Những Kiến Thức Cần Biết Về Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Update 03/2024

Bệnh tụ huyết trùng ở gà khiến cho gà sức khỏe yếu đi nhanh chóng. Và có thể bị chết hoặc lây lan rất nhanh cho những cá thể khác trong đàn. Nếu không có phương pháp xử lý phù hợp thì chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Đặc biệt là những người nuôi gà số lượng lớn hoặc những người nuôi gà chọi sở hữu nhiều gà hay. Nhanh chóng nhận biết được triệu chứng bệnh và có những cách xử lý sẽ là giải pháp hợp lý nhất.

Đối với bà con chăn nuôi gà, bệnh tụ huyết trùng ở gà (bệnh gà toi) là một căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, có khả năng gây chết đàn cao. Bệnh xuất hiện ở các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… ở thể nhiễm trùng huyết, đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da và màng niêm mạc, gan hoại tử.

: Những Kiến Thức Cần Biết Về Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Update 03/2024

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chúng gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết dưới da, tổ chức liên kết dưới da, niêm mạc, gan. Khiến cho gà nhiễm bệnh nhanh chóng bị xuất huyết và tử vong đột ngột không lâu sau đó nếu ở tình trạng cấp tính .

Bệnh tụ huyết trùng ở gà còn được gọi là bệnh gà toi.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà còn được gọi là bệnh gà toi. Chúng do vi khuẩn gây bệnh Avian Pasteurellosis, Fowl Cholera

Căn bệnh này còn được cha ông ta gọi là bệnh toi gà. Chúng đến rất nhanh nếu như bị nhiễm ở thể trạng cấp tính. Chỉ sau một đêm gà có thể chết, mào tím tái, chảy nước mũi nước miếng. Và không lâu sau đó thì các cá thể khác trong đàn đồng loạt nhiễm bệnh. Chính vì thế căn bệnh toi gà là nỗi ám ảnh của nhà chăn nuôi từ xưa cho tới nay. Theo thống kê thì tại Việt Nam tỉ lệ gà, gia cầm chết lên tới 90% khi mắc bệnh này.

Không chỉ ở gà mà tất cả những loại gia cầm chim cảnh đều có thể bị nhiễm bệnh tụ huyết trùng. Những loại gia cầm thường nhiễm bệnh như ngan, gà, vịt, chim… đều có nguy cơ bị nhiễm và tiềm ẩn nguồn gây bệnh cao. Chính vì thế ngoài tên gọi trên gà thì chúng cũng được gọi là bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm.

Vì sao bệnh tụ huyết trùng gia cầm nguy hiểm?

Dưới đây là những lý do cho thấy căn bệnh này nguy hiểm. Vì thế hãy đảm bảo khả năng phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi tốt.

  • Tỉ lệ chết cao khi tỉ lệ chết lên tới 90% khi phát hiện bệnh.
  • Lây lan nhanh khi chỉ trong vòng vài ngày đã lây lan ra các cá thể khác.
  • Khiến gà, gia cầm bị tật các khớp hoặc yếu, sinh trưởng phát triển kém.

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng ở gà do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra do ảnh hưởng bởi các yếu tố stress gây hại như: thời tiết cực đoan, thay đổi đột ngột, chuồng nuôi kém vệ sinh, thức ăn ôi thiu, nấm mốc hoặc do tác động của việc vận chuyển xa, thay đổi môi trường sống.

Bệnh lây truyền tự phát hoặc qua đường miệng, xâm nhập vào cơ thể của gà qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương ngoài da, tiếp xúc với gà bệnh… Mầm bệnh có thể tồn tại ở bụi trong không khí, có trong thức ăn và nước uống của đàn gia cầm.

Vi khuẩn này có khá nhiều chủng khác nhau. Phổ biến nhất là những loại bệnh trên gia cầm. Đây là ác mộng đối với các chủ trại nuôi gà, nuôi chim cảnh. Vì thế mà việc phòng bệnh cần thực hiện nghiêm ngắt và xử lý dứt khoát nhanh chóng khi phát hiện cá thể nhiệm bệnh.

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh nhất?

