TOP 25 Căn Bệnh Phổ Biến Ở Gà – Sư Kê Cần Phải Biết Để Phòng Tránh Và Chữa Trị Update 04/2024

22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà Sư Kê Cần Phải Biết

Nuôi gà sẽ không tránh khỏi gặp phải bệnh gà. 22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà sẽ là nội dung trong bài viết mà Gà Chọi Việt muốn cung cấp cho bạn trong bài viết. Nếu bạn là sư kê hãy cập nhật thêm cho mình đầy đủ kiến thức để nuôi gà.

Bệnh đậu Gà

Nguyên nhân gây bệnh ( 22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà )

Bệnh đậu ở Gà thường gặp ở giai đoạn gà được 25 – 50 ngày tuổi. Bênh do virus thuộc họ Poxviridae và giống Avipoxvirus gây ra

: TOP 25 Căn Bệnh Phổ Biến Ở Gà – Sư Kê Cần Phải Biết Để Phòng Tránh Và Chữa Trị Update 04/2024

  • Virus thuộc họ Poxviridae và giống Avipoxvirus là nguyên nhân gây bệnh.
  • Ruồi và muỗi là vật trung gian mang mầm bệnh cho gà thông qua việc đốt, cắn.
  • Bệnh đậu lây lan nhanh qua chất thải của gà bệnh mà gà khỏe vô tình giẫm phải. Hoặc qua việc cọ xát lân nhau trong quá trình di chuyển
  • Bệnh xảy ra chủ yếu ở giai đoan cuối xuân đầu hè.

Phòng bệnh

  • Một trong những biện pháp phòng bệnh đậu gà hiệu quả là tiêm Vacxin đậu gà MEDIVAC POX khi gà được 21 ngày tuổi để phòng bệnh đậu.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng phòng chống bệnh đậu gà.
  • Sát trùng chuồng trại bằng BESTAQUAM-S liều 4 – 6ml/1lít nước, 2 – 4 lít nước pha/100m2 chuồng nuôi. Phun định kỳ 2 – 3 lần/tuần.
  • Rải thêm chất độn chuồng, thông thường 1kg/ 10 – 20m2 chuồng nuôi.
  • Sử dụng BUNG LÔNG – BẬT CỰA 007S liều 1g/2lít nước uống;
  • Ngoài ra nên bổ sung các loại axit amin, vitamin và chất khoáng cho gia cầm.
  • ZYMEPRO pha nước uống, liều 1g/1lít nước, cho uống 3 – 5 giờ/ngày.

Bệnh thương hàn ở gà

Nguyên nhân gây bệnh

Virus Salmonella là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thương hàn, Vậy Salmonella gây bệnh gì thực chất chỉ có 3 loại trong họ Salmonella gây bệnh là: Salmonella gallinarum (gây bệnh trên gà lớn và gà con); Salmonella typhimurium; Salmonella pullorum (gây bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần tuổi).

Điều trị bệnh

Sử dụng các loại thuốc trị bệnh thương hàn ở gà như kháng sinh: Colistin, Norfloxacin, Enrofloxacin, Doxycyclline, Flophenicol…

Ngoài ra nên sử dụng thêm các loại thuốc bổ trợ sức cho gà: B.comlex A, D, E, C; Electrolyte…

22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà
benh-thuong-han-o-ga

Bệnh đi ngoài ở gà

Triệu chứng gà đi ngoài

Một trong những trường biểu hiện là đi ngoài ra nước, phân có màu xanh, màu trắng, phân sống,… Thể trạng ủ rũ, gà đá uống nhiều nước hơn bình thường.

bệnh đi ngoài ở gà
benh-di-ngoai-o-ga

Điều trị bệnh

Nước lá ổi là phương pháp điều trị bệnh đi ngoài cho gà rất hiệu quả cũng như tính an toàn. Nước lá ổi có ưu điểm giúp giảm xuất tiết; co mạch, kích thích màng ruột, làm giảm nhanh chóng triệu chứng đi ngoài qua một vài lần dùng.

Bạn lấy một nắm búp lá ổi non giã nhuyễn với ít hạt muối, sau đó chắt lấy phần nước đem cho gà uống từng chút. Hiệu quả sau vài ngày áp dụng.

Trường hợp gà bị đi ngoài nặng hơn thì bạn nên sử dụng búp lá ổi non, nước gừng và gạo rang. Đem sắc các nguyên liệu trên thật kĩ, đến khi chỉ còn lại 1 chén nước; để nguội rồi cho gà uống từ từ, hiệu quả sau 2 – 3 ngày.

