm sóc đúng

Giai đoạn đầu thai kỳ (1 – 30 ngày đầu)

: Mua bể cá nhập khẩu ở đâu? Update 04/2024

Trong thời gian này, chó cái chưa có dấu hiệu mang thai. Nhưng bạn cần cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung thêm chất canxi vào khẩu phần ăn cho chó vì chúng mai thai thường biến ăn, thậm chí bỏ ăn và mệt mỏi.Hiện tượng biến ăn này thường xảy ra ở 3 – 4 tuần đầu mang thai. Nó sẽ kết thúc sớm sau khoảng 1 tuần. Sau đó, nếu chó vẫn biếng ăn, bỏ ăn dài ngày thì bạn cần đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để thăm khám.

Giai đoạn giữa thai kỳ (từ ngày 35 – 45)

Lúc này cơ thể của chó mẹ mới bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng hơn. Thái độ và hành vi của chó cũng biến đổi. Đây cũng là giai đoạn bạn nên tăng cường chế độ ăn cho chúng. Bạn không nên cho chúng ăn quá nó mà chia thành từng bữa nhỏ. Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là chất sắt.

Giai đoạn cuối của thai kỳ (sau ngày 45)

Đến khoảng sau ngày 45 thai kỳ thì bạn có thể cho chó ăn Mega-cal. Tùy theo thể trọng của chó mẹ. Thỉnh thoảng cho chúng ít sụn xương hầm thật mềm để tăng lượng canxi cần thiết. Có thể nói, các chăm sóc chó mang thai giai đoạn thai kỳ là một vấn đề khá phức tạp. Bạn nên đầu tư từ công tức đến thời gian và chi phí, cả sự yêu thương quan tâm đến chúng.

Một số lưu ý khi chăm sóc chó mang thai

Để chó mẹ có thể sinh nở an toàn, bạn nên cách li chúng khỏi những con chó khác trong nhà nếu nhà nuôi nhiều chó. Tránh chó mẹ tiếp xúc cả những con vật khác ở bên ngoài. Chó mẹ cũng cần có chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý. Ngoài ra, bạn nên lưu ý trong cách chăm sóc chó mang thai với các vấn đề sau:

  • Cung cấp các thức ăn giàu calo, canxi và phốt-pho.
  • Có hàm lượng chất béo cao hơn giúp thỏa mãn nhu cầu calo cao hơn.
  • Dễ tiêu hóa để tối đa hóa lượng calo tiêu thụ được từ thức ăn. Có hàm lượng Protein nhiều hơn để chó con phát triển khỏe mạnh.
  • DHA hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh của chó con.
  • Cung cấp nhiều chất sắt.
  • Đưa chó mẹ đi bác sĩ thú y khám định kỳ và kiểm tra sức khỏe.

Đối với loài chó Pitbull và các dòng chó lông sát hoặc gần như không có lông, thể hình thấp thì vẫn có thể tắm cho chúng. Đối với các loài chó to và cao thì không nên tắm chó chúng khi mang thai. Vì thói quen lắc người liên tục sẽ ảnh hưởng lớn đến chó con trong bụng. Bạn nên lấy khăn thấm nước ấm và lau nhanh cho chó là được.

Nếu bắt buộc phải tắm thì nên tắm nhanh và phải giữ cho đứng yên. Lau hoặc sấy cho lông chúng thật khô sau khi tắm. Tắm trong nhà vệ sinh kín gió và nên dùng nước nhiệt độ thích hợp nhé!

maxresdefault
Lau khô sau khi tắm cho chó mang thai

Tập luyện cho chó mang thai

Khi những chú chó của bạn đang mang thai, cũng không nên dừng những luyện tập hàng ngày. Khi chúng mau thai, bạn cũng nên cho chúng tập luyện nhưng với cường độ thấp. Dưới đây là những bài tập nhẹ cho chó mẹ mang thai:

Giúp chó có sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tránh được các loại bệnh liên quan đến sức đề kháng.

Khi chó có những bài tập luyện thể chất, giúp cho cho khi sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Lúc đó phần xương chậu và cơ háng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trong chu kỳ sinh sản.

Trong giai đoạn cún mang thai, mọi người thường có xu hướng cho chó ăn nhiều hơn. Điều này khiến chúng có thể bị béo phì. Chứng bệnh này vô cùng nguy hiểm cho chó mang thai và nhất là trong lúc sinh đẻ của chó.