Tụ huyết trùng gà và gia cầm nói chung thì độ tuổi dễ mắc nhất đó là khoảng 3 tuần tuổi hoặc xấp xỉ 1 tháng tuổi. Đây là độ tuổi đang sinh trưởng và phát triển mạnh ở gà. Cơ thể gà chưa thích nghi được với các yếu tố môi trường nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì thế khi nuôi gà tại các trang trại lớn hầu như họ không nuôi trộn lẫn các lứa gà với nhau. Thay vào đó là họ sẽ tách ra thành từng khu riêng biệt để tiện chăm sóc, theo dõi và phòng bệnh.

triệu chứng gà bị bệnh tụ huyết trùng

Những triệu chứng thông thường ở gà bị bệnh. Do gà đã bị bệnh thường chết rất nhanh nên cần chú ý theo dõi.

Nếu bệnh tụ huyết trùng gà là do cá thể gà bên ngoài xâm nhập vào thì rất có thể trong đàn sẽ lây nhiễm nhanh hơn. Đơn giản là khi trong một đàn nuôi thì nếu được miễn dịch và tiêm phòng vắc xin đầy đủ có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng tốt. Tuy nhiên nếu như bất ngờ có mầm mống nhiễm bệnh từ bên ngoài thì tương đối khá nguy hiểm.

Triệu chứng nhận biết bệnh tụ huyết trùng gà

Nếu gà hoặc gia cầm trong đàn nuôi đột ngột chết không lý do chỉ sau một đêm thì đó có thể chúng đã bị nhiễm bệnh toi gà, tụ huyết trùng. Chúng ta cần so sánh và tìm hiểu những triệu chứng khác để xác định xem đúng gà bị tụ huyết trùng hay không. Việc đưa ra chuẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gà khá quan trọng. Từ đó đưa ra được các phương án xử lý phù hợp nhất

Thể cấp tính

Ở Miền Nam, gà mắc bệnh tụ huyết trùng thường ở thể quá cấp tính (bệnh toi). Những con gà mắc bệnh đầu tiên thường chết nhanh mà bà con không kịp quan sát triệu chứng. Gà có thể ủ rũ và chết sau 1-2h. Với một số gà lớn 4-5 tháng thì có thể chết sau 1 ngày, gà có biểu hiện nhảy xốc lên, lăn ra và giãy.

Gà, gia cầm đột tử

: Cảnh giác gà đá bị cúm và 5 cách chữa trị đơn giản hiệu quả tức thì Update 03/2024

Chỉ sau một đêm chúng ta phát hiện cá thể gà trong đàn bị chết đột ngột ngay trong đêm thì đó có thể là triệu chứng đầu tiên. Vi khuẩn tụ huyết trùng có thể gây ra tình trạng xuất huyết dưới da và niêm mạc, tổ chức dưới da nên gây cái chết nhanh chóng. Nhất là ở bộ phận gan hoặc lục phủ ngũ tạng dễ dàng nhận thấy xuất huyết,

Mào, thân tím tái

Những bộ phận trên cơ thể gà có màu đỏ và nhiều tổ chức mạch máu sẽ nhận thấy rõ là chúng bị tím tái đi khá nhanh. Đó chính là do những cơ quan, tổ chức dưới da đã bị xuất huyết. Nếu không được xử lý nhanh thì việc gà chết là điều không tránh khỏi.

Thiếu linh hoạt

Khi bị xuất huyết thì gây ra tình trạng liệt cánh, liệt chân gà. Dẫn tới chúng di chuyển thiếu linh hoạt, chậm chạp. Nếu để ý kỹ những cá thể trong đàn mắc triệu chứng như vậy thì cần nhanh chóng cách ly ngay lập tức.

Chất thải bài tiết

Để ý những cá thể bị phân xanh, phân trắng mà có thêm tí máu tươi thì khả năng bị nhiễm tụ huyết trùng ở gà là rất cao. Cách ly ngay lập tức và theo dõi thường xuyên.

