Một số bệnh thường gặp ở cá diêu hồng Update 04/2024

: Một số hình ảnh về loài cá nhệch Update 04/2024

Người nuôi cá diêu hồng không ai không gặp qua bệnh một số bệnh sau:

BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG

các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương.

Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỉ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

>>> Xem thêm: Thiết kế lồng bè nuôi cá diêu hồng

Một số bệnh thường gặp ở cấ diêu hồng

Cách phòng trị: ao ương hoặc nuôi cá phải có sục khí.

Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón:  Formol nồng độ 25 – 30ml/m3 trị thời gian dài và nồng độ từ 100 – 150ml/m3 nếu trị trong 15-30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2-5g/10m3 trị thời gian dài và từ 20 – 50g/10m3 trị trong 15 – 30 phút, cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1-3% trị thời gian dài và 1-2% trị trong 10-15 phút.

BỆNH XUẤT HUYẾT

bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra.

Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra.

Bệnh thường xuất hiện ở cá rô phi đỏ nuôi bè.

Biện pháp đề phòng: là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa.

Nên định kỳ bón khử trùng nơi cho ăn.

cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.

CÁ TRƯƠNG BỤNG DO THỨC ĂN

thường xảy ra ở các ao, bè cho cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi.

Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.

Biện pháp khắc phục: là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp.

Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn.

Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic…)

Rate this post