Bí Quyết Giúp Gà Chọi Hết Biếng Ăn, Bỏ Ăn Cực Hiệu Quả Update 03/2024

Vấn đề gà không chịu ăn, lười ăn, biếng ăn là một vấn đề không quá hiếm gặp mà các sư kê đang nuôi gà đá, gà chọi đều từng trải qua. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng khi gà biếng ăn sẽ khiến trọng lượng giảm, dễ mất sức. Cho nên việc tìm hiểu cách trị gà không chịu ăn cũng rất đáng được anh em quan tâm. Sau đây là bài viết mà Thần Kê đã đúc kết được về vấn đề cách trị gà lười ăn mời anh em cùng nhau tìm hiểu nhé.

Các dấu hiệu của gà không chịu ăn

Bằng mắt thường có thể nhìn thấy tình trạng gà chán ăn bỏ bữa thông qua những biểu hiện sau:

  • Gà ăn ít, chủ yếu chỉ ăn mồi mà không ăn lúa, thóc.
  • Gà ốm đi, chậm lớn dù có đầy đủ thức ăn nước uống.
  • Xuất hiện hiện tượng chướng diều, dáng vẻ mệt mỏi, không hoạt bát.
  • Có thức ăn chưa tiêu hóa hết lẫn trong phân.
  • Gà gầy rạc, chậm lớn đi lại chậm chạp, da tái nhợt.

cách trị gà không chịu ăn

Nguyên nhân gà chọi lười ăn

Khi quan sát anh em thấy gà chọi bỏ bữa, ăn ít có thể do 5 nguyên nhân sau:

  • Trong hệ tiêu hóa của gà có quá nhiều chất xơ dẫn đến việc thức ăn bị vón cục, gà bị nghẽn ruột.
  • Gà tơ mới cầm chuồng chưa quen với chế độ ăn theo bữa
  • Cho gà ăn quá nhiều mồi tươi
  • Trong quá trình ăn gà đá ăn quá no dẫn đến việc không tiêu hoá kịp; tạo cảm giác khó chịu trong bụng cũng gây ra tình trạng gà biếng ăn.
  • Nghiệm trọng hơn gà có thể đang mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa.

Cách giúp gà chọi hết biếng ăn, bỏ ăn

Cách chữa gà không chịu ăn thóc, lúa chỉ ăn mồi

Vấn đề này xuất hiện trong mọi giai đoạn phát triển của gà, do các sư kê cho chúng ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột làm cho gà bị ngán và chỉ hứng thú với các loại dế, côn trùng, sâu bọ,… Trong trường hợp này, cách tốt nhất bạn nên hạn chế việc sử dụng mồi cho gà; hãy nhốt chúng lại không cho ăn uống.

Đợi khi gà thật đói (kêu to) thì hãy cho chúng ăn, kèm theo đó bạn nên pha vào thêm tỏi đã băm nhuyễn (đối với thức ăn); nước tỏi (trộn vào đồ uống). Triệu chứng sẽ giảm sau 2 – 3 ngày.

Còn cách chữa gà chọi không chịu ăn bạn hãy cho gà của mình huấn luyện ở cường độ cao. Nhất là vào buổi sáng với những đòn vần nhau, chạy quanh,… không cho gà ăn sáng trước.

ga khong chiu an

Cách chữa gà không chịu ăn do chướng diều

Biểu hiện chán ăn do chướng diều xuất hiện do khẩu phần ăn của gà có quá nhiều chất xơ hoặc gà bị bội thực đồ ăn. Tình trạng này không đi kèm với những dấu hiệu bệnh lý khác mà chỉ có biểu hiện diều chướng to.

Khi bạn sờ vào diều lắm lúc sẽ thấy rất cứng nhưng đôi khi lại rất mềm.Lúc này, miệng gà lúc này có mùi hôi bởi thức ăn lâu năm lên men hình thành nên.

Để chữa trị dứt điểm tình trạng này, bạn hãy thực hiện theo các phương pháp sau:

  • Trường hợp diều gà mềm: Pha hỗ hợp men tiêu hóa + điện giải multivitamine, cho uống trong hai ngày liên tiếp.
  • Trường hợp diều gà cứng: Trường hợp này nghiêm trọng hơn, bạn hãy tiến hành thông diều gà theo các bước sau.

Bước 1: Châm nước

Chuẩn bị kim tiêm đã bơm sẵn nước, dùng bơm banh mỏ gà và bắt đầu bơm nước từ gốc lưỡi đến họng. Tuyệt đối chú ý không được bơm vào lỗ thở của gà, sẽ khiến chúng bị ngạt.

Bước 2: Xoa bóp diều

Khi diều đã được bơm đầy nước, bạn hãy xoa bóp diều gà nhe nhàng. Gà nên để đặt ngửa để thức ăn không bị trào ra ngoài.