Hô hấp khó khăn

Đi kèm với việc khó thở là những triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi. Niêm màng phổi, gan, nội tạng bị xuất huyết dẫn tới hô hấp hoặc các hoạt động trong cơ thể gà bị đình trệ. Đây là dấu hiệu báo trước cơ thể gà không chống chịu được và khó qua khỏi.

Thể á cấp tính

Nếu may mắn hơn thì gà bị tụ huyết trùng nhưng ở thể nhẹ. Nguyên nhân có thể do gà có sức chống chịu tốt hoặc vi khuẩn này bị yếu đi. Tuy nhiên chúng vẫn có thể tác động tới cơ thể vật chủ. Khi đó gà có thể bị bại liệt, viêm khớp và bị ảnh hưởng ở các niêm mạc hở như mắt, mũi, miệng, lưỡi… Đây là thể bệnh phổ biến hơn. Triệu chứng của gà bệnh chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết. Gà sốt cao (42 – 43 độ C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, có bọt và lẫn máu, nhịp thở tăng. Phân gà lỏng, có chất nhầy, có nước màu hơi trắng sau đó trở nên xanh lá hoặc màu socola. Mào gà tím tái do tụ máu, thở khó, cuối cùng gà chết do bị ngạt.

Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng ở gà

Thể cấp tính

  • Khi mổ khám gà, nhận thấy gà bị sung huyết, xuất huyết dưới da và các phần nội tạng như tim, phổi, xoang bụng, niêm mạc ruột.
  • Cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột có chứa nhiều dịch tiết dạng nhầy.
  • Viêm bao tim, có dấu hiệu tích nước
  • Gan bị sưng và có những nốt hoại tử nhỏ
  • Buồng trứng: Nang noãn trưởng thành mềm, nhão, đôi khi bị vỡ chảy vào xoang bụng gây viêm phúc mạc. Các nang chưa thành thục thì bị sung huyết.

Thể mãn tính

Mổ khám gà bị bệnh tụ huyết trùng

Mổ khám gà bị bệnh tụ huyết trùng

  • Gan sưng, bề mặt gan có các nốt hoại tử màu trắng xám hoặc vàng nhạt bằng đầu đinh gim, các nốt dày đặc thành từng đám.
  • Phổi tụ máu, màu nâu sẫm, có thể chứa dịch viêm màu đỏ nhạt, phế quản có dịch nhớt, sủi bọt màu hồng.
  • Niêm mạc ruột tụ máu, các đám fibrin đỏ che phủ
  • Viêm phúc mạc mạn tính. Ống dẫn trứng sưng, màu vàng nhạt.
  • Viêm khớp, khớp sưng to, trong bao khớp có nhiều dịch màu xám đục.
  • Sưng màng tiếp hợp mắt và mắt.
  • Có thể viêm não tủy làm vẹo cổ

Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà

Khi gà bị bệnh tụ huyết trùng thì rất khó để chữa bệnh. Nếu quyết định chữa thì cần thực hiện một cách nhanh chóng trên toàn bộ đàn gà của gia đình.

Cách ly gà bị nhiễm bệnh

Khi gà bị toi thì chúng ta dù nghi ngờ hoặc chắc chắn gà bị bệnh tụ huyết trùng thì đều cần cách ly cá thể gà đó. Song song với đó là quan sát thật kỹ đàn gà của mình từ những hoạt động nhỏ nhất. Tiến hành vệ sinh, khử trùng toàn bộ khu vực nuôi để đảm bảo.

Cách ly gà bị bệnh tụ huyết trùng để tránh lây lan chết cả đàn.

Cách ly gà bị bệnh tụ huyết trùng để tránh lây lan chết cả đàn.

Dùng kháng sinh

Kháng sinh sẽ là cơ thể gà sinh ra những kháng thể có thể chống chọi với vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng. Từ đó ức chế quá trình lây lan và dần dần hồi phục. Nên nhớ tốc độ lây truyền của bệnh khá nhanh nên hãy chú ý và luôn chuẩn bị sẵn các loại thuốc khi cần.

