Tại sao Hamster hay cắn phá? Cách xử lý khi Hamster cắn lung tung Update 04/2024

Mặc dù Hamster thường được coi là thú cưng lý tưởng cho trẻ em và khá được ưa chuộng, tuy nhiên trong một số tình huống, chuột Hamster có thể cắn bạn và phá đồ đạc. Dù vậy nhưng rất hiếm khi một con Hamster thực sự hung dữ và chúng thường chỉ cắn khi chúng sợ hãi. Những chiếc răng nhỏ bé đó có thể không gây ra nhiều nguy hiểm như những con vật khác, nhưng vết cắn sẽ làm tổn thương và là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. May mắn thay, bạn có thể dần dần huấn luyện Hamster của mình ngừng cắn.

Tại sao Hamster cắn phá?

Hamster thuần hóa đã được huấn luyện thường xuyên, vì vậy chúng quen với con người và không dễ sợ hãi. Mặt khác, chuột Hamster hoang, bị bỏ rơi, thường không được thuần hóa và chúng thường cắn nếu bạn cố nhặt chúng lên hoặc thậm chí chỉ cần thấy bạn chúng đã xù lông lên. Khi bạn đối phó với những bé chuột Hamster này, điều quan trọng nhất cần nhớ là chúng cắn vì chúng sợ chứ không phải vì chúng hung dữ. Bản tính Hamster rất hiền vì vậy bạn không cần phải lo lắng một khi đã thuần dưỡng được chúng.

: Tại sao Hamster hay cắn phá? Cách xử lý khi Hamster cắn lung tung Update 04/2024

Làm thế nào để ngăn chặn việc Hamster hay cắn phá?

Cách để tiếp cận và dạy dỗ một bé Hamster hay cắn chính là sự kiên nhẫn. Bạn cần phải có được sự tin tưởng của Hamster, mà đây là quá trình không chỉ Hamster mà bất kì con vật nào cũng cần thời gian dài và chậm rãi.

Một trong những cách để tiếp cận Hamster tốt nhất và nhanh nhất chính là không đưa tay lên đầu nó hoặc bắt lấy nó. Dù là Hamster hay vật nuôi nào thì việc bạn làm như thế chỉ khiến chúng sợ hãi và quay ra cắn bạn.

Khi tiếp xúc với Hamster hãy đưa tay lại gần bé cho bé ngửi, nếu bé cảm thấy an toàn bé sẽ tiến về phía bạn, khi đó hãy nhẹ nhàng đưa tay lên xoa đầu bé, như vậy bạn đã thành công trong việc “dụ dỗ” một bé Hamster về đội của bạn; nhưng nếu bé không lại gần mà chạy ra xa thì bạn hãy chờ đợi một dịp khác tiếp xúc với bé vì hiện tại bé không muốn làm quen với bạn.

Tuy đó chỉ là bước đầu tiên trong việc huấn luyện Hamster nhưng nếu thành công, việc thuần dưỡng bé sẽ trở nên dễ dàng hơn vì bé tin bạn và cảm thấy an toàn khi ở với bạn.

Đừng nản lòng nếu phải mất một tháng hoặc thậm chí lâu hơn để có được lòng tin của Hamster. Và nếu Hamster của bạn ngoan hơn và phản hồi tích cực hơn với bạn, bạn có thể rút ngắn thời gian giữa các bước. Nếu Hamster của bạn vẫn còn sợ hãi bất cứ lúc nào, hãy quan tâm và dành thời gian cho bé nhiều hơn chút nữa.

: Cách nuôi cá bảy màu không bị chết Update 04/2024

Theo thời gian, Hamster sẽ học được cách xem bạn là người chăm sóc nó và không sợ bạn nữa.

Tuần 1: Hãy để Hamster làm quen với bạn 

Vào buổi tối, đây là thời gian Hamster hoạt động mạnh nhất, hãy dành thời gian ngồi gần chuồng và nói chuyện với Hamster. Bạn có thể đọc hoặc thậm chí hát cho nó nghe nếu bạn không biết phải nói gì. Mục đích là để cho Hamster quen với sự hiện diện của bạn, đặc biệt là mùi hương và giọng nói.

Việc bị di chuyển đến một cái lồng mới trong môi trường mới thường làm Hamster căng thẳng. Tại thời điểm này, đừng cố chạm vào chuột Hamster của bạn và để chúng có được một không gian thoải mái nhất.

Trong những ngày đầu với Hamster của bạn, bạn có thể cần nhặt nó lên để làm sạch lồng hoặc đưa nó trở về chuồng khi trốn ra ngoài. Để nhặt Hamster trước khi nó hoàn toàn học được cách chấp nhận bạn, hãy dồn nó vào một góc bằng khăn giấy hoặc một cái miệng cốc lớn sau đó nhẹ nhàng bỏ bé xuống. Thời gian đầu những việc này khá khó khăn vì bé rất sợ và có thể cắn bạn, đồng thời nếu bạn ép bé quá có thể Hamster sẽ bị stress.

