Các cá cảnh đẻ con dễ sinh sản được nhiều người lựa chọn nhất Update 03/2024

Các cá cảnh đẻ con dễ sinh sản được nhiều người lựa chọn nhất Update 03/2024

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã của nhiều người. Hàng ngày ngắm nhìn, chăm sóc những chú cá cảnh, nhìn chúng lớn lên hàng ngày là một niềm vui, niềm đam mê không hề nhỏ.

Trong bài viết hôm nay Fao sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách chăm sóc các loại cá cảnh dễ sinh sản và đặc biệt là những giống các loài cá cảnh đẻ con dễ nuôi phổ biến trên thị trường hiện nay nhé.

: các loại cá cảnh đẻ con

Đặc điểm chung của các loại cá cảnh đẻ con

Cá có thể đẻ trứng bằng nhiều cách. Một số loài làm phân tán trứng, một số lại đặt trứng trên giá thể, loài khác thì làm tổ, một số lại ngậm trứng trong miệng,…

Các loại cá cảnh đẻ con

Bởi cá cảnh có những hình thức đẻ trứng phong phú như vậy nên người nuôi cá phải chuẩn bị bể nuôi thích hợp. Những loài cá cảnh làm phân tán trứng thường không bảo vệ trứng mà có thể chúng sẽ ăn trứng. Muốn giữ trứng được nguyên vẹn, bạn có thể áp dụng nhiều cách.

Nên tách cá bố và cá mẹ ra ngay sau khi đẻ, hay có thể làm một lớp sỏi đá ở đáy bể để cho trứng rơi tránh bị cá bố mẹ ăn.

Ngoài ra bạn cũng có thể trồng thêm nhiều loại cây trong hồ để trứng dính bám vào giúp che giấu kẻ ăn mồi. Hay sử dụng một chiếc lưới chìm cho cá đẻ trên đó, trứng sẽ tự động rơi xuống dưới.

Với những loài cá cảnh đẻ con chôn vùi trứng, thì đáy của bể cần được phủ bằng một lớp than bùn phía trên sỏi để cá có thể vùi trứng vào trong đó. Cá đẻ trên giá thể bảo vệ trứng và cá bột; vì vậy cần có đá thích hợp và hang làm chỗ đẻ tốt cho chúng.

Ngược lại, cá cảnh làm tổ lại không đòi hỏi một vật liệu riêng biệt nào, chúng tự giác thu lượm những mảnh cây. Bạn nên trồng nhiều cây cỏ trong bể để tạo chỗ ẩn nấp cho cá mẹ sau khi đẻ.

Ở những chú cá ấp trứng bằng miệng, sự ấp trứng xảy ra tại vị trí khoang miệng của cá cái. Cá này, trong suốt quãng thời gian đó rất cần sự yên tĩnh và hòa bình; cá cũng không nghĩ tới việc ăn uống.

Các loài cá cảnh đẻ con

1. Cá Betta (Cá Xiêm) – Cá cảnh đẻ con

Cá betta - cá cảnh đẻ con

Cá Xiêm, Cá Betta hay một vài tên gọi khác như cá đá, cá lia thia, hay cá chọi đều là một giống cá nhưng tùy từng địa phương mà gọi chúng khác nhau. Lần đầu tiên tìm thấy loài cá này là tại những vùng nước nông của Thái Lan.

Cá xiêm có hình dáng tương đối dễ thương, nhiều màu sắc rực rõ, điểm độc đáo ở loại cá cảnh đẻ con này là chiếc đuôi xòe rộng trông rất ấn tượng. Khi phát triển tới giai đoạn trưởng thành chúng thường xuyên đá nhau, vì vậy mà trẻ em hay người lớn đều thích nuôi để làm thú tiêu khiển.

Ép cá betta không khó nhưng cần đôi chút kỹ thuật. Đặc biệt là cảm giác háo hức, mong chờ những chú cá con sắp chào đời.

2. Cá vàng – Các loại cá cảnh đẻ con

Cá vàng - cá cảnh dễ sinh sản

Cá vàng là một thành viên khá nhỏ trong họ cá chép. Loại cá cảnh dễ sinh sản này được nhân giống đầu tiên tại đất nước Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Tới thời điểm hiện tại, chúng là giống cá vô cùng phổ biến để nuôi làm cảnh và cũng là lựa chọn hàng đầu của những người mới bắt tay vào nuôi cá cảnh.

