: Kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa trên bè Update 09/2024
Hiện nay phong trào nuôi cá mú lồng bè phát triển khá tốt tại các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên. Nhiều hộ nuôi thu lãi từ 10 – 20 triệu đồng cho 1 lồng nuôi. Song bên cạnh đó cũng có trường hợp bị thua lỗ do cá nhiễm bệnh, nguyên nhân cá nhiễm siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng nhưng chữa trị không kịp thời, dẫn đến tỷ lệ chết cao.
1. Bệnh do vi khuẩn
– Vi khuẩn là vi sinh vật không thể thấy bằng mắt thường, không phải tất cả vi khuẩn đều có hại. Chúng được xem là những tác nhân gây bệnh có hồi bởi vì chúng chỉ gây bệnh cho cá khi sức khoẻ kém do sự chăm sóc hoặc do điều kiện môi trường không thuận lợi.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu Kỹ thuật nuôi cá mú thịt bằng lồng tre
– Nơi cư trú của vi khuẩn: Có thể tìm gặp vi khuẩn gây bệnh ở lưới bao, cây cỏ, động vật trong môi trường nuôi hoặc trôi nổi tự do trong môi trường nước dạng phiêu sinh.
– Cơ quan cá bị nhiễm: Vây, đuôi, thân, mắt.
– Dấu hiệu cá bệnh: Vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất hoặc không làm cá chết.
– Vi khuẩn nhiễm bệnh cho cá khi:
+ Mật độ cá quá cao, chất lượng dinh dưỡng và nước kém.
+ Nhiễm ký sinh trùng và chúng tạo vết thương, đó chính là lối vào cho vi khuẩn xâm nhập.
+ Ô nhiễm chất hữu cơ vì thức ăn thừa và nước kém lưu chuyển.
+ Cá bị thương
– Cách phòng bệnh:
+ Duy trì mật độ cá và sinh khối thích hợp bên trong hệ thống nuôi.
+ Duy trì sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh và thay lồng để giảm thiểu sinh vật bám trên lưới.
+ Thức ăn tươi hoặc nhân tạo cho cá phải được bảo quản tốt.
– Cách điều trị bệnh:
+ Tắm cá trong nước ngọt, không kéo dài quá 15 phút.
+ Tắm cá nhanh bằng dung dịch formalin và iodine (200cc formol + 5cc iodine/m3).
+ Tắm cá bằng Oxytetracycline 20 – 30ppm (20 – 30 gam/m3), tắm trong nước ngọt, sục khí, 15 – 20 phút.
+ Tắm formol + thuốc tím (20cc formol + 5 – 10 gam thuốc tím/m3) thời gian 15 – 20 phút, sục khí.
2. Bệnh do ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những sinh vật sống bám trên ký chủ đang sống. Ký sinh trùng được xem là tác nhân gây nhiều bệnh cho cá mú. Những ký sinh trùng chính ở cá mú gồm các loại sau:
a) Trùng lông tơ (Ciliata): Trùng lông tơ là một loại nguyên sinh động vật ký sinh có lông tơ (cilia) được dùng để di chuyển. Những loài lông tơ ký sinh ở cá mú là Cryptocaryon, Trichodina, Brooklynella.
– Cryptocaryon là loài ký sinh quan trọng nhất trong nghề nuôi cá mú vì chúng có thể giết sạch đàn cá nuôi. Chúng có hình quả lê kích thước 0,5mm với lớp lông tơ trên bề mặt.
+ Cơ qua bị nhiễm: Bề mặt thân, mắt cá.
+ Các dấu hiệu bệnh lý: Các chấm trắng trên da cá, cá cọ mình vào các vật cứng khi bơi, trên thân cá xuất hiện nốt nhày.
+ Tác hại: Ảnh hưởng hô hấp của cá, gây nhiễm trùng thứ cấp, cá chết nhiều nếu không xử lý. Cryptocaryon xuất hiện trên cá khi mật độ cá nuôi quá cao, nhiệt độ nước giảm, cá bị sốc.
– Cách điều trị bệnh:
+ Tắm 0,5ppm CuSO4 (0,5g CuSO4 trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày.
+ Tắm cá bằng nước có 25ppm formalin (25ml formalin trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày.
