Kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên khỏe mạnh líu hay Update 11/2024

Chim Vành khuyên là một trong những loài chim cảnh được ưa thích nhất hiện nay bởi tập tính nhảy nhót cũng như giọng líu vô cùng điệu nghệ. Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chim vành khuyên là sâu bọ, quả chín và mật hoa rừng. Tuy nhiên, khi được thuần hóa, nuôi nhốt trong lồng thì tập tính đó cũng như điều kiện sống bị thay đổi, nếu chúng ta không nắm chắc các kỹ thuật nuôi nhốt chim vành khuyên rất có thể sẽ làm chim chết hoặc ốm yếu, không chịu hót.

Chim Vành khuyên đang được ưa chuộng nhất hiện nay
Chim Vành khuyên đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Sau khi bẫy ở trên rừng về là giai đoạn thuần hóa chim. Do tập tính của chim vành khuyên là thích ăn hoa quả và sâu bọ, tuy nhiên khi nuôi nhốt chúng ta không có đủ điều kiện để cho chim ăn những thức ăn đó. Vì vậy, chúng ta phải cho khuyên ăn thêm cám và cách vào cám cho cho chim cũng là kỹ thuật căn bản đầu tiên.

Chế độ ăn uống khi chim khuyên xuống lông

Trong giai đoạn chim khuyên xuống lông, chúng khá yếu và ăn ít, bởi vậy điều cần thiết lúc này là làm sao để chim ăn nhiều hơn, tăng sức đề kháng cũng như bệnh tật. Trong giai đoạn này bạn cần:

  • Kích thích chim vành khuyên ăn bằng các loại thức ăn ưa thích trong tự nhiên của chúng như hoa quả, sâu bọ ( bạn có thể mua sâu ở những cửa hàng chim cảnh), như vậy chim sẽ ăn nhiều hơn.
  • Giai đoạn này cũng là thời kỳ mà chim dễ đổ bệnh và bị cảm lạnh nhất, do đó nên để chim ở những nơi cao ráo, thoáng mát, nên trùm lồng chim lại, hạn chế tắm để phòng tránh gió máy.

Lưu ý: Giai đoạn này do thức ăn đa phần là sâu bọ cũng như hoa quả nên bạn nên cho chim ăn ít, làm nhiều lần trên ngày, tránh để thức ăn thừa dễ thu hút kiến, gián cũng như bốc mùi hôi không tốt cho sức khỏe của chim vành khuyên.

Kỹ thuật nuôi  chim khuyên trong thời kỳ thay lông

Chim khuyên trong thời kỳ thay lông cần được chăm sóc đặc biệt, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để chúng đảm bảo sức khỏe cũng như sự chuẩn bị tốt nhất cho các giai đoạn sau. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên trong thời kỳ này như sau:

  • Lựa chọn thức ăn cám có tỷ lệ trứng cao ( cám đậu xanh), giúp chim khuyên có sức khỏe tốt nhất.
  • Lựa chọn các hoa quả có màu sắc sặc sỡ như đu đủ, táo hoặc cà rốt hấp sẽ giúp chim có màu lông tuyệt vời hơn.
  • Vào thời điểm này chúng ta cũng tăng cường cho chim khuyên tắm nắng và tắm nước tăng lên 3-5lần/ tuần.
  • Khi chim lên lông trở lại các lông ống chim đã bắn hết có nghĩa là chim đã hết thời kỳ thay lông và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn có lửa.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên giai đoạn chưa lên lửa

Trong giai đoạn này, chim đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hang. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.

Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.

Chế độ nuôi và chăm sóc khi chim khuyên căng lửa

Chế độ dinh dưỡng cho chim Vành khuyên là cực kỳ quan trọng

– Về chế độ dinh dưỡng:

Trong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu. Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.

– Về chế độ thi đấu, đấu líu:

Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.

– Lựa chọn đối thủ thi đấu:

Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.

Trên đây là các kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên căn bản, tác giả hy vọng với bài viết này phần nào có thể giúp các nghệ nhân có cái nhìn tổng quan về loài chim Vành khuyên.

: Kỹ thuật lựa chọn chim chào mào trống hót đấu đỉnh cao nhất 2021 Update 11/2024

Chúc các bạn nuôi được những chú chim Vành khuyên khoẻ mạnh và lứu hay!

Chimcanh.net

Xem thêm

: Kỹ thuật nuôi chim Vành khuyên khỏe mạnh líu hay Update 11/2024

  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chào mào
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích chòe
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Cu gáy
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa mi
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Bồ câu
Rate this post