Nhắc tới các loại cá cảnh đẻ con thì không thể bỏ qua cá vàng, chúng rất dễ sinh sản nếu bạn nắm được tập tính của chúng, cá vàng thường sinh sản vào thời điểm mùa xuân.

Nếu muốn cá đẻ con, bạn chỉ cần giảm nhiệt độ bể xuống khoảng 10 đến 12 độ C để mô phỏng mùa đông. Sau đó tăng dần nhiệt độ lên tới 20 đến 23 độ C. Điều này giúp kích thích sự sinh sản của chúng.

Thông thường một chú cá vàng cái có thể đẻ được từ 1000 đến 10000 trứng tuỳ thuộc vào từng loại. Cá con có thể ăn trứng nước hay một vài loại thức ăn đặc chế.

3. Cá mai quế – Các loại cá cảnh đẻ con

Cá Mai Quế - Cá cảnh thủy sinh

Tên khoa học của cá mai quế là: Aphyocharax. Việc nuôi chúng rất đơn giảni, sống trong môi trường nước ngọt có độ pH dao động từ 6,5 tới 7,5. Nhiệt độ lý tưởng cho loài cá cảnh đẻ con này là từ 23 tới 27 độ C.

: Kỳ nhông ăn gì – Thức ăn của Kỳ nhông là gì ? Update 03/2024

Mai Quế là có đặc tính là loài cá cảnh hiền lành, thích sống theo bầy đàn. Tới giai đoạn sinh sản, nên tách một cá đực và hai cá cái sang một bể riêng. Bể cá cần có một lớp sỏi nền để hỗ trợ cho việc cá đẻ trứng.

Sau khi trứng cá nở thì bán tiến hành tách riêng bố mẹ sang bể khác. Sau đó cho những chú cá con ăn thức ăn chuyên dụng như tôm ngâm nước muối, artemia,…

4. Cá sặc gấm – Các loại cá cảnh đẻ con

Cá sặc gấm - cá cảnh thủy sinh

Cá sặc gấm là một loài cá rất dễ nuôi. Màu sắc sặc sỡ của chúng khiến người nhìn chết mê ngay từ lần gặp đầu tiên. Thân hình có những màu sọc xanh dương, xanh lục hoặc hồng đỏ khiến chúng lấp lánh trong hồ.

Nước trong bể nuôi cá sặc gấm cần độ pH từ 6,7 tới 7. Chúng cũng không cần phải cung cấp oxy ngoài. Tới thời kỳ sinh sản bạn nên tách một cặp cá đực, cá cái riêng ra một bể nhỏ.

Cá sặc gấm đực sẽ làm tổ bằng bọt khí và thực vật trên bề mặt nước. Sau đó cá cái sẽ đẻ bên trong tổ đó. Mỗi lần cá cái sẽ đẻ từ 800 cho tới 1500 trứng. Cá đực tự giác thụ tinh dần dần cho trứng.

Lưu ý sau khi cá cái đẻ xong bạn cần phải tiến hành tách cá cái ra bởi lúc này cá đực rất hung dữ để bảo vệ trứng.

Sau khoảng 2 cho tới 3 ngày trứng nở ra thì hãy cho cá ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín hay thức ăn tự nhiên như các loài giáp xác, tảo. Tới thời điểm 1 tới 2 tháng cá con đã có thể ăn thức ăn tổng hợp.

5. Cá 7 màu (cá Guppy) – Cá cảnh đẻ con

Cá 7 màu - cá cảnh đẻ con

Cá bảy màu là một giống cá nhiệt đới, trên thị trường Việt Nam loài cá này khá được ưa chuông. Với ưu điểm giá thành rẻ, đẹp và cũng là một trong những các loại cá cảnh đẻ con và dễ nuôi.

Để chăm sóc cá bảy màu dễ dàng và hiệu quả. Bạn chỉ cần thả chúng vào môi trường nước sạch hay hơi kiềm sau đó cho chúng ăn đầy đủ theo định kì là 2 lần/ ngày.

