Cách Trị Xà Mâu Cho Chó 1 Lần Và Dứt Điểm Mãi Mãi Trong 1 Tuần Update 04/2024

Xà mâu là bệnh gì?

Bệnh xà mâu ở chó (hay còn gọi là viêm da do Demodex) là loại bệnh ngoài da thường gặp ở chó. Demodex Canis, sinh vật hội sinh có dạng nhỏ, thon và dài như điếu thuốc lá. Thường tấn công vào da chó khi hệ miễn dịch của vật chủ bị suy yếu.

: Cách Trị Xà Mâu Cho Chó 1 Lần Và Dứt Điểm Mãi Mãi Trong 1 Tuần Update 04/2024

Cần có sự quan tâm đúng mực về bệnh xà mâu ở chó

Cái ghẻ Demodex phát triển với tốc độ chóng mặt. Toàn bộ vòng đời của nó chỉ xảy ra vỏn vẹn 3 tuần nhưng lại để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Bởi chỉ có thể tấn công vào thời kì chó yếu, nên xà mâu thường gặp nhất là ở chó con. Nhất là ở những tuần đầu bú mẹ.

Triệu chứng của bệnh xà mâu

Bệnh xà mâu có thể chia làm hai loại với triệu chứng. Mức độ hoàn toàn khác nhau. Bao gồm: xà mâu khu trú và xà mâu toàn thân. Xà mâu khu trú kém nghiêm trọng hơn, thường không gây ngứa và làm rụng lông từng vùng nhỏ, dễ chữa trị.

bệnh xà mâu ở chó có nhiều loại

Trong khi xà mâu toàn thân làm trụi lông từng mảng, gây đau đớn, dị ứng, mụn mủ cho chó. Thậm chí khiến chó bị nhiễm khuẩn thứ cấp, suy kiệt rồi dẫn đến tử vong.

1. Xà mâu khu trú

Thường gặp ở chó con, gây rụng lông từng vùng nhỏ (khoảng dưới 10 vùng), không gây ngứa. Xà mâu khu trú có thể được chữa trị hiệu quả bằng cách liệu pháp đơn giản hoặc bằng những bài thuốc dân gian.

2. Xà mâu toàn thân

: Nên cho Chuột nhảy ăn gì? Khẩu phần ăn thích hợp dành cho Chuột nhảy dành cho người mới Update 04/2024

Thường gặp ở cả chó con và chó trưởng thành. Chó càng lớn càng khó điều trị. Triệu chứng của chứng bệnh này là chó bị trụi lông toàn thân. Trên da xuất hiện những điểm lở loét, mụn mủ tràn dịch. Bệnh có thể khiến chó lờ đờ, chán ăn, sốt do nhiễm trùng huyết. Chữa trị tình trạng bệnh này toàn thân cho chó rất phức tạp, lâu dài. Nó vừa đòi hỏi tiêu diệt được cái ghẻ, vừa phải chú ý tăng sức đề kháng cho chó khỏi sốt, nhiễm khuẩn…

Cách chữa trị chó bị xà mâu

Để chữa trị dứt điểm bệnh này cho chó, cần phân loại được bệnh. Nhằm xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau đó đem chó tới các trạm y tế, bệnh viện thú y có uy tín gần nhất để chữa trị kịp thời. Với những trường hợp bệnh biến chứng nghiêm trọng, tránh chữa trị tại nhà.

Nên điều trị dứt điểm bệnh xà mâu ở chó

1. Với xà mâu khu trú: Dùng dung dịch Advocate nhỏ trên da chó đặc biệt là những vùng bị ghẻ 1 lần/tháng. Kết hợp cùng dầu Dermaleen tắm cho chó 1 tuần/lần. Hoặc sử dụng 0,5 – 5ml Catosal tiêm vào da chó/con/tuần. Nếu bệnh nhẹ, có thể sử dụng nước lá sả đun sôi để nguội tắm rồi sấy khô lông chó vẫn đạt được hiệu quả.

2. Với xà mâu toàn thân: Sử dụng thuốc nhỏ Advocate và dầu tắm Dermaleen như trên. Kết hợp cùng Amoxisol L.A tiêm dưới da chó 2 ngày/lần. Catosal® 10% tiêm 3 ngày liên tục. Đặc biệt có thể sử dụng kem bôi ngoài VETZYME ngăn ngừa mụn mủ, Histamin, corticosteroid điều trị dị ứng. Chú ý bổ sung vitamin, dưỡng chất cho chó để chó mau lành bệnh.

Phòng bệnh xà mâu cho chó

Ông cha ta thường nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi học cách phòng ngừa căn bệnh này cho chó luôn khỏe mạnh nhé.

: Hoa hồng cổ vân khôi hoa đẹp Update 04/2024

Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tránh phát tán bệnh xà mâu ở chó

– Ngăn ngừa cái ghẻ Demodex Canis bằng cách vệ sinh chỗ ở của chó thơm tho, sạch sẽ. Sử dụng các loại thuốc xịt đặc dụng trị ghẻ, chấy, rận (Frontline…) vào những khu vực chó thường nằm nghỉ, chơi đùa. Điều trị dứt điểm các dấu hiệu ghẻ, lở càng sớm càng tốt.

– Giữ vệ sinh cho chó bằng các loại xà phòng, dầu tắm chó mèo (Dermaleen, Bio Shamphoo 1…) khoảng 1 tuần/lần. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm giành cho người lên chó. Có thể gây kích ứng nặng nhẹ tùy mức độ, vừa không có tác dụng thậm chí gây nguy hiểm.

Tiêm phòng cho thú cưng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh bệnh xà mâu ở chó

– Tiêm phòng cái ghẻ cho chó, vừa tránh được cả kí sinh ngoài lẫn kí sinh trong. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ của chó. Có thể sử dụng các loại thuốc tiêm thường dùng như: BIVERMECTIN 0,1% ® 1ml/2,5 – 3kg thể trọng, tiêm 2 tháng/lần.

– Tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, vitamin cho chó bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng: SmartHeart Beef, Pedigree Puppy, Bio…

Qua những chia sẻ ở trên, chúng tôi mong bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi gặp những triệu chứng bất thường của bệnh này. Đồng thời có giải pháp chữa trị kịp thời khi chó cưng mắc bệnh. Hoặc tốt nhất là biết cách phòng bệnh ở chó hiệu quả nhé!

Sưu tầm từ: sieupet.com

: Thuyết minh về con chó nhà em Update 04/2024

Rate this post