  • Thuốc MOXCOLIS với thành phần Amoxycillin: 120 g, Colistin: 1.000.000.000 IU, Tá dược vừa đủ: 1000 g. Giúp điều trị các bệnh truyền nhiễm cực kỳ hiệu quả. Sử dụng dạng uống bằng cách pha với nước. Liều lượng 1g/2lít nước và nên sử dụng ngay trong khoảng từ 2-3h. Tiến hành điều trị dài ngày 5 – 7 ngày.
  • Thuốc NEXYMIX thành phần Neomycin Sulfate 300g, Oxytetracycline 300g giải quyết các vấn hô hấp, viêm nhiễm trùng. Sử dụng dạng uống với liều lượng 1g/3lít nước. Hiệu quả nhất dùng trong từ 3-5 ngày.
  • Thuốc SULTRIMIX PLUS hiệu quả với các bệnh nhiễm trùng máu, xuất huyết, viêm phổi. Sử dụng liều lượng 1g/1-2lít nước.

Thuốc kháng sinh MOXCOLIS trị bệnh tụ huyết trùng gà.

Thuốc kháng sinh MOXCOLIS trị bệnh tụ huyết trùng gà.

Không có thuốc trị tụ huyết trùng hiệu quả. Chúng ta chỉ đang sử dụng những loại thuốc kháng sinh để giảm thiểu tối đa những loại vi khuẩn và chữa trị các triệu chứng. Kết hợp các chất vitamin, điện giải để cơ thể gà khỏe hơn.

Bổ xung chất điện giải, vitamin

Nếu như kháng sinh sẽ tác dụng trực tiếp lên các triệu chứng của gà như xuất huyết, khó thở, viêm phổi… thì các chất điện giải và vitamin sẽ tiếp thêm năng lượng cho gà. Khi bị bệnh tụ huyết trùng ở gà thì việc ăn uống của gà sẽ gặp khó khăn. Vì thế nguồn năng lượng này là cần thiết để cơ thể gà có thể thích nghi và chống chọi.

: Bí kiếp chữa bệnh gà bằng thuốc nam hiệu quả đến kinh ngạc Update 03/2024

Bổ xung chất điện giải AMILYTE giúp tăng cường thể lực cho gà.

Bổ xung chất điện giải AMILYTE giúp tăng cường thể lực cho gà.

Những loại chất điện giải có thể sử dụng như AMILYTE, LIVERCIN, ZYMEPRO … Mỗi loại có thể pha với nước hoặc trộn với thức ăn để cho gà ăn uống thoải mái. Nên nhớ rằng cho dù gà không ăn được thì cũng cần cho uống nước để có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra một việc khá quan trọng đó chính là hạn chế tình trạng xuất huyết. Sử dụng vitamin K để cầm máu, giảm tụ đông máu một cách hiệu quả đối với bệnh tụ huyết trùng gà. Sử dụng vitamin K cho gà liên tục trong quá trình chữa bệnh cho tới khi chúng đã khỏi bệnh và linh hoạt trở lại.

Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh và trong trường hợp này đây là phương án hiệu quả nhất. Việc tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng gà sẽ giảm thiểu rất nhiều hậu quả đáng tiếc trên gà nếu như gà bị nhiễm bệnh. Cả đàn gà có thể thoát khỏi tình trạng tử vong đột ngột chỉ với những bước tiêm phòng hiệu quả nhất. Dưới đây là những cách phòng bệnh tụ huyết trùng gà mà các bác có thể tham khảo.

Tiêm vacxin tụ huyết trùng gà

Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho gà, gia cầm. Thời gian mắc bệnh nhiều nhất trên gà là khoảng 3 tuần tuổi. Vì thế vắc xin tụ huyết trùng gà nên được tiêm trước thời gian này.

Tiêm vắc xin gà là cách phòng bệnh tụ huyết trùng trên gà hiệu quả nhất.

Tiêm vắc xin gà là cách phòng bệnh tụ huyết trùng trên gà hiệu quả nhất.

