Cách Chữa Gà Bị Ho Khò Khè Nhanh Chóng Hiệu Quả Nhất Update 03/2024

Gà bị khò khè nặng, có đờm là hiện tượng rất hay gặp ở gà, kể cả gà thịt và gà đá, gà chọi. Gà bị khò khè có đờm thường xảy ra vào mùa lạnh, thời tiết ẩm thấp; không có biện pháp can thiệp kịp thời gà dễ bị bệnh thậm chí tử vong. Vậy phương pháp nào là hiệu quả cho gà bị đờm khò khè? Bài viết này sẽ cho chúng ta rõ hơn kiến thức cũng như cách chữa gà khò khè có đờm.

Gà bị ho khò khè – Tìm đúng nguyên nhân để trị đúng cách

Tình trạng gà bị khò khè thường xuất hiện lúc gà vừa thi đấu về hoặc trong lúc thời tiết lạnh. Nguyên nhân thời tiết làm cho gà bị cảm lạnh; chuồng trại không được che chắn kĩ để gió lùa vào gây khò khè ở gà. Hoặc do sau khi tham chiến trở về, chủ nuôi không lau nước ấm; om bóp cho gà cũng là một nguyên nhân ga bi dom tho kho khe; các vết thương sau trận đấu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gà nếu không được xử lý kịp thời.

: Cách Chữa Gà Bị Ho Khò Khè Nhanh Chóng Hiệu Quả Nhất Update 03/2024

Dấu hiệu cho biết gà mắc chứng khò khè khó thở

  • Lông gà xơ xác, không còn bóng mượt; kén ăn, ủ rũ
  • Mũi miệng chảy nước, gà thở khò khè có đờm
  • Phân có màu xanh, trắng

Gà bị khò khè nặng phải làm sao? Cách chữa gà bị hen khẹc

Gà bị khò khè khó thở triệu chứng nhẹ; bà con nên áp dụng cách chữa gà bị khò khè dân gian cho gà. Sử dụng gừng tươi nấu nước cho gà uống với liều lượng 2 lần/ ngày; làm trong 2 đến 3 ngày gà sẽ khỏi. Bài thuốc dân gian này đã được sử dụng và mang lại hiệu quả khá cao. Cách chữa hen cho gà bằng tỏi cũng mang lại hiệu quả tốt; tuy nhiên không nên lạm dụng mà cần tuân thủ liều lượng hợp lý. Tỏi có thể cho ăn trực tiếp hoặc băm nhỏ trộn với thức ăn cho gà.

Thuốc trị gà khò khè sổ mũi hiệu quả

Một số bài thuốc dân gian, bài thuốc tây dùng để trị bệnh gà bị khò khè nặng dành cho sư kê, bà con nông dân.

Thuốc tây trị gà bị khò khè

: TOP những căn bệnh thường gặp ở gà con Update 03/2024

Gà bị khò khè lâu ngày thì bà con chớ nên để lâu thêm mà hãy áp dụng ngay thuốc tây trị khò khè cho gà, cụ thể:

  • Bước 1: Dùng loại thuốc đặc trị khò khè cho gà Ery trong 3 ngày. Trong ngày đầu và ngày thứ hai: cho uống 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 1/2 viên. Sang ngày thứ ba sử dụng 1 viên cho buổi sáng. Không thấy hiệu quả tiếp tục sang bước kế tiếp.
  • Bước 2: Gà bị khò khè và cách chữa tiếp theo? Khi gà thở khò khè có đờm và đờm trào lên nhiều; thuốc Hen đỏ của Thái được xem như là loại thuốc hiệu quả có tác dụng nhanh. Chỉ khi nào thấy bệnh trở nặng thì mới nên dùng loại thuốc Hen đỏ này, bà con mình lưu ý nha.

Gà con bị khò khè khó thở cũng như gà lớn hơn có triệu chứng này thì bà con chăn nuôi chắc đã có cho mình một hướng giải quyết tốt nhất. Gà con bị khò khè uống thuốc gì ? Đối với người mới chăn nuôi thì việc tìm thuốc trị bệnh gà khò khè rất đáng lưu ý. Tuy nhiên bà con đừng để gà bị bệnh rồi trị mà hãy phòng ngay từ lúc đầu. Tham khảo một số phương pháp phòng tránh tốt nhất cho gà con bị khò khè.

