: Kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm Update 09/2024
Kỹ thuật nuôi không phức tạp, chu kỳ nuôi ngắn, đầu tư ít lại có giá trị xuất khẩu. Sau đây là Kỹ thuật nuôingao thịt chuẩn.
Chọn bãi nuôi
Chọn bãi triều, eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên xuống êm, thông thoáng, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào, đáy là cát bùn, cát chiếm 60-80%. Bãi ở trung, hạ triều là thích hợp; Độ mặn từ 19-26‰.
Chỉnh bãi: trước khi thả giống phải chỉnh bãi như đối với bãi ngao giống. Chỗ bãi có đáy rắn phải làm cho xốp lên rồi san bằng; để giữ cho mặt bãi không tích nước phải khai mương nhỏ.
Trước khi thả giống ở phía cuối bãi dùng đăng tre hoặc lưới chắn xung quanh với độ cao 0,6-0,7m, chân đăng (lưới) vùi sâu xuống bùn cát từ 0,2-0,3m. Cắm cọc, cách đều nhau 1,2-1,5m để dựng lưới và ngả lưới vào phía trong bãi.
Trường hợp không dùng đăng lưới thì đắp bờ.
Trên mặt bãi căng nhiều giây ngang để giữ không cho ngao đi.
>>> Xem thêm: Thu tiền tỷ nhờ nuôi ngao
Mật độ thả giống
Thường thả:
100kg/1000m2 với cỡ giống 5 vạn con 1 kg.
110kg/1000m2 với cỡ giống 4 vạn con 1 kg.
140kg/1000m2 với cỡ giống 3 vạn con 1 kg.
180kg/1000m2 với cỡ giống 2 vạn con 1 kg.
Chăm sóc quản lý:
Quá trình nuôi thường gặp hiện tượng ngao bị chết hàng loạt, nguyên nhân chủ yếu là:
* Nhiệt độ cao xuất hiện vào tháng 7-8, lúc này ngao giống đang còn yếu.
* Vùng bãi đã nuôi 3 mùa ngao, chất hữu cơ lắng đọng tăng lên tới 5-6 lần so với bình thường, có thể thấy lớp cát đen dày tới vài cm và có mùi khí thối H2S, do vậy phải bừa lật mặt đáy lên phơi bãi.
Các yếu tố khác có thể dẫn tới làm chết hàng loạt là tỷ trọng thay đổi đột ngột, vùng nước bị ô nhiễm, mật độ dày…