Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá lăng Update 12/2024

: Phòng và trị bệnh đỏ thân khi nuôi tôm hùm Update 12/2024

Sau đây là kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá lăng, mời bạn đọc quan tâm theo dõi.

Cá bố mẹ lăng nha được bố trí nuôi vỗ tại ao A3 có diện tích là 1200 m2, độ sâu mực nước từ 1,7 – 1,8 m.

: Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá lăng Update 12/2024

Trước khi thả cá vào nuôi vỗ, ao đã được tẩy dọn kỹ. Lượng vôi CaO được sử dụng để bón là 10kg/100m2, ngoài ra trại còn sử dụng BKC diệt trùng đáy ao.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá lăng

Ao được ngăn làm hai, một bên thả cá hậu bị, một bên thả cá chuẩn bị cho đẻ, thả thêm 2 – 4 % cá rô phi. Sau 15 – 20 ngày tiến hành thay nước một lần, thay từ 10 – 20 % lượng nước trong ao. Sử dụng granulite daimetine (thành phần chính là SiO2) rải điều khắp ao với lượng 20 kg/1200 m2 để hấp thu khí độc, làm sạch đáy ao.

   Sử dụng thức ăn viên công nghiệp có độ đạm trên 28%, cho ăn 3 – 5% trọng lượng thân.

   Cá được chọn nuôi vỗ làm cá bố mẹ là những cá có tuổi lớn hơn hay bằng tuổi thành thục. Cá bố mẹ chủ yếu lấy từ Đồng Nai, các bè cá ở An Giang. Cá phải có nguồn gốc khác nhau để tránh hiện tượng cận huyết. Cá bố mẹ phải khỏe mạnh không nhiễm bệnh, ngoại hình đẹp, không sây sát và mất nhớt. Cá vận chuyển về trại cho vào bể composite khi trời mát chuyển ra ao nuôi vỗ, tạo dòng chảy nhẹ để cho cá hồi phục sức khỏe, có thể tạt thêm NOVA – ANTI SHOCK FISH để giảm stress cho cá. Cá bố mẹ nuôi chung với nhau, mật độ nuôi vỗ là 450 – 500 con trên 1200m2. Ngày 18/07/2008 thả thêm 105 con vận chuyển từ Đồng Nai.

Rate this post