Chữa khò khè cho gà bằng lá trầu không

Trường hợp Gà bị khò khè mãn tính có thể do bệnh CRD trên gà, trong trường hợp này bà con nên tìm hiểu kỹ để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Biện pháp phòng trị gà bị lên đờm khò khè nặng

  • Việc đầu tiên hãy dọn dẹp sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi, khử trùng thường xuyên.
  • Tiêm vacxin đầy đủ, thêm vào chế độ ăn của gà những thực phẩm tăng sức đề kháng.
  • Che chắn cẩn thận cho gà vào lúc trái gió trở trời.
  • Đối với gà đá, sau khi thi đấu trở về hãy cẩn thận kiểm tra sức khỏe cho gà. Quan sát biểu hiện của gà để có thể điều trị kịp thời.
  • Nếu có phát hiện gà bị bệnh thì hãy cách ly ngay; không nên để gà tiếp xúc lâu với những con gà khỏe khác.

Gà bị khò khè nặng không khó điều trị nếu như bà con nông dân biết cách. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính xác để có cách điều trị hiệu quả. Gà Chọi Việt đã tổng hợp được một vài kiến thức về căn bệnh gà khò khè và cách trị hiệu quả từ những nông dân lành nghề. Bà con có phương pháp nào điều trị hay hơn hoặc có ý kiến trao đổi vui lòng gửi bình luận cho chúng tôi.

Cách phòng bệnh cho gà

Trong công tác phòng bệnh cũng như kỹ thuật nuôi gà đá. Có 5 yếu tố cơ bản mà anh em sư kê cần lưu ý để giảm khả năng gà mắc bệnh. Thực hiện tốt các yếu tố này đảm bảo chiến kê luôn khỏe mạnh và sức đề kháng cao.

  • Yếu tố đầu tiên cần nói tới đó là chuồng trại nuôi gà. Giữ cho chuồng nuôi luôn trong trạng thái sạch sẽ, thay cát nền hoặc sàn thường xuyên. Dọn dẹp định kỳ và khử trung chuồng nuôi ít nhất 1 tuần 1 lần.
  • Mua gà ở nơi khác về không nên cho nhập bầy ngay với gà ở nhà. Mà cần phải nhốt riêng ít nhất 5 – 7 ngày để theo dõi chiến kê có đảm bảo ổn định sức khỏe hay không. Tránh mang mầm bệnh lây nhiễm cho chiến kê củ đồng thời tránh tình trạng gà bị chói nước. Qua thời gian đó thấy gà vẫn ổn định thì cho nhập bầy.
  • Có phưng pháp cách ly những con gà bệnh và gà khỏe nếu phác hiện cá thể bị bệnh. Cần thực hiện cách ly ngay để tránh lây lan và tiện cho quá trình theo dõi, chăm sóc chiến kê.
  • Các dụng cụ liên quan đến gà chọi cần phải về sinh sạch sẽ. Nhất là khăn tắm cho gà chọi cần lưu ý giặt sạch, sử dụng khăn riêng cho những con gà bị lác tránh bị lây. Sau khi tắm cho gà lác nhớ trụng khăn qua nước sôi để khử trùng. Các dụng cụ máng ăn máng uống cũng cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
  • Vào mùa dịch tránh nhận dưỡng gà hay gửi nhờ. Đây là việc cần thiết để bảo vệ đàn gà của bạn tránh khỏi những con mang mầm móng bệnh tật. Cũng như mang mầm bệnh về khu vực nuôi của chính mình.

Phòng bệnh cho gà bằng cách dùng kháng sinh

Trước khi nói về việc phòng bệnh bằng cách sử dụng kháng sinh. Đầu tiên anh em phải tìm hiểu xem thuốc kháng sinh là gì? Chức năng của nó giúp gì cho gà đá?

: Kinh nghiệm điều trị bệnh đậu gà hữu ích Update 03/2024

Thuốc kháng sinh có thể hiểu nom na là loại thuốc kháng khuẩn. Tiêm vào bên trong cơ thể gà sẽ diệt các mầm móng vi khuẩn gây bệnh từ sâu bên trong cơ thể. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho gà thường gặp các vấn đề như:

  • Kháng sinh không chỉ diệt mầm móng gây bệnh mà nó diệt luôn cả những lợi khuẩn cho cơ thể.
  • Thuốc sẽ mất tác dụng sau nhiều lần sử dụng. Vì vi khuẩn sẽ quen dần với thuốc kháng sinh nên không còn khả năng diệt khuẩn nữa.

Chính vì 2 vấn đề trên nên việc phòng bệnh cho gà bằng cách dùng kháng sinh. Chỉ nên áp dụng khi phát hiện gà có dấu hiệu mắc bệnh. Lưu ý tuân thủ liều dùng tránh lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều.