Sử dụng các loại vắc xin được sản xuất trong nước để tiêm phòng cho gà hiệu quả. Mỗi ml vắc xin chứa 10 tỷ tế bào vi khuẩn Pasteurella aviseptica đã bị ức chế, làm yếu. Chúng sẽ giúp cơ thể gà sinh ra kháng thể chống chọi với bệnh tốt. Sau khi tiêm thì cần tiêm nhắc lại trong khoảng từ 4-6 tháng. Chú ý bảo quản và cách tiêm đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhiệt độ lý tưởng bảo quản vắc xin tụ huyết trùng là khoảng từ 2-5 độ C. Có nhiều trường hợp bảo quản không tốt khiến vắc xin không có tác dụng.

Xem thêm lịch tiêm phòng cho gà chuẩn tại đây !

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Trong suốt quá trình nuôi hoặc trước đó đều cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Sẽ giảm thiểu được tối đa các vi khuẩn gây nhiễm bệnh trong phân, chất thải, lông gà. Vệ sinh định kỳ kết hợp với rắc vôi bột sẽ là phương pháp bòng bệnh gà bị tụ huyết trùng hiệu quả.

Tăng cường sức đề kháng

Song song với các quá trình trên thì chúng ta trực tiếp tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách cho ăn uống đầy đủ. Kết hợp các chất điện giải, vitamin, rau xanh và thức ăn tươi. Như vậy sẽ đảm bảo được sinh trưởng phát triển tốt.

Theo dõi kỹ đàn nuôi

Chăm chú và theo dõi định kỳ đàn nuôi bằng các số liệu lượng thức ăn tăng hay giảm, lượng nước uống hay giảm, độ linh hoạt của đàn gà. Từ đó sẽ sớm nhận biết được những cá thể bị nhiễm bệnh và tiến hành cách ly.

Theo dõi kỹ đàn gà để phát hiện tụ huyết trùng trên gà nhanh chóng.

Theo dõi kỹ đàn gà để phát hiện tụ huyết trùng trên gà nhanh chóng.

Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không?

Khi gà đã bị bệnh và xác định được đó là do vi khuẩn gây nên bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì chúng ta không nên ăn hoặc chế biến. Tất cả những nguyên nhân khiến gà chết đều không nên làm thực phẩm sinh hoạt. Chúng ta nên tiến hành tiến hành chôn xuống đất kèm rắc vôi bột để xử lý toàn bộ vi khuẩn.

Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không?

Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không? Tất nhiên là không nên ăn gà chết bởi bất cứ lý do gì. Đặc biệt gà bị bệnh chết.

Bên trong các thớ thịt, ngũ tạng của gà bị bệnh tụ huyết trùng đều có mật độ lớn vi khuẩn gây bệnh. Tuy chưa có bằng chứng nào khẳng định khi ăn những con gà bị bệnh sẽ gây nguy hiểm nhưng cũng nên phòng tránh. Chúng có thể biến đổi tạo nên những loại bệnh chưa có cách, thuốc chữa trị đặc hiệu trên người. Virut gây bệnh Covid19 cũng được cho rằng bắt nguồn từ việc ăn dơi từ Vũ Hán. Vì thế tốt nhất không nên ăn động vật đã chết do bệnh hoặc những động vật hoang dã không rõ nguồn gốc.

Với những chia sẻ bên trên hy vọng các bác có thêm kinh nghiệm về bệnh tụ huyết trùng ở gà. Cũng như có thêm các kinh nghiệm về chăm sóc, nhận biết, chuẩn đoán triệu trứng bệnh. Hãy chú ý tới đàn gia cầm của mình để chúng phát triển tốt và mang lại lợi nhuận. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích có thể like và chia sẻ cho vaat.org.au nhé!

Xem thêm

: Bệnh EDS Ở Gà Và Cách Chữa Trị-Phòng Chống Đúng Cách Update 03/2024

  • Chữa gà bị sổ mũi sưng mặt có mùi hôi hiệu quả
  • Bệnh đậu gà và cách điều trị hiệu quả trong 2 tuần
  • Gà bị liệt chân cho uống thuốc gì nhanh khỏi?
  • Chữa gà bị sưng mắt có bọt nhanh chóng chỉ 1 tuần khỏi
  • 5 lý do gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy không phải ai cũng biết
  • Cách chữa gà bị hen khẹc khò khè lên đờm hiệu quả
Rate this post