Cùng với phương pháp thông diều bạn nên kết hợp cho uống men tiêu hoá và multivitamine. Đặc biệt hãy chú ý đến bữa ăn của gà, cho gà ăn cám ngâm và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Trong quá trình chữa bệnh cho gà nên đồng thời quan sát xem gà có xuất hiện thêm bệnh lý khác hay không. Nếu có bệnh hãy nhanh chóng chữa trị dứt điểm để tránh bệnh khó kiểm soát và nặng thêm.

Cách trị gà không chịu ăn bằng thuốc tây

Khi thấy tình trạng gà chán ăn, anh em có thể áp dụng phương pháp sau đây để trị cho gà

  • Thuốc Smecta: 5 bịch
  • Thuốc trị tiêu chảy Eldoper: 10 viên

Mỗi ngày trước bữa ăn cho gà uống 1/2 bịch smecta trước khi ăn nửa tiếng. Đợi gà ăn xong thì nhét viên Eldoper cho gà nuốt. Thực hiện 2 lần sáng chiều mỗi ngày. Buổi trưa nên cho gà ăn cà chua, lưu ý chỉ nên cho nửa quả mỗi lần thôi nha. Bổ sung thêm các loại rau và giá đỗ.

Một lưu ý nữa đó là không nên cho gà uống nước chán chê mà nên han chế lại; chỉ cung cấp lượng nước uống vừa đủ. Đồng thời sử dụng các loại thức ăn mềm hơn, không nên sử dụng lúa thóc trong khi gà đang bị bệnh.

ga luoi an

Cách phòng tránh việc gà không chịu ăn?

Phòng bệnh trước vẫn tốt hơn anh em ạ! Tránh cho việc khi gà đá bỏ ăn lại lo sốt vó lên đi tìm đủ thứ cách trị gà không chịu ăn. Có khi không hết mà còn khiến gà bị nặng hơn thì nguy. Một vài cách để phòng bệnh gà không chịu ăn:

  • Hạn chế cho gà ăn linh tinh, cần phải đảm bảo nguồn đạm cung cấp như: thịt, cá,… phải tươi ngon, sạch sẽ.
  • Sau khi gà đá về hoặc có những bài tập sâu hồ; thì trong 3 ngày tiếp theo nên sử dụng thuốc smecta nửa gói cho gà uống trước bữa ăn nửa tiếng; và 1/2 ống Enterogermina (men tiêu hóa) sau khi ăn. Cứ mỗi ngày thực hiện 2 lần vào sáng và chiều trong 3 ngày.
  • Tránh sử dụng đồ ăn sống cho gà (thịt, cá,…) sau khi gà thi đấu về khoảng 5 ngày.
  • Phơi nắng rất tốt nhưng cái gì quá nhiều đôi khi lại gây hại ngược lại. Cho nên cần phải có thời gian phơi nắng khoa học nhất cho gà. Trong lúc cho gà phơi nên thêm vào một gào nước lạnh để trong bội cho gà có thể uống.
  • Sử dụng thuốc bổ cho gà chọi nuôi hàng ngày để khắc phục vấn đề gà lười ăn thì thật tuyệt vời.

Cách nuôi gà chọi chiến sung mãn nhất

Dựa vào từng giai đoạn phát triển của gà, chúng sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Nên cách nuôi gà chọi con nhanh lớn cũng sẽ khác nhau tùy vào từng thời kỳ, bạn có thể bổ sung dưỡng chất từ thức ăn cũng sẽ khác nhau.

– Đối với gà chọi con mới nở

: Bí Quyết Giúp Gà Chọi Hết Biếng Ăn, Bỏ Ăn Cực Hiệu Quả Update 03/2024

Đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm, bạn cần thực sự lưu ý để chăm sóc thuận lợi và phát triển tốt nhất. Do đó, hãy đảm bảo nhiệt độ và nước uống cho gà chọi mới nở. Và luôn đảm bảo sức khỏe cho chúng trong thời gian đầu, hãy hạn chế những nơi bị thoáng gió và nhiệt độ quá thấp.

Bổ sung các loại nước uống và được pha các chất cúm gà hiệu quả. Hãy thêm vitamin và đường glucozo vào thức ăn cho gà. Đối với gà con có hệ tiêu hoá non nớt, bạn nên sử dụng các loại cám công nghiệp là phù hợp để phát triển tốt nhất.

– Gà chọi con ở tháng đầu tiên

Dựa vào từng giai đoạn để chăm sóc gà sao cho tốt nhất:

  • Tuần đầu tiên: Nên cho gà chọi ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hoá và tránh xa các đồ ăn tanh, cứng (thóc hay thịt). Thời gian này nên cho gà ăn cám công nghiệp vì chúng chưa rất nhiều chất cần thiết cho gà để phát triển tốt nhất.
  • Tuần thứ 2: Sau một tuần, gà chọi con đã nhanh lớn và hoạt bát hơn rất nhiều. Nên bổ sung ngay các chất dinh dưỡng cần thiết có trong rau xanh, gạo (thóc hoặc xay)… để cho gà lớn nhanh hơn.
  • Tuần thứ 3: Đến lúc này, gà đã bắt đầu thay lông nên cơ thể cần được nạp các chất dinh dưỡng đủ nhiều. Các loại thức ăn lúc này nên mua để cho gà chọi con ăn như mồi thịt cá, nên cho chúng ăn 1 đến 2 ngày/lần.
  • Tuần thứ 4: Gà đã khá cứng cáp, nên bạn có thể thả chúng trong các khu vực nhất định để chúng tự phát triển. Đừng quên bổ sung đồ ăn theo những khung giờ đã định.

