Alaska là một trong những giống chó có hình dáng to lớn nhưng tính tình lại hiền lành, thân thiện nên được người nuôi cũng như cộng đồng những người yêu thú cưng cực ưa chuộng.
Bạn đang có ý định mua chó Alaska thì hãy chuẩn bị những kiến thức cơ bản về chúng, Thú cảnh Việt sẽ cùng bạn khám phá về giống chó này.
: Giống chó Alaska Malamute và những điều phải biết Update 12/2024
Nguồn gốc xuất xứ của chó Alaska
Alaska hay chính là là Alaska Malamute hoặc Mahlemuts là một trong những loài chó kéo xe tại vịnh Kotzebue, vùng đất Alaska. Những người dân nơi đây đã nuôi dưỡng và huấn luyện chúng để làm việc kéo xe dưới thời tiết lạnh giá. Sau đó, khi vùng đất này trở thành 1 bang của nước Mỹ thì Alaska nghiễm nhiên trở thành một loài động vật của Mỹ.
Alaska khi được nuôi tại Bắc cực lạnh giá thì có chức năng kéo xe, nhưng khi tới những vùng đất khác như Việt Nam, chúng lại trở thành vật nuôi, thú cưng trong các gia đình.
Bảng giá chó Alaska thuần chủng
Giá chó Alaska thì sẽ thay đổi theo từng thời điểm và từng khu vực, vì vậy rất khó để bạn có thể biết chó Alaska giá bao nhiêu. Tuy nhiên, để mua chó alaska thuần chủng, các bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 10 triệu đến 20 triệu. Cụ thể như sau:
- Giá chó Alaska size Giant (size Khổng Lồ): Màu đen trắng và Xám trắng có giá từ 15 đến 17 triệu. Màu hồng phấn và Nâu Đỏ có giá từ 18 triệu đến 22 triệu
- Giá chó Alaska size Standard (size tiêu chuẩn): Loại này giá rẻ hơn, Màu hồng giá 14 triệu đến 16 triệu. Các màu khác từ 8 đến 12 triệu.
Lưu ý: Giá Chó Alaska Đực sẽ rẻ hơn chó alaska Cái 1 triệu đồng.
Nếu bạn đang thực sự có ý định muốn mua chó Alaska con 2 tháng tuổi, nhưng chưa biết mua chó alaska ở đâu uy tín về cả giống và giá. Hãy liên hệ ngay với PetHouse – Shop bán chó alaska thuần chủng giá tốt nhất – Hotline 0981.427.586 để được hỗ trợ.
Hiện tại vaat.org.au có 2 cơ sở chính tại hà nội và tphcm, nếu các bạn quan tâm có thể đến trại nuôi để xem trực tiếp. Đối với các tỉnh lân cận có thể xem qua hình ảnh và video quay tại trại.
Đặc điểm hình dáng của chó Alaska
Trong những bộ phim nước ngoài quay cảnh chốn rừng núi Bắc Cực, chắc chắn bạn đã bắt gặp hình ảnh những chú chó sói. Alaska khi nhìn qua cũng giống những chú chó sói ấy nhưng khi quan sát kỹ hơn, bạn sẽ phân biệt được.
: 7 câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về giống chó Pug Update 12/2024
Alaska được hiệp hội chó Hoa Kỳ AKC phân thành 3 loại theo kích thước lớn dần là Standard, Large Standard và Giant.
Chiều cao trung bình của chúng là từ 63,5 cm đến 68,5cm. Riêng dòng Giant có thể cao tới 70cm và cân nặng có thể lên đến 75kg. Sở dĩ Alaska được chọn làm chó kéo xe vì chân của chúng rất lớn và cơ bắp, bộ khung xương cao to, đặc biệt xương chân và các khớp xương chân rất phát triển.
Bộ lông của chúng cực dày, mềm và màu sắc biến thiên dần từ bụng tới sống lưng và mặt. Nếu như phần bụng có màu trắng toát thì sống lưng sẽ đậm sang màu khác và khuôn mặt thì phân thành các mảng trắng.
Cũng như giống Husky, để thích nghi với cái rét lạnh giá Bắc Cực, Alaska có 2 lớp lông là lớp lông dài bên ngoài không thấm nước và lớp lông ngắn bên trong mềm và bông như lông cừu. Cặp mắt của chúng quy định theo màu lông và thường là mắt màu nâu, màu đen, màu xanh… Mắt chúng hình quả hạnh nhân và đặc biệt có đôi tai đầy lông tơ.
Nói về bộ lông có lẽ Alaska là một trong những loài chó sở hữu bộ lông đẹp nhất, nhất là phần lông đuôi dài và xõa nhưng cũng chính vì vậy mà người nuôi phải đầu tư nhiều thời gian để chăm sóc lông cho chúng.
Về màu lông, chúng cũng có màu lông đa dạng tương tự Husky nhưng chủ yếu là màu xám trắng, xám lông chồn phối với trắng, đen trắng và thậm chí có những chú trắng toát toàn thân. Tuy màu lông khác nhau nhưng phần lông 4 chân và mõm luôn luôn là màu trắng.
Khi di chuyển Alaka luôn thẳng người, ngẩng cao đầu, mắt mở to tròn và luôn trong tư thế quan sát và tìm hiểu xung quanh.
