Cách chăm sóc chim Vành Khuyên thi đấu Update 12/2024

Chim Vành Khuyên là một giống chim đẹp, nhỏ tựa như chim sâu. Nếu đã có kinh nghiệm nuôi chim lâu năm. Thì chim Vành Khuyên cần có một chế độ chăm sóc phải thật đặc biệt. Như vậy chim sẽ líu hay và khỏe hơn trong thời gian dài, bạn sẽ tự tin đem đi thi đấu. Vì vậy, bài viết này vaat.org.au muốn giành cho tất cả những ai đang lúng túng tìm đáp án. Chúng ta nên chăm sóc chúng như thế nào để chúng có tinh thần thi đấu tốt nhất?

Cách chăm sóc chim Vành Khuyên thi đấu

Đặc điểm chim Vành Khuyên

  • Chim Vành Khuyên có tên khoa học là Zosteropidae. Họ chim Vành Khuyên là một họ chim chứa khoảng 140 loài thuộc bộ Sẻ. Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australasia.
  • Hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình. Vành Khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như Chích chòe.
  • Ngoài ăn chim sâu, những chú chim Vành Khuyên còn thích hút mật của các loại hoa như: hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sữa…Đặc biệt phải kể đến hoa trạng nguyên, hễ ở đâu có là chim Vành Khuyên xuất hiện nhiều ở đó.
  • Chim Khuyên có thân hình nhỏ nhắn như chim sâu với đôi cánh thuôn tròn và đôi chân rất khỏe. Mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn, óng và tơi. Chim Khuyên thường sống tập trung thành bầy lớn và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản.
  • Đầu to, trán rộng, mắt xếch lên trên theo hướng đỉnh đầu; đặc biệt, xung quanh mắt của chim Khuyên có cái vành đai màu trắng, đây chính là đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của loài chim này.

Tập tính sinh sống của Vành Khuyên

  • Chim Vành Khuyên sống theo bầy đàn, chỉ khi vào mùa sinh sản chúng mới tách rời. Chúng thường làm tổ trên cây, mỗi con mái đẻ được từ 2 – 4 quả trứng, trứng có màu xanh lam hơi nhạt nhưng không có đốm.
  • Ở nước ta, chim Vành Khuyên thường sông sở các tính Bắc Trung Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Cũng giống như các loài chim khác, chim Vành Khuyên đực thường dụ chim cái về giao phối bằng giọng hót của mình.
  • Đặc biệt, Vành Khuyên đực tỏ ra rất có trách nhiệm trong việc chăm sóc, ấp trứng và nuôi con cùng chim mái trong suốt mùa sinh sản. Thời gian giao phối của loài chim này thường ở khoảng tháng 3 đến hết tháng 7.

Lồng chim

Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng Chích Chòe và Họa Mi. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim Khuyên. Lồng nhốt chim Khuyên thường xinh. Nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

: Cách chăm sóc chim Vành Khuyên thi đấu Update 12/2024

Chế dộ dinh dưỡng cho Vành Khuyên

: Bí Mật Về Vẹt Yến Phụng – Vua Của Những Loài Chim Cảnh Update 12/2024

Chim Vành Khuyên được dùng trong thi đấu nên có khẩu phần ăn riêng biệt. Nếu tuân thủ một số chú ý dưới đây, chim cảnh của bạn sẽ căng líu đều đặn và ổn định trong thời kì dài.

  • Chỉ nên dùng cho chim đã thay lông xong, cho chim ăn cùng với táo tàu hoặc nho. Kết hợp với dế, cào cào, châu chấu. Hằng ngày cho chim tắm đều đặn, phải được dợt 2 ngày / 1 lần. Mỗi lần khoảng 2 tiếng.
  • Nếu quan sát thấy chim nhảy nhiều bạn nên cho chim ăn quả cam. Nhưng chỉ tối đa là 2 lần/ tuần.
  • Các bạn không nên cho chim ăn chuối đã quá chín vào mùa hè. bởi chuối sẽ lên men rất nhanh khiến cho chim dễ bị ỉa.
  • Vào mùa đông, các bạn không nên cho chim ăn cam. Nếu thời tiết lạnh, nên bổ sung thêm mồi tươi như dế, sâu quy. Như vậy, chú chim yêu của các bạn sẽ xoành xoạch sung mãn.

Cách tắm cho Vành Khuyên

  • Mùa hè, các bạn nên thay nước cho chim 2 lần/1 ngày, tránh treo chim nơi nắng gắt. Vì thời tiết nóng nên nước trong cóng cũng nóng nên chim không dám uống, do thiếu nước nên chim bị hốc, xõa cánh, há mỏ. Dẫn đến chim bị tiêu chảy.
  • Khi tắm, các bạn nên vệ sinh cầu, lồng ấp đều đặn sẽ tránh cho chim bị vỡ họa. Bởi khi ăn mồi tươi và hoa quả chim đều quẹt mỏ vào cầu hoặc xung quanh nan lồng khiến chúng bị bẩn. Khi chim tắm xong, các bạn hãy chú ý chim sẽ cọ mặt vào cầu. Nên nếu không vệ sinh sạch thì chim sẽ đau mắt.
  • Vào mùa đông, chế độ tắm nên 2 ngày 1 lần. Những ngày có gió lạnh có thể chụp áo lồng để tránh việc chim Vành Khuyên bị trúng gió.

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Vành Khuyên thì đấu tốt rồi đấy. Và vaat.org.au chúc các bạn thành công!

: Chim chào mào bị trúng gió: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị Update 12/2024

Rate this post