Bệnh đậu Gà – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất Update 04/2024

Bệnh đậu Gà thường gặp ở giai đoạn gà được 25 – 50 ngày tuổi. Bênh do virus thuộc họ Poxviridae và giống Avipoxvirus gây ra. Vào mùa lạnh lúc thời tiết hanh khô, ẩm ướt rất dễ cho Virus phát triển và gây bệnh. Lý do nào khiên căn bệnh này phát tán và mẹo để phòng bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả? Cùng Gà Chọi Việt tham khảo một số thông tin về căn bệnh đậu qua bài viết sau đây

gà đẹp

Danh mục

: Bệnh đậu Gà – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất Update 04/2024

Biểu hiện của bệnh đậu

Thời gian ủ bệnh khoảng 4 – 10 ngày, chuẩn đoán bệnh đậu.

Ngoài da: mào, yếm, khóe mắt, khóe miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân… hình thành các nốt đậu mới sần nhỏ, màu trắng. Sau thời gian dần dần thành các u đậu giống như mụn cóc. Các nốt đậu chín mềm chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ dạng kem, hình thành các vảy đậu.

Niêm mạc (yết hầu): Thường xảy ra ở gà con.

  • Gà khó thở, biếng ăn do bị đau họng và niêm mạc.
  • Gà có dấu hiệu bị sốt, miệng chảy ra nước nhờn có lẫn với mủ và màng giả.
  • Niêm mạc hầu họng, khóe miệng, thanh quản của gà phủ lớp màng giả màu trắng hoặc vàng. Gạt lớp màng ra có thể thấy các nốt viêm loét màu đỏ tầng niêm mạc.
  • Sau đó là quá trình viêm lan ra ở mũi và mắt

: Cách chữa trị gà bị liệt chân nhanh chóng và hiệu quả Update 04/2024

Hỗn hợp: Xảy ra ở ngoài da và yết hầu, tỷ lệ chết cao, thường xảy ra trên gà con. 

Bệnh đậu gà là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Virus thuộc họ Poxviridae và giống Avipoxvirus là nguyên nhân gây bệnh. Ruồi và muỗi là vật trung gian mang mầm bệnh cho gà thông qua việc đốt, cắn. Bệnh đậu lây lan nhanh qua chất thải của gà bệnh mà gà khỏe vô tình giẫm phải. Hoặc qua việc cọ xát lẫn nhau trong quá trình di chuyển. Bệnh xảy ra chủ yếu ở giai đoạn cuối xuân đầu hè. Khi có dấu hiệu bệnh đậu bà con nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này để dễ dàng loại bỏ các yếu tố gây bệnh.

-> Một số bệnh gà chọi cần chú ý.

benh dau ga

Kinh nghiệm chữa bệnh đậu gà

Công tác phòng bệnh cho gà

  • Một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả là tiêm Vacxin đậu gà MEDIVAC POX khi gà được 21 ngày tuổi để phòng bệnh đậu.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng phòng chống bệnh đậu .
  • Sát trùng chuồng trại bằng BESTAQUAM-S liều 4 – 6ml/1lít nước, 2 – 4 lít nước pha/100m2 chuồng nuôi. Phun định kỳ 2 – 3 lần/tuần.
  • Rải thêm chất độn chuồng, thông thường 1kg/ 10 – 20m2 chuồng nuôi.
  • Sử dụng BUNG LÔNG – BẬT CỰA 007S liều 1g/2lít nước uống;
  • Ngoài ra nên bổ sung các loại axit amin, vitamin và chất khoáng cho gia cầm.
  • ZYMEPRO pha nước uống, liều 1g/1lít nước, cho uống 3 – 5 giờ/ngày.

Bệnh đậu gà và cách điều trị

bệnh đậu ở gà

Theo kinh nghiệm chữa bệnh đậu gà của các sư kê và những người chăn nuôi lâu năm trong ngành thì một số loại thuốc trị bệnh đậu gà sau có thể mang lại hiệu quả.

  • Dùng BESTAQUAM-S hoặc Xanhmetylen thoa lên nốt đậu của gà cho đến khi vảy đậu bong ra. Bôi 1 – 2 lần/ngày liên tục trong 3 – 4 ngày.
  • Phòng các bệnh bùng phát kế tiếp có thể dùng 1 trong các sản phẩm sau trong 3 ngày liên tục:

+ Pha MOXCOLIS với liều 1g/10kg TT/ngày.
+ Pha DOXYCLINE 150 với liều 1g/15kg TT/ngày.

  • Pha Lesthionin – V liều 1 ML /2 lít nước uống, hoặc BUNG LÔNG – BẬT CỰA 007S liều 1g/2 lít nước uống, cho uống 4 – 8 giờ/ngày để cung cấp năng lượng; điện giải, tăng sức đề kháng.
  • Pha ZYMEPRO vào nước uống với liều liều 2g/lít nước, ngày uống 3 – 4gi

: Gà bị chướng diều khô chân là dấu hiệu của bệnh gì? Update 04/2024

Ngoài thuốc kháng sinh, bà con có thể thử trị bệnh đậu gà theo cách dân gian từ lá trầu và muối trắng theo kinh nghiệm chữa bệnh của nông dân trong video sau đây nhé

Bệnh đậu gà có lây sang người không?

Thực ra khoa học chưa chứng thực được căn bệnh này có lây sang người hay không. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên hết sức đề phòng khi tiếp xúc với gà ốm; sử dụng khẩu trang và bao tay khi tiếp xúc, tránh việc đụng trực tiếp vào con vật. Không nên sử dụng các sản phẩm từ những con gà đang bệnh như trứng và thịt; đề phòng vẫn tốt nhất nhé bà con.

Kiến thức liên quan ? Cách chữa gà bị phù – Mẹo hay ai cũng nên biết

Một số hình ảnh bệnh đậu

hình ảnh bệnh đậu gà
bệnh đậu gà

Qua bài viết trên Gà Chọi Việt hy vọng cung cấp thêm kiến thức về việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh đậu gà hiệu quả nhất. Cung cấp kiến thức về các bệnh tương quan như bệnh nấm mào ở gà, bệnh đầu đen ở gà, gà bị sau mổ, gà bị mù ở mắt, gà không mỡ được mắt, gà bị sau mỏ, và một số chuẫn đoán bệnh đậu chính xác nhất. Chúc bà con thành công!

facebook ▏gachoiviet.com

: Cảnh giác với 3 triệu chứng của bệnh hen gà và cách trị bằng thuốc hiệu quả tức thì Update 04/2024

Rate this post