Xây dựng chuồng chăn nuôi để phòng bệnh cho gà chọi

Vào mùa mưa để tránh bị ngập nước thì chuồng trại nuôi gà cần được đặt ở nơi có địa hình cao ráo, bằng phẳng. Tránh được gió lùa cũng như ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bên cạnh đó chuồng trại cũng cần được che chắn cẩn thận tránh gió lùa, mưa tạt.

Chuồng trại cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng. Để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chuột chuồng nên có rào lưới, tre gỗ chắn ….

Một số câu hỏi thường gặp

Độc giả N.V.T: 200 con gà hơn 2 tháng tuổi bị khò khè, hen khẹc, dốc cổ gà lên thấy chảy nước. Đi ngoài phân loãng màu hơi đỏ. Cho hỏi nguyên nhân và cách khắc phục ?

TS Vũ Ngọc Sơn (nguyên GĐ TT Nghiên cứu & bảo tồn vật nuôi – Viện chăn nuôi): theo như mô tả thì đàn gà nhà anh đã mắc bệnh CRD và cầu trùng. Tuy nhiên trường hợp này bệnh CRD là chủ yếu. Cho nên chúng tôi sẽ lưu ý với anh cách phòng bệnh CRD:
– Với hình thức nuôi gà bán chăn thả, nên thả gà lúc thời tiết khô ấm, tạnh ráo.
– Nuôi gà với mật độ 200 con/ 30m2 là được. Chất độn chuồng luôn tới xốp, không bết phân, có mùi khó chịu.
Thuốc điều trị cho trường hợp này là:
TYLOSIN kết hợp với thuốc trị cầu trùng ANTICOX (hoặc COXSITOP hoặc ANTI CRD hoặc COLI SPYRIN).
Thuốc trị cầu trùng thì trong 3 ngày đầu tiên pha 1g/ lít, 2 ngày còn lại pha 1g/ 2 lít nước. Bệnh CRD dùng thuốc trong 7 ngày liên tục, pha theo tỉ lệ 1gr/ 2 lít nước. Trường hợp gà bệnh năng thì sau 1 đợt điều trị cho gà nghỉ 7 ngày mới điều trị tiếp 7 ngày.

Độc giả L.H.H: gà 2 tháng tuổi có biểu hiện hen, khẹc. Đã sử dụng thuốc nhưng không khỏi. Cho hỏi nguyên nhân và cách khắc phục ?

: 5 nguyên nhân làm gà chọi yếu chân và mẹo chữa trị hiệu quả Update 03/2024

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch (Giảng viên học viện Nông nghiệp Việt Nam): Theo như mô tả thì đàn gà của anh có thể bị các loại bệnh sau:
– CRD: gà hen khẹc, chảy nước mắt, phân xanh trắng, một sô bị viêm khớp,…
– IB: gà bỏ ăn, ủ rũ, thận sưng to, mệt mỏi,…
– NB – NIT (viêm thanh khí quản truyền nhiễm): thường gặp ở gà độ tuổi hậu bị, sinh sản. Gà có các biểu hiện hen khẹc, dịch nhầy ở mũi cô lẫn máu, có vệt màu đen trên nền chuồng.
– ORT: gà hen khẹc, ngáp đớp khí, có bã đậu ở phổi và khí quản
– Newcaste: gà thường vẩy mỏ, kêu toác toác, bị chướng diều, khi dốc ngược gà thấy có chảy ra nước màu xám và có mùi hôi.
Với miêu tả của độc giả rất khó để nhận biết chính xác căn bệnh, chúng tôi xin đưa ra phác đồ điều trị tổng hợp hen khẹc cho gà như sau:
– Sử dụng 100gr tỏi/ 10 lít nước (giã nhuyễn tỏi), lọc lấy nước trong cho gà uống. Bã tỏi trộn với thức ăn cho gà.
– Dùng kháng thể Gum tiêm cho toàn bộ đàn gà theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, tiêm trong 3 ngày liền.
– Sau 3 ngày dùng vacxin ND – IB, pha nước cho đàn gà uống với liều lượng gấp đôi khi tiêm phòng.
– Dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm: DOXY 75 hoặc DOXY 50 hoặc TIMYCOSIN hoặc TETRAMYCIN. Sử dụng 1 trong 3 loại trên phối hợp với FLOR 30 hoặc THIAMPHENICOL 20% hoặc ENROCIN 10% trộn vào thức ăn hằng ngày. Sử dụng cho gà từ 5 – 7 ngày.
– Dùng thêm thuốc Điện giải Vitamin + Super Vita + giải độc gan thận cho gà uống trong 10 – 15 ngày.
– Hỗ trợ tiêu hóa: dùng men tiêu hóa (LACTOZYM hoặc PROZYM) trộn vào thức ăn cho gà liên tục từ 7 – 10 ngày.

Rate this post