+ Chuyển cá đã xử lý vào bể nước sạch 2 lần trong vòng 3 ngày.
– Trichodina có thân hình dĩa, kích thước 100mm (đường kính thân), lông tơ mọc bao quanh thân.
+ Cơ quan bị nhiễm: Mang, bề mặt thân.
+ Dấu hiệu bệnh lý: Mang có màu lợt, cá cọ mình vào vật cứng, tạo nhiều niêm dịch trên mang và bề mặt thân, cá yếu trong thời kỳ nhiễm trùng.
+ Tác hại: Ký sinh trùng vận động qua phá huỷ mô của ký chủ, dịch nhày bám trên mang gây khó khăn cho hô hấp của cá. Trichodina nhiễm vào cá khi hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, ít thay nước, chất lượng nước kém.
– Cách điều trị bệnh:
+ Tắm cá với dung dịch formalin 200ppm (200ml formalin trong 1 tấn nước) trong 30 – 60 phút, sục khí mạnh, hoặc:
+ Tắm cá với dung dịch formalin 25ppm (25ml formalin trong 1 tấn nước), trong 1 – 2 ngày, sục khí mạnh.
– Brooklynella có hình quả thận, kích thước 60 mm, trên thân có những hàng lông tơ mọc song song.
+ Cơ quan bị nhiễm: Mang, bề mặt thân.
+ Dấu hiệu bệnh lý: Cá cọ mình vào các vật cứng.
+ Tác hại: Da bị tổn thương, có vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng thứ cấp, cá bị chết nhiều
– Cách phòng bệnh:
+ Tắm cá với dung dịch formalin 200ppm (200ml formalin trong 1 tấn nước) trong 30 – 60 phút, sục khí mạnh, hoặc:
+ Tắm cá với dung dịch formalin 30ppm (30ml formalin trong 1 tấn nước) trong 1 – 2 ngày, sục khí mạnh. Sán lá ở da nhiễm vào cá khi mật độ cá nuôi cao, có sự truyền bệnh qua các thế hệ cá nuôi.
– Cách điều trị bệnh:
+ Tắm cá trong nước ngọt 10 – 30 phút.
+ Tắm cá trong dung dịch oxy già 150ppm (500ml dung dịch 30% H2O2 trong 1 tấn nước) trong 10 – 30 phút, sục khí mạnh.
b) Sán lá ở mang: Sán lá là loài sán ký sinh bên ngoài cơ thể cá, sán dài 0,5 – 1mm. Các loài sán lá thông thường ký sinh ở mang là Pseudorhabdosynychus, Haliotrema và Diplectanum.
– Cơ quan bị nhiễm: Mang cá
– Dấu hiệu bệnh lý: Mang cá có màu lợt, tập tính bơi bị nổi trên mặt nước, thân bị trắng, cá kém ăn
– Tác hại: Hô hấp khó khăn, cá chết nhiều. Sán lá ở mang xâm nhập cá khi mật độ cá nuôi cao, vệ sinh lồng kém.
– Cách điều trị bệnh:
+ Tắm cá trong dung dịch oxy già 200ppm (667ml H2O2 30% trong 1 tấn nước) trong 1 giờ, sục khí mạnh, hoặc:
+ Tắm cá trong dung dịch formalin 100 – 200ppm (100 – 200ml formalin trong 1 tấn nước) 30 – 60 phút, sục khí mạnh.
c) Con đĩa: là loài ký sinh bên ngoài cơ thể cá, thân có những đốt giả, đỉa dài 8 – 12mm. Phía trước và phía sau thân có giác hút để ăn và di chuyển.
– Cơ quan bị nhiễm:Bề mặt thân, các vây, miệng, mắt
– Dấu hiệu bệnh lý: Đỉa có màu nâu đen bám thành đám trên mình cá
– Tác hại: Chỗ bám của đỉa bị xuất huyết, nhiễm trùng thứ cấp. Đỉa nhiễm vào cá khi điều kiện chăm sóc kém, chất lượng nước kém.
– Cách điều trị bệnh:
+ Bắt đỉa bằng tay với một miếng vải.
+ Tắm cá bằng dung dịch formalin 50 – 100ppm trong 1 giờ, sục khí mạnh.
+ Chuyển cá vào bể nước sạch, không có ký sinh trùng.