Cách kích lửa cho chim Vành khuyên nhanh và bền nhất Update 03/2024

Từ xưa đến nay việc chim hót mục đích làm thỏa mãn người nuôi chim cảnh và để giái trí. Làm sao để chim hót hay líu giỏi điều đó phụ thuộc phần lớn vào cách nuôi chim của mỗi người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số kiến thức về việc kích lửa cho chim Vành khuyên.

Chim Vành khuyên là một trong những loại được ưa chuộng nhất hiện nay
Chim Vành khuyên là một trong những loại được ưa chuộng nhất hiện nay

Thời kì có thể nói nuôi dễ nhất là khi chim chưa căng ( bắt đầu vào lửa) vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để kích chim có lửa chính vì thế nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như: Bột tép , đường , bột sâu khô (nên cho ít vì rất nóng). Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể ko cho ăn cũng được. Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa.

Chế độ khi chim căng lửa là thời kỳ nuôi khó nhất. Chúng ta cần quan tâm đến 2 yếu tố:

Về dinh dưỡng cho chim Vành khuyên

Trong giai đoạn chim vành khuyên căng lửa nên chú trọng thêm về dinh dưỡng duy trì thực đơn dinh dưỡng cho chúng và tăng thêm hoa quả, cho chim ăn mồi tươi như cào cào, châu chấu. Nếu bạn để ý sẽ thấy chim căng lửa sẽ ăn ít hơn bình thường trong khi lại cần phải tiêu thụ 1 lượng năng lượng rất lớn cho việc hót. Vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con.

Lưu ý:

  • Nên để ý chim nóng quá thường có dấu hiệu dựt lông (cám kích và tác hại của cám kích).
  • Hoa quả tươi là món khoái khẩu và không thể thiếu của Khuyên. Tác dụng của hoa quả giúp cho màu lông của chim đẹp và tốt cho hệ tiêu hóa (chuối, táo, dưa hấu). Không nên cho chim ăn quá nhiều cam, phân thường rất nát. Có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim và rất mất công vệ sinh lồng
  • Chế độ nuôi chim vành khuyên có tốt hay không tốt nhất nên nhìn vào phân chim. Nếu bạn nuôi tốt, phân chim thường khô và có hình dạng viên, thành viên và nhỏ chứ không bị nát.
  • Về chế độ đi dượt:
  • Theo kinh nghiệm của những người “có tuổi” trong nghề,trong tuần thời đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều (2-3 lần/ 1 tuần). Khi chim lên giàn nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí. Một thời gian sau nên cho lại gần hơn.
  • Lưu ý: khi gặp con nào quá máu lửa thì nên di cư chim nhà mình đi ngay nhé. Khi bắt đầu quen với viêc lên giàn thì có thể nói chúng ta đã có 1 chú chim để chơi thật sự.

Cùng thưởng thức em lứu chòe cầm tay siêu hay 

Hiện nay, ad cảm nhận cám chim Bảo Khánh giúp kích lửa chim vành khuyên nhanh và bền nhất.

Sau một thời gian thấy chim dạn dĩ và bắt đầu líu, bạn có thể đặt lồng chim gần với các lồng chim khác để kích thích vành khuyên hót tốt hơn. Chúc bạn thành công!

Chimcanh.net

: Cách kích lửa cho chim Chào mào nhanh và bền nhất Update 03/2024

Xem thêm

  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chào mào
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích chòe
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Cu gáy
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa mi
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Bồ câu
Rate this post