– Gà chọi con từ 2-5 tháng tuổi

: Phương Pháp Điều Trị Gà Ủ Rũ Kém Ăn Xệ Cánh Nhanh Chóng Và Tiết Kiệm Update 03/2024

Đây là giai đoạn rất quan trọng vì thời gian này sẽ quyết định đến thể hình, thể chất của gà trưởng thành. Gà trống đã bắt đầu trổ mã, học gáy, còn gà mái thì đã phát triển buồng trứng. Do đó, nên bổ sung cho chúng các loại thức ăn giàu dưỡng chất, nhiều vitamin và canxi. Hãy chuyển đồ ăn sang thóc hoàn toàn, thóc được chọn lựa bỏ những hạt lép. Kết hợp với thịt bò, thịt lợn, các loại cá, lươn, trạch… vì chúng rất giàu dưỡng chất và rất tốt để nuôi gà chọi phát triển tốt nhất.

– Gà chọi từ 6 tháng trở lên

Lúc này, gà chọi đã hình thành được form dáng cũng như đòn thế. Vì thế, giai đoạn này không chỉ cung cấp chế độ dinh dưỡng, mà hãy để cho gà được tập luyện thì chúng mới có nhiều lực để chiến đấu được. Chế độ ăn vẫn nên bổ sung như giai đoạn lúc 2-5 tháng tuổi, có thể thêm nhiều mồi hơn vì lúc này chúng tập luyện cao nên khá mệt.

Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn và những lưu ý cần nhớ

Dù là gà chọi con hay gà lớn hơn thì cũng nên chú ý những điều dưới đây để nuôi và chăm sóc chúng một cách tốt và khỏe mạnh nhất, hạn chế tối đa được các bệnh thường gặp ở gà chọi.

– Thời gian cho ăn

Nếu có mốc thời gian cho ăn hợp lý, gà chọi sẽ đi vào nề nếp và dần hình thành thói quen khoẻ mạnh, phát triển tốt hơn rất nhiều.

: 6+ Phương Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Gà Mổ Lông Đuôi Phao Câu Nhau Update 03/2024

Khung giờ hợp lý nên cho gà chọi ăn hợp lý nhất là: Sáng và tối.

  • Buổi sáng: Là nguồn năng lượng để gà chọi có thể hoạt động và phát triển tốt nhất.
  • Buổi chiều: Cung cấp nguồn dinh dưỡng dự trữ giúp thúc đẩy phát triển trong thời gian ngủ đông.

– Cách chọn thức ăn cho gà

Đối với gà con mới nở, bạn nên chọn những loại thức ăn nhẹ nhàng như cám hoặc gạo. Lưu ý, tuyệt đối không nên sử dụng các loại thức ăn quá cứng và khó tiêu như thóc hoặc các chất thịt cá khác. Khi bạn muốn cho gà ăn một loại thức ăn mới, nên cho chúng ăn từ từ và theo dõi tình trạng sức khoẻ của gà. Nếu khi bổ sung các loại thức ăn này, chúng không có tác dụng phụ nào, hãy tiếp tục gia tăng lượng thức ăn theo thời gian. Cũng đừng quên bổ sung thêm các loại rau củ quả giúp cung cấp các loại chất dinh dưỡng.

– Bổ sung các vitamin và khoáng chất

Những loại vitamin khoáng chất cần thiết, bạn nên bổ sung vào thức ăn cho gà chọi như thịt bò, lươn, rắn… Tuy nhiên, để thuận tiện nhất, bạn cũng có thể bổ sung qua các loại thuốc được dùng riêng cho gà để giúp chúng tăng trưởng tốt nhất.

– Tiêm phòng vắc xin cho gà chọi con đầy đủ

Hãy phòng bệnh cho đàn gà chọi trước khi chữa bệnh, vì thế việc tiêm phòng vacxin theo định kỳ là hoàn toàn cần thiết, để giúp phòng các loại bệnh hay xảy ra ở gà: Hen, niu-cat-to, bại liệt, đậu… Giúp chúng tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.

: Bí kíp phòng trị bệnh nấm họng ở gà chọi an toàn, hiệu quả 100% Update 03/2024

Trên đây là toàn bộ những cách chữa gà không chịu ăn theo hướng dẫn của các chuyên gia. Với những phương pháp đơn giản trê hy vọng các anh em sẽ áp dụng chữa trị thành công tình trạng bệnh kể trên. Chúc bạn luôn có những chú chiến kê khoẻ mạnh và dũng mãnh.

Rate this post