Bên cạnh đó, nếu bạn không có thời gian cho cá cảnh ăn thường xuyên thì hãy thả các loại rong đuôi chó, tảo để tạo một nguồn thức ăn tự nhiên cho chúng nhé.

Cá có khả năng sinh sản và mang thai rất thanh. Thời gian mang thai và sinh sản chỉ nằm trong khoảng từ 22 đến 30 ngày. Sau khi được thụ tinh thì vị trí gần hậu môn sẽ có màu sẫm, được gọi là đốm thai sẽ lớn dần lên và dần chuyển sang màu sẫm.

Cá Guppy cái có thể sinh sản từ 5 cho tới 30 con đối với mỗi lứa, cá con vừa sinh ra đã có đặc tính biết bơi và ẩn nấp.

6. Cá bình tích – Cá cảnh dễ sinh sản

Các bình tích - cá cảnh nhỏ giá rẻ

Cá bình tích còn được gọi với cái tên là cá bình trà, cá molly. Việc nuôi loài cá cảnh đẻ con này rất đơn giản. Tính tình rất hiền lành và sống theo bầy đàn. Loại thức ăn chúng rất thích chính là những loại rong rêu có hại và một loại cá có ích cho bể.

Loại cá cảnh đẻ con này dinh sản rất nhanh nên khi bạn mua một chú cá ngoài chợ thì chỉ cần biết lựa chọn những chú cá khỏe mạnh, chỉ 1 đến 2 ngày sau chúng sẽ đẻ.

Không giống với các loại cá cảnh đẻ con khác, cá bình tích sinh sản theo cách đẻ con. Khi mới đẻ cá binhg tích con có thể ăn được bo bo hay những loại thức ăn mịn khác. Sau khoảng thời gian 1 tháng thì chúng sẽ ăn được các loại thức ăn viên thông thường.

Việc lai tạo với những màu khác nhau cũng rất đơn giản, giúp tạo ra một màu độc quyền cho riêng bạn.

7. Cá đuôi kiếm – Cá cảnh đẻ con

Cá đuôi kiếm - Cá cảnh đẻ con

Cá đuôi kiếm là một trong các loài cá cảnh đẻ con và cá cảnh nhiệt đới phổ biến nhất. Chúng còn có nhiều tên gọi khác như: cá đốm, cá hoàng kim. Cá có xuất xứ từ đông nam mexico. Thường sống tại những kênh sông, suối, kênh rạch. Tới những năm năm 50 cá đuôi kiếm được du nhập vào nước ta.

: Hướng Dẫn : Cách Làm Chuồng Nuôi Bồ Câu Quần Thể ( Chuồng Nuôi Bán Công Nghiệp ) Update 03/2024

Cá đuôi kiếm rất lành tính và dễ nuôi. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng chịu rét của cá tương đối kém. Là loài cá cảnh đẻ con trực tiếp ra cá con. Thường cá đuôi kiếm thích đẻ vào thời điểm ban đêm, mỗi lần đẻ với số lượng từ 12 tới 20 con.

Bạn nên chú ý thả rong rêu vào trong bể cho cá con có thể lẩn trốn. Thức ăn cơ bản của cá con là trứng nước hay bánh mỳ phơi khô đều được.

Cách lựa chọn cá giống dễ sinh sản, dễ nuôi

Bởi mỗi loài cá cảnh sẽ có đặc điểm sinh lý khác nhau, nên kỹ thuật giúp cá đẻ ở mỗi đối tượng sẽ sự khác nhau.

Dù là loại các cảnh đẻ con hay đẻ trứng, điều quan trọng trước hết là tìm cho đúng một cặp gồm một trống, một mái.

Thông thường thì cá đực có vây hậu môn biến đổi khác với loài cá cái. Tại những chú cá đẻ trứng, ít có sự khác biệt rõ rệt, chỉ có một vài đặc tính có thể giúp xác định là cá đực hay cá cái. Thông thường thân hình của cá đực sẽ mảnh hơn và màu sắc sặc sỡ hơn, các vây tương đối phát triển.