Đặc điểm tính cách của Alaska
Alaska được đánh giá là một trong những giống chó thông minh nhất. Tính cách của chúng như đã nói, rất hiền lành, nghe lời chủ, yêu thích trẻ nhỏ và luôn hòa thuận với các vật nuôi khác. Vốn dĩ thông minh nên Alaka luôn trong tư thế tò mò khám phá và rất hiếu động, chúng có thể tự đi rất xa mà vẫn tìm được đường về.
Trong gia đình chủ nuôi, do tập tính bầy đàn nên Alaska thường coi chủ là con đầu đàn và luôn phục tùng mọi mệnh lênh, sẵn sàng bảo vê chủ. Cũng chính vì tập tính bầy đàn nên bạn cần cho phép chúng làm những điều mà chính yêu thích như chạy nhảy ở những nơi rộng thoáng.
Hãy từ bỏ trò chơi ném bóng, ném đồ vật với loài pet này bởi chúng không có thói quen nhặt đồ, nhặt bóng đâu nhé.
Điều kiện sống và cách chăm sóc chó Alaska
: Cảnh giác! Bệnh parvo ở chó Poodle – nguy hiểm hơn bạn nghĩ Update 12/2024
Bạn hãy chỉ nuôi Alaska khi nhà bạn rộng thoáng hoặc khu vực bạn ở có các sân bãi thoáng đãng để cho chúng thể dục, chạy nhảy thường xuyên.
Ngoài ra một điều quan trọng để đảm bảo điều kiện sống của Alaska nữa đó là phải chú ý tới điều kiện thời tiết. Với bộ lông dày về mùa hè ở Việt Nam, Alaska cần đảm bảo nhiệt độ xung quanh mát mẻ để tránh trường hợp sốc nhiệt.
Khi xác định nuôi Alaska hay bất kỳ loài thú cưng nào, đầu tiên bạn đều phải giữ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho chúng đồng thời đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Đặc biệt với giống chó lông dày và rụng thường xuyên như Alaska thì cần phải vệ sinh tốt hơn. Hàng ngày bạn cần vệ sinh chuồng, nơi ở và bát ăn của chúng để tránh bệnh tật do môi trường sống bẩn gây nên. Nhất là nơi ngủ nghỉ của chúng phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Để theo sát tình hình sức khỏe của cún, hãy đưa chúng tới phòng khám thú y định kỳ thường xuyên và đảm bảo tiêm phòng các loại bệnh đúng hạn, nhất là khi cún dưới 1 năm tuổi.
Về chế độ ăn uống, cún dưới 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa mỗi ngày còn sau đó khi đã trưởng thành thì chỉ cần 2 bữa chính và một bữa nhẹ. Thức ăn của chúng bao gồm thịt nạc, cơm nhão và các loại rau, đồng thời bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều canxi như trứng vịt lộn, cổ gà… Lưu ý không cho cún ăn những đồ ăn tanh, mặn và nhiều mỡ bởi không tốt cho đường ruột của chúng.
Về cách chăm sóc lông, vì alaska có bộ lông dày và rậm rạp, đồng thời đây là tiêu chuẩn để đánh giá vẻ đẹp của chúng nên bạn cần đầu tư thời gian chăm sóc lông cho chúng. Hãy thường xuyên chải lông, cụ thể mỗi ngày một lần và khi tắm rửa cho chúng nên dùng sữa tắm chuyên dụng cho chó để lông chúng không bị khô xơ. Sauk hi tắm xong phải lau khô để tránh gây ra các bệnh viêm da và bệnh về đường hô hấp. Thi thoảng bạn cũng có thể chọn phương pháp tắm khô bằng phấn rôm cho chó nếu không có nhiều thời gian.
Các loại bệnh Alaska thường mắc phải
Do các đặc tính riêng nên Alaska thường mắc phải những căn bệnh riêng. Nhất là vì bộ lông dày nên chúng dễ mắc các bệnh về da và lông như bệnh rận ký sinh trên lông, bọ chét ký sinh trùng trên da. Đặc biết, Alaska còn hay gặp bệnh về giun ở mắt do 2 loại giun là Thelazia californieensis và T.Callipaeda ký sinh trong túi giác mạc. Căn bệnh này rất nguy hiểm vì có thể gây viêm kết mạc thậm chí làm hỏng mắt của chúng.
Ngoài ra, do loài nấm men cadida albican mà Alaska rất dễ mắc bệnh viêm miệng. Lúc này chúng sẽ cảm thấy đau, khó chịu trong miệng dẫn đến biếng ăn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các đặc tính và cách chăm sóc Alaska mà Thú cảnh Việt muốn chia sẻ với các bạn. Tuy nhiên đây mới chỉ là một phần cơ bản để bạn hiểu sơ qua về giống chó này và xác định mình có đủ điều kiện chăm sóc chúng hay không.
Để tìm hiểu chi tiết hơn hay có thắc mắc nào cần giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ chuyên gia chăm sóc thú cưng theo Hotline 0981.427.586 Hoặc bình luận ở cuối bài viết này. Thú cảnh Việt rất vui khi được cùng bạn chăm sóc thú cưng!
: Mua chó Poodle giá 500k và những hậu quả khôn lường Update 12/2024