Kỹ thuật nuôi cá theo hình thức “sông trong ao” Update 09/2024

: Tìm hiểu mô hình nuôi tôm siêu thâm canh Update 09/2024

Hiện nay, nuôi cá theo hình thức “sông trong ao” đã được nhiều bà con tại các tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt phổ biến ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội… áp dụng. Với hình thức nuôi cá này có thể giúp tăng năng suất; tăng chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh; tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, qua đó tăng hiệu quả kinh tế.

 Sở dĩ gọi là “sông trong ao” vì người nuôi tạo dòng nước chảy liên tục (chảy như sông) trong ao suốt quá trình nuôi để nước luôn đủ ôxy cung cấp cho cá. Chúng tôi xin hướng dẫn tóm tắt kỹ thuật nuôi cá theo hình thức này để bạn đọc tham khảo.

1. Điều kiện để nuôi cá theo hình thức “sông trong ao”

Diện tích ao phù hợp để áp dụng hình thức “sông trong ao” từ 7.000 – 20.000 m2, độ sâu ao từ 2 – 2,5 m.

Khu nuôi chủ động nguồn điện (có điện 3 pha hoặc máy phát điện).

Nhân sự quản lý phải có trình độ và được đào tạo.

Đầu tư đồng bộ các thiết bị ngay từ đầu.

2. Thiết kế bể nuôi cá trong ao

– Diện tích bể nuôi

Kích thước ao quy định kích thước bể nuôi. Do vậy, trước tiên, cần tính toán chính xác thể tích nước trong ao (dài x rộng x sâu), lưu ý độ sâu của ao không đồng đều. Khi đã xác định được thể tích ao sẽ tiến hành tính thể tích của bể và số lượng bể cần xây cho phù hợp. Thông thường, tỷ lệ thể tích bể nuôi tương ứng 2,5% thể tích ao.

Nếu ao có diện tích 10.000m 2, có thể xây 2 bể nuôi, mỗi bể có diện tích 125 m2 (dài 25 m, rộng 5m).

>>> Xem thêm: Mô hình nuôi cá thát lát cườm an toàn sinh học gắn với liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ

Kỹ thuật nuôi cá theo hình thức "sông trong ao"

– Lắp đặt thiết bị

Nguyên lý hoạt động của hình thức “sông trong ao” là tạo dòng chảy liên tục trong ao. Vì vậy, người nuôi cần lắp các máy thổi khí đầu bể để tạo dòng chảy liên tục về phía cuối bể. Cuối bể có tường chắn để giữ phân cá và có hệ thống hút phân ra ngoài nhằm hạn chế ô nhiễm nước ao nuôi. Hai đầu bể có lưới chắn để cá không ra ngoài ao.

Sau khi hoàn thành lắp đặt các thiết bị, tiến hành thau rửa và vận hành thử. Nếu thiết bị hoạt động tốt, cho nước vào và tiến hành thả cá.

3. Thả cá

Để tối ưu hóa sản lượng và tái đầu tư cần tính toán chính xác cơ cấu cá thả trong mỗi bể. Nên chọn cá cỡ giống lớn. Đối tượng nuôi thường là cá chép, cá trắm, cá diêu hồng, cá rô phi, cá lăng, cá trắm đen… theo hình thức nuôi đơn.

Bên ngoài bể thả thêm cá mè hoa để cá ăn phù du giúp lọc nước sạch hơn.

4. Quản lý bể nuôi

Trong quá trình nuôi không cần thay nước, chỉ bổ sung lượng nước bốc hơi. Không cần phải tháo cạn ao để vét bùn, khử trùng, phơi khô khi kết thúc vụ nuôi.

5. Lưu ý khi áp dụng mô hình nuôi cá theo hình thức “sông trong ao”

– Tham quan học tập các mô hình thành công trước khi triển khai;

– Chuẩn bị đủ cơ sở vật chất (đất, vốn) và kỹ thuật, kinh nghiệm và lòng nhiệt tình, say mê;

– Làm từ nhỏ đến lớn, khi có kỹ thuật kinh nghiệm mới mở rộng;

– Ghi chép sổ nhật ký hàng ngày để hạch toán hiệu quả kinh tế, truy xuất nguốn gốc và rút kinh nghiệm cho vụ sau;

– Không có mô hình hoàn hảo nên phải chủ động, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện của mình.

Rate this post