Các loại cá cảnh dễ sinh sản

Trong bể nuôi cá cảnh, những giống cá thuộc họ cá rô phi thường tự lựa chọn cá khác giống để ghép đôi. Cá được chọn để sinh sản phải đáp ứng được những yêu cầu là cá khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh hay biến dạng. Cần chọn cá có những điểm mạnh như là vây phát triển tốt, màu sắc đẹp, v.v…

Trước khi cho cá cảnh ghép đôi, bạn nên nuôi tách riêng cá đực và cá cái. Trong suốt khoảng thời gian này, phải chăm sóc và có chế độ nuôi dưỡng đặc biệt. Cách làm này đảm bảo là cá cái sẽ có trứng tốt.

Cách chăm sóc cá cảnh sinh sản đúng kỹ thuật

Thời điểm cá cảnh sinh đẻ và giai đoạn kế tiếp, bạn cần đặc biệt quan tâm tới cá. Một số cá đực ve vãn cá cái rất nồng nhiệt. Một số khác thì ngược lại, xua đuổi cá cái mà không chấp nhận ghép bắt cặp ngay từ thời điểm đầu.

Có những giống cá không quan tâm tới trứng đẻ ra, có khi cá cái ăn trứng của mình đẻ ra. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn phải đưa cá cái sau khi đẻ ra khỏi bể nuôi, chỉ để lại cá đực chăm sóc con.

Hay có thể đưa cả cặp trống mái ra sau đó ấp trứng một cách nhân tạo bằng cách đặt một miếng đá bọt gần với trứng. Để cho dòng nước chảy thay thế chuyển động quạt vây của cá bố và cá mẹ. Thực hiện như vậy sẽ giúp cá đủ ôxy để phát triển.

Chăm sóc cá cảnh sinh sản đúng cách

Trứng cá họ chép thường được đẻ ra trong những bụi cây tự nhiên, trên lớp than bùn tại đáy bể. Tùy thuộc vào từng loài cá, bạn phải thu nhặt trứng và cho nở ở nước ít sâu.

Có thể để chúng trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng trong than bùn, hầu như chúng đều khô trước khi nhúng lại vào nước để thúc đẩy sự nở trứng.

Nếu gặp phải trường hợp những loài cá làm tổ bọt, tốt nhất là đem cá cái ra khỏi bể sau khi trứng đã được thụ tinh. Cá đực sẽ bảo vệ tổ và trứng một cách rất dữ dội.

Sau khi cá đã hoàn tất quá trình sinh đẻ, nên để cho cá đẻ con nghỉ ngơi vài hôm để hồi lại sức sau đó mới đưa chúng vào bể nuôi chính.

Cách chăm sóc cá cảnh con

Ngay từ khi bắt đầu bơi được, cá con đã cần tới thức ăn, nhưng chính trong thời điểm chưa bơi thực sự này, cá có thể sống dựa vào chất dự trữ ở túi noãn hoàng. Không cần cho ăn vội, vì thời điểm này cá cũng chưa biết ăn, vì vậy thức ăn thừa sẽ khiến bể bị ô nhiễm.

Thức ăn đầu tiên của cá phụ thuộc vào kích thước của chúng, vì mỗi loài cá đẻ con có kích thước khác nhau. Thường thì cá con của những loài làm tổ và đẻ trứng phân tán sẽ không ham ăn như cá con của họ cá đẻ con và Cá rô phi.

Chăm sóc cá cảnh con

Bạn cần phải thường xuyên cho cá con ăn liên tục. Việc tăng vận chuyển của nước và thay nước mới giúp tăng sự phát triển điều hòa của cá. Khi cá đã phát triển tới giai đoạn trưởng thành, có hình dạng và màu sắc riêng biệt giống với cá bố mẹ.

Cần loại bỏ toàn bộ những chú cá ốm yếu, chậm chạp ra khỏi môi trường sống. Những chú cá con không có màu và vây sinh trưởng bình thường cũng nên loại bỏ. Lựa chọn cá đẹp, khỏe mạnh đẻ nuôi, để tạo giống là cần thiết.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những loài cá cảnh đẻ con và cách chăm sóc chuẩn kỹ thuật rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể sở hữu những chú cá cảnh con khỏe mạnh, sinh trưởng tốt nhé.

: Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Nông Nghiệp BigFarm – Aquaponics Update 03/2024

Rate this post