4 Bệnh Gà Hay Mắc Nhất Vào Mùa Mưa Và Cách Phòng Chống Update 04/2024

Cách phòng bệnh cho gà vào mùa mưa để gà không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm? Đây là một câu hỏi khá khó. Bởi vì vào mùa mưa, thay đổi thời tiết làm cho gia cầm chưa kịp thích nghi với điều kiện môi trường; dễ dẫn đến việc mắc bệnh và lây lan thành ổ dịch như: Bệnh Gumboro, bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcastle,… Để phòng bệnh cho gà khi thời tiết thay đổi, cần làm những việc sau đây

Chọn con giống khỏe mạnh

Khi chăn nuôi gà, bạn nên lựa chọn con giống ở những cơ sở uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chọn những con giống hoạt bát, lông bóng mượt, mắt sáng;… Khi mua về phải cách ly ngay với đàn đang nuôi trong 2 đến 3 tuần; nhằm đảm bảo sự thuận lợi cho quá trình quan sát con giống mới mang về.

: 4 Bệnh Gà Hay Mắc Nhất Vào Mùa Mưa Và Cách Phòng Chống Update 04/2024

Môi trường chăn nuôi để phòng bệnh cho gà vào mùa mưa

Một trong những Quy trình phòng bệnh cho gà, cách phòng bệnh cho gà vào mùa mưa đó là nên giữ chuồng trại nên được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo độ sáng tốt, không khí thông thoáng. Khu vực chăn nuôi phải khô ráo, ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, đặc biệt phải che được gió lùa, mưa tạt; tránh để gà bị dính nước mưa. Các dụng cụ chăn nuôi như máng thức ăn, máng nước; chuồng trại phải được cọ rửa, sát trùng thường xuyên.

Chất độn trong chuồng cũng nên thay mới theo định kì; đừng để mầm bệnh ủ lâu ngày trong môi trường chăn nuôi. Tốt nhất nên nuôi mỗi lứa cách nhau từ 15 đến 20 ngày; không nên nuôi liền kề nhau dễ dẫn đến phát sinh dịch bệnh.

Cách phòng bệnh cho gà đầu mùa mưa bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống luôn vệ sinh, tránh để gà mắc bệnh về tiêu hóa. Bổ sung thêm các loại rau quả, vitamin; chất điện giải giúp gà tăng thêm đề kháng cũng là một cách phòng bệnh cho gà vào mùa mưa hiệu quả theo kinh nghiệm của các nông dân lành nghề.

Trời lạnh cho gà uống gì? Có thể dùng cách pha tỏi cho gàuống; xay nhuyễn vắt lấy nước tỏi pha vào nước thường uống cho gà. Tùy giai đoạn gà phát triển mà có chế độ ăn uống cho gà phù hợp; tránh sử dụng thức ăn đã hỏng, thiu, hoặc hết hạn dùng.

Phòng bệnh cho gà mùa hè, mùa mưa bằng cách tiêm phòng các loại vacxin cách phòng bệnh cho gà vào mùa mưa

Theo khuyến cáo của cơ quan thú y, dưới đây là Lịch phòng bệnh cho gà bằng kháng sinh nên tiêm ngừa cho gà ở giai đoạn từ 1 đến 60 ngày tuổi. Bà con tham khảo nhé

