Mô hình liên kết nuôi cá rô phi VietGAP Update 12/2024

: Trị bệnh trắng mang, thối mang ở cá diêu hồng Update 12/2024

Thành công của mô hình mở ra triển vọng lớn giúp nông dân trong vùng tiếp cận với kỹ thuật nuôi cá rô phi theo VietGAP tạo ra sản phẩm sạch.

Trung tâm Khuyến nông Thái Bình được giao thực hiện mô hình “Liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm” trên quy mô 3 ha với mục tiêu hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mô hình đặt ra các chỉ tiêu: Mật độ thả 3 con/m2, tỷ lệ sống hơn 70%, trọng lượng trung bình trên 650 gram/con, năng suất đạt 14 tấn/ha, hệ số thức ăn dưới 1,5.

>>> Xem thêm: Làm giàu từ nuôi cá rô đầu vuông

Mô hình liên kết nuôi cá rô phi VietGAP

Trung tâm đã chọn địa điểm xây dựng mô hình tại 3 xã Thái Hưng, Thái Hồng, Mỹ Lộc (huyện Thái Thụy). Thời gian triển khai từ tháng 3 đến tháng 10/2018.

Mô hình đã đạt các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống 72,2%; Trọng lượng trung bình 773 gram/con, sản lượng 50.265kg, năng suất 16,7 tấn/ha, hệ số thức ăn 1,35. Các chỉ tiêu kỹ thuật đều vượt chỉ tiêu của dự án đề ra. Hiệu quả kinh tế đạt 96.550.000 đồng/ha. Trung tâm đã giới thiệu Cty TNHH Vĩnh Cơ ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các hộ dân.

Trung tâm Chuyển giao công nghệ thủy sản Việt Nam đã đánh giá chất lượng và cấp giấy chứng nhận cả 3 hộ đều đạt 100% chỉ tiêu loại A tiêu chí VietGAP.

Thành công của mô hình mở ra triển vọng lớn giúp nông dân trong vùng tiếp cận với kỹ thuật nuôi cá rô phi theo VietGAP tạo ra sản phẩm sạch, từng bước hình thành các khu nuôi thủy sản hàng hóa an toàn thực phẩm tập trung.

Rate this post