Tuần 2: Hãy để Hamster làm quen với bàn tay của bạn

Thử thách này có thể dễ cũng có thể khó nếu bạn chưa hoàn toàn quen với bé. Đặt bàn tay lại gần bé, nếu bé đã leo lên thì tiếp tục trong vài ngày rồi để xa hơn tập cho bé khi thấy tay bạn sẽ leo lên (nên đặt thức ăn trên tay những thời gian đầu).

Nếu bé không chịu leo lên tay của bạn thì hãy rải thức ăn thành đường đi để bé leo lên tay bạn

Đừng cố chạm vào chuột Hamster của bạn vì sẽ khiến chúng sợ hãi, nhưng nếu nó trở nên tò mò, hãy để nó đánh hơi hoặc khám phá bàn tay của bạn.

Tuần 3: Chuẩn bị đồ ăn cho Hamster

: Chứng tiêu chảy ở Chồn sương | Nguyên nhân và cách xử lý Update 04/2024

Đến thời điểm này, bạn có thể đã phát hiện ra một số món ăn yêu thích của Hamster. Nếu không, hãy thử hạt hướng dương, nho khô và táo. Mặc dù bạn chỉ nên cho thú cưng ăn những món này ở lượng vừa phải, nhưng chúng có thể là công cụ huấn luyện tuyệt vời.

Sau khi đã xác định được món ăn yêu thích của bé hãy dùng chúng để tập luyện cho bé và có thể đây là cách để tạo lòng tin cho Hamster với chủ nhân của mình.

Tuần 4: Thú cưng đáng yêu mang tên Hamster

Khi Hamster đã cảm thấy thoải mái khi gần bạn thì từ đây bạn có thể sống một cuộc sống nhẹ nhàng với Hamster của mình. Bé sẽ không cắn bạn nữa mà chuyển sang ỷ lại và dụi vào tay hoặc chân bạn. Lúc này là lúc bạn có thể hoàn toàn bế bé lên mà không lo bé cắn hay chạy nữa. Bạn cũng có thể thoải mái vuốt ve âu yếm bé vì bé đã hoàn toàn tin tưởng bạn.

Tuần 5: Âu yếm Hamster của bạn 

Hãy ôm và xoa người cho Hamster, lúc này thay vì sợ hãi chúng sẽ cảm thấy rất thoải mái. Một cách tiếp cận tốt là lôi kéo Hamster của bạn lên tay bằng các món ăn. Sau đó, bạn có thể thử kéo nó lên bằng cả hai tay.

Đặt một tay ở hai bên của Hamster và sau đó đưa hai tay vào nhau dưới bụng của nó. Nhẹ nhàng xoa bụng cho Hamster của bạn, thay vì nắm chặt trên lưng của nó. Hamster đôi khi sẽ cảm thấy bị áp lực vùng lưng và quay lại cắn bạn như lúc đầu.

Đừng đưa Hamster của bạn lên khỏi mặt đất trong trường hợp nó cố gắng nhảy ra khỏi tay bạn. Lúc đầu, hãy thử giữ nó ngay trên sàn chuồng của nó, dần dần nâng lên cao hơn một chút. Giữ một con hamster đối mặt với cơ thể của bạn có thể làm cho nó ít có khả năng cố gắng nhảy đi.

Lời khuyên

  • Rửa tay trước khi xử lý Hamster của bạn để ngón tay của bạn không có mùi như thức ăn.
  • Mặc dù đeo găng tay dày có thể mang lại sự bảo vệ, nhưng chỉ nên làm tạm thời vì chuột Hamster được thuần hóa tốt nhất khi chúng quen với mùi hương của bạn, chúng không thể phát hiện mùi qua găng tay. Khi đã quen có thể để bé trên tay không và cảm nhận bộ lông mềm mại của bé.
  • Nếu Hamster cắn tay bạn, đừng đánh bật nó ra ngay. Cố gắng nhẹ nhàng đặt nó xuống hoặc sử dụng bàn tay khác của bạn để cạy nó ra.
  • Không bao giờ la mắng, la hét, hoặc đánh Hamster. Cố gắng giữ bình tĩnh và nhớ Hamster của bạn đang cắn vì sợ hãi chứ không hề gây hấn.

Lời kết

Hamster luôn là một cô bé chú bé ngoan ngoãn và yêu thương chủ nhân của mình. Chúng chỉ cắn người khi cảm thấy sợ hãi. Hãy luôn tạo cho bé một cảm giác an toàn để bé có thể tự do thoải mái vui chơi nhé.

: Cách nuôi cá hồng két lên màu đẹp và cách chăm sóc chúng Update 04/2024

Rate this post