  • Ngày 1: Vacxin Trovac – AIV H5 được tiêm tại nhà máy ấp. Vacxin này dùng để phòng bệnh cúm gia cầm.
  • Ngày 1 đến ngày 3: pha thuốc kháng sinh norflox, Apralan; …  theo liều lượng 1g /2 lít nước cho uống trong 3 tiếng. Dùng để phòng bệnh CRD và tiêu chảy.
  • Ngày thứ 5: nhỏ mắt cho gà Vacxin ND để phòng bệnh Newcastle
  • Ngày 6 đến ngày 8: pha với nước kháng sinh vitastress 1g  hoặc loại Permasol 500 để tăng cường sức đề kháng.
  • Ngày 10: tiêm chủng vacxin ngừa bệnh đậu gà.
  • Ngày thứ 11 đến ngày thứ 13: vào buổi sáng pha vitamin C và glucozo với nước, buổi chiều sử dụng Anticox theo tỉ lệ 1g/ 1lit nước uống. Thuốc này dùng để tăng đề kháng; phòng bệnh cầu trùng cho gà.
  • Ngày thứ 14: pha vacxin phòng bệnh Gumboro IBD (IBD-Blen) với nước cho gà.
  • Ngày 15 đến ngày 17: Điều trị phản ứng vacxin bằng  Floxidin Oral tỉ lệ pha 1g/1 lít nước cho gà uống.
  • Ngày 21: Nhỏ vào mắt hoặc cho gà uống vacxin ND và IB để phòng bệnh dịch tả và viêm thanh khí quản truyền nhiễm.
  • Ngày 26 đến 28: sử dụng Tylan pha nước uống theo tỷ lệ: 100gr/ kg/ ngày phòng bệnh CRD
  • Ngày 56: tiếp tục cho uống vacxin ND và IB để phòng bệnh dịch tả và viêm thanh khí quản truyền nhiễm.
  • Ngày 60: Chích vaccine THT phòng bệnh tụ huyết trùng gà.

Tăng lực và sức đề kháng cho gà bằng thuốc tăng lực cho gà đá

Để phòng bệnh thì tăng sức khỏe và sức đề kháng cho gà cũng là một biện pháp tốt. Đối với anh em chơi gà lâu năm thì có lẽ sử dụng thuốc tăng lực cho gà đá cùng không còn là điều mới mẻ gì. Việc sử dụng thuốc để tăng cơ bắp , thuốc bổ kích thích gà khỏe mạnh là tốt hay xấu là điều mà nhiều người cũng thắc mắc.

Như vậy gà chọi việt sẽ thông báo cho anh em đó là sử dụng thuốc tăng lực cho gà đá là tốt. Nhưng anh em phải chú ý liều lượng theo chỉ định, nguồn gốc xuất sứ để tránh thuốc giả. Khiến gà có thể giảm tuổi thọ hoặc tinh thần có vấn đề. Xem thêm : 10 loại thuốc tăng lực cho gà chọi hiệu quả nhất

4 bệnh gà mắc nhiều nhất mùa mưa lũ

Bệnh cúm gia cầm

Nguyên nhân: Do vi rút Influenza A gây nên bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm, lây lan nhanh, mạnh, xảy ra ở tất cả các loại gia cầm; gà, vịt, ngan, ngỗng, chim ở mọi lứa tuổi. Bệnh lây sang người.

Triệu chứng: Các triệu chứng về hô hấp thường biểu hiện ho khẹc, thở khò khè, vảy mỏ, chảy nhiều nước mũi, mắt; đầu sưng, mào tích dày lên do thuỷ thũng, tím tái, có nhiều điểm xuất huyết, da chân có xuất huyết.

: Hướng dẫn cách chữa gà bị đau chân từ A-Z Update 04/2024

Xuất huyết mí mắt, mặt, đầu tím; có biểu hiện mệt mỏi, nằm ủ rũ, tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng hoặc vàng, xanh.

Phòng bệnh: Chỉ chọn mua gia cầm ở những cơ sở giống tốt, đảm bảo không có bệnh.

Không nhốt chung gia cầm mới mua về với gia cầm đang nuôi; cần cách ly nuôi riêng trong vòng 21 ngày.

Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên; thức ăn, nước uống sạch sẽ. Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi.

Có biện pháp ngăn ngừa, không nuôi chung nhiều loại gia cầm hoặc gia cầm nhiều lứa tuổi trong cùng khu vực; thường xuyên thải loại những gia cầm ốm, yếu ra khỏi đàn.

Tiêm vắcxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, vi khuẩn có nhiều chủng. Bệnh xảy ra ở các loài gia cầm, thường ở gia cầm trên 1 tháng tuổi.