Các điều cần tránh khi cho mẹ mang thai

Khi biết chó nhà bạn mang thai bạn cần tránh những vấn đề sau:

  • Tiết chế chó vận động, nhất là trong 35 tuần đầu.
  • Không nên đánh đạp chó mẹ, va đập mạnh có thể gây sẩy thai.
  • Không nên quát mắng và dọa nạt chó mẹ. Bạn cần quan tâm chó mẹ vào thời điểm này hơn. Nếu như cho mẹ buồn rầu, chán nản kéo dài. Từ đó khả năng bị sẩy thai cũng tăng cao.
  • Cần cho chó mẹ tránh tiếp xúc với các con chó lạ. Điều này giúp hạn chế đánh nhau xảy ra. Thời kỳ này mà chó mẹ đánh nhau với chó khác, bạn sẽ có nguy cơ mất cả đàn chó con đấy.
  • Không nên cho chó mẹ ăn quá nhiều, điều này sẽ làm chúng bị béo phì và phát sinh nhiều bệnh khác.
  • Bạn nên hạn chế chó mẹ sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai. Vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chó con trong bụng. Việc sử dụng loại thuốc nào nếu chó mẹ gặp vấn đề sức khỏe nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Đồ dùng thiết yếu khi chăm sóc chó mang thai

: Chuyên gia chỉ ra tác dụng của hoa Đậu biếc đối với sức khoẻ Update 04/2024

Khi bạn biết chó nhà mình đang mang thai cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết sau để đón đàn chó sắp ra đời nhé!

Thức ăn cho chó con

Các sản phẩm thức ăn cho chó con được bác sĩ thú y khuyên dùng nên sử dụng cho cả chó mẹ trong 4 tuần cuối cùng khi mang thai. Do thức ăn này có lượng calo cao hơn và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Ổ đẻ cho chó mẹ

Ổ đẻ cho chó mẹ có thể là một hộp carton hoặc hộp gỗ với một lối ra vào dễ dàng cho chó mẹ và bức vách bao quanh để giữ cho con luôn nằm trong ổ. Ổ đẻ nên có kích thước đủ lớn cho chó mẹ và đàn chó con trong 3 – 4 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu không đủ điều kiện mua có thể tự làm ổ đẻ hoặc có thể tận dụng gường nằm bình thường của chó mẹ làm ổ.

Chăn ga gối đệm

Chăn cũ, khăn tắm cũ và báo mềm nên được sử dụng để lót vào ổ đẻ cho êm và ấm. Bạn cũng nên gom dần các miếng vải thừa khác, khăn bông cũ,… Vì những chú chó sơ sinh sẽ cần sử dụng nhiều.

Găng tay y tế và chất bôi trơn

Trong trường hợp chó mẹ cần giúp đỡ trong khi sinh, bạn sẽ cần đến găng tay phẫu thuật và chất bôi trơn an toàn. Găng tay sẽ hạn chế khả năng bị nhiễm trùng và giữ tay bạn sạch sẽ. Còn chất bôi trơn sẽ giúp cho mẹ dễ có bóp tử cung để đẩy chó con ra ngoài.

Miếng sưởi ấm, đèn sưởi và chai nước nóng

Những vật dụng này sẽ giúp sưởi ấm cho chó. Miếng sưởi được đặt dưới tấm chăn lót ổ đẻ. Đèn sưởi vừa thắp sáng vừa cung cấp nhiệt, còn chai nước nóng là dành cho trường hợp cần di chuyển khẩn cấp tới bác sĩ thú y.

Kết luận

Tuy chó mang thai bỏ ăn là một hiện tượng bình thường nhưng bạn không chú ý sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu khác. Khi tình trạng này kéo dài chó mang thai sẽ mất đi dinh dưỡng, sức đề kháng dẫn đến nhiều mối nguy hại cho chó con. Vì thế bạn cần chăm sóc chúng kỹ lưỡng và chuẩn bị mọi thứ để đón đàn chó con và bảo vệ sức khỏe chó mẹ an toàn.

955 views

: Tại sao thỏ bị béo phì? Nguyên nhân, hệ quả và cách xử trí Update 04/2024

Rate this post