Triệu chứng lâm sàng: Gia cầm chết đột ngột, mào tím, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi. Thở khó, chảy nước mũi, nước miếng. Vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết làm cho gia cầm chết nhanh.

Mắt sưng viêm kết mạc mắt. Gia cầm đẻ tỷ lệ trứng giảm, tỷ lệ chết tăng; gia cầm bị bệnh chết đến 90 – 100%.

Phòng bệnh: Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, vệ sinh, phun khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi.

Gia cầm trên 1 tháng tuổi sử dụng vắc-xin keo phèn: 0,5 ml/1 con. Sau 4 – 6 tháng tiêm nhắc lại lần 2.

Vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi định kì 1-2 tuần/1 lần.

Bệnh hô hấp mãn tính

Nguyên nhân:Tác nhân cơ bản gây bệnh hô hấp mãn tính là Mycoplasma gallsepticum. Bệnh xảy ra ở các loài gia cầm, mọi lứa tuổi.

Bệnh truyền qua trứng từ đàn bố mẹ đến đời con cháu; gia cầm nhiễm bệnh có thể do tiếp xúc gia cầm bệnh hoặc mầm bệnh từ môi trường; do môi trường chăn nuôi ô nhiễm, kém thông thoáng…

: Chữa Gà Ăn Không Tiêu Cực Nhanh Chóng Hiệu Quả Update 04/2024

Triệu chứng: Gà thường kém ăn, tăng trọng giảm, tiêu tốn thức ăn cao. Gà lớn biểu hiện chung là chảy nước mắt, mũi, đặc biệt khó thở. Gà mái tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 – 30%.

Bệnh thông thường ít làm chết gà, ở thể mãn tính làm giảm tăng trọng, tiêu tốn thức ăn cao ở gà dò và giảm sản phẩm trứng ở gà đẻ.

Phòng bệnh: Mua gà con giống ở những nơi an toàn bệnh để tránh gà con mắc nhiều bệnh từ trứng. Cách ly gà ốm và gà khoẻ.

Dùng vắc xin để phòng bệnh; Định kỳ tẩy uế chuồng trại và môi trường xung quanh.

Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng gây nên bởi ký sinh trùng lớp đơn bào. Bệnh thường xảy ra ở gà, giai đoạn hay mắc là 3 – 6 tuần tuổi.

Bệnh chủ yếu qua chất thải của gà bệnh ra bên ngoài. Thời kỳ nung bệnh 4 – 6 ngày.

Triệu trứng: Gà gầy nhanh, mào tái, phân lỏng trắng, có máu. Mổ khám thấy phần manh tràng hoặc tá tràng dầy, xuất huyết, có khi ruột chứa đầy máu.

Mỗi loại gia cầm có loài cầu trùng riêng, không truyền lẫn nhau.

Phòng bệnh: Nên nuôi gà trên sàn để gà không ăn phân có chứa mầm bệnh.

Giữ nền chuồng khô ráo, thường xuyên thay chất độn chuồng, tránh để cầu trùng có điều kiện phát triển và lây nhiễm.

Dùng vắc xin cầu trùng (Coccivac) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Kết luận

Cách phòng và điều trị bệnh cho gà đơn giản và hiệu quả do Gà Chọi Việt tìm hiểu. Nếu bà con chăn nuôi áp dụng những cách phòng bệnh cho gà vào mùa mưa có thể mang lại hiệu quả nhất định.

Không chỉ vậy cách phòng bệnh cho gà con mới nở, hoặc những biện pháp phòng bệnh bằng thức ăn rất dễ dàng như cách pha tỏi cho gà uống, cách ngâm tỏi cho gà uống… Để giảm thiểu tình trạng bệnh vào mùa mưa cho gà, và vệ sinh phòng bệnh cho gà. Chúc bà con thành công.

: Bí kiếp chữa bệnh gà bằng thuốc nam hiệu quả đến kinh ngạc Update 04/2024

Rate this post