Bệnh phổi ở gà

Nguyên nhân và triệu trứng bệnh phổi ở gà

Bệnh nấm phổi chủ yếu do loại nấm Aspergillus fumigafus, Afavus, Anigen bằng nhiều đường khác nhau xâm nhập vào cơ thể. Bệnh xuất hiện nhiều ở đàn gà từ 1 đến 20 ngày tuổi. Cách điều trị nhanh nhất là sử dụng kháng sinh; một số thuốc kháng sinh thường dùng:

  • Sử dụng Bio-Fungicide oral hoặc Bio-neo.Nysta và Sulfat đồng 0,25%; pha hỗn hợp kháng sinh trên vào nước uống cho gà bệnh.
  • Dùng Bio-Ceptiofur hoặc Bio-Ceftri-Bactam (thuốc tiêm bại huyết)
  • Để tăng sức đề kháng cho gà, bạn nên dùng thêm B-Complex.
  • Có thể bổ sung thêm men vi sinh sau khi gà đã hồi phục để tăng cường hệ tiêu hóa cho gà.

Trong trường hợp gà chỉ bị viêm phổi thông thường do thời tiết; bạn có thể sử dụng bài thuốc nam bao gồm: nghệ, tỏi trộn chung với thức ăn cho gà. Chú ý là cách này chỉ phù hợp với gà ho nhẹ không kèm triệu chứng khác.

bệnh phổi ở gà
benh-phoi-o-ga

Phòng bệnh phổi ở gà

Đừng nên để bệnh xảy ra rồi mới tìm cách chữa trị mà nãy phòng tránh ngay từ khi bắt đầu chăn nuôi. Bạn có thể chủ động phòng ngừa dịch bệnh xảy ra bằng cách:

  • Dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại thường xuyên; giữ chuồng trại luôn khô ráo, thoáng mát;
  • Sử dụng thuốc sát trùng theo định kỳ nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại;
  • Thường xuyên rửa máng ăn, máng uống cho gà; hạn chế việc để thức ăn rơi ra chuồng;
  • Cần tăng sức đề kháng cho gà, đặc biệt vào mùa lạnh, thời tiết ẩm ướt;
  • Theo dõi biểu hiện của gà thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh; tìm hướng giải quyết hiệu quả.
  • Phải cách ly ngay gà bệnh với gà khỏe nhằm hạn chế tối đa việc lây lan.

Gà bị chướng diều khô chân

Nguyên nhân gà bị chướng diều khô chân

Gà chọi bị khô da, khô chân, chướng diều thường gặp ở giai đoạn gà con mới nở hoặc gà đạt trọng lượng 1kg. Nguyên nhân gây khô chân chính là bị mất nước; có thể là do bệnh lý nào đó mà gà bỏ ăn, dẫn đến cơ thể gầy gò, lông xơ xác… Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có hướng điều trị, cụ thể.

gà bị chướng diều khô chân
gà bị chướng diều khô chân

Chữa trị chướng diều khô chân

Đối với gà bị bệnh nấm ở diều hoặc bệnh về đường ruột thì nên sử dụng những thuốc kháng sinh có sẵn trên thi trường như: Mekozym, Mekosal; đem pha với nước và cho gà uống trực tiếp. Phương pháp này chủ yếu nên sử dụng ở gà con.

Những sư kê khi chăm nuôi gà chọi gặp hiện tượng chướng diều thường dùng biện pháp thủ công, đối với những biện pháp này thì việc giải quyết tình trạng gà bị chướng diều rất hiệu quả. Châm nước: bạn sử dụng ống tiêm đã bơm nước đưa trực tiếp vào miệng của gà đi dọc từ gốc lưỡi vào họng gà; tránh để nước chảy vào lỗ thở.

Bạn nên nhờ người đã có kinh nghiệm tránh việc để gà bị nặng hơn. Mát-xa diều cho gà: việc tiếp theo sau khi bơm nước vào diều là tiến hành mát-xa diều cho gà; việc này nhằm kích thích hệ tiêu hóa cho gà.

Bạn nên cho gà nằm ngửa ra để thực hiện; tránh để thức ăn không đi ngược vào trong. Nếu gà có thở gấp thì lật lại để gà ổn định chút trước khi tiếp tục xoa bóp.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Triệu trứng bệnh tụ huyết ở gà

Có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”; cho nên phải hiểu rõ được triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà mới có thể nhanh chóng tìm biện pháp chữa trị thích hợp. Căn bệnh này xuất hiện chủ yếu 3 trạng thái:

  • Rất cấp tính: Gà bị bệnh xâm nhập thường chết rất nhanh, quan sát không kịp triệu chứng. Chỉ thấy chúng đứng ủ rũ rồi lăn ra chết sau 1 đến 2 tiếng.
  • Cấp tính: Gà biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, nhiệt độ cao lên đến 43 độ; cánh sã, nằm không cử động, nước ở miệng và mũi chảy nhiều; phân có màu trắng, xanh hoặc đỏ tươi. Gà khó thở, thở gấp, mào chuyển sang tím sậm.
  • Mãn tính: Gà gầy còm, các khớp sưng tấy, mào gà và tích gà bị sưng. Khi đi ngoài bị tiêu chảy kéo dài, phân có màu vàng kèm chất nhớt.
bệnh tụ huyết trùng ở gà

Trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Việc điều trị bệnh tụ huyết trùng có thể sử dụng các loại kháng sinh dùng cho bệnh bạch lỵ, nhiễm khuẩn E. Coli.

  • Flumequin-20: 20ml/ 100kg P/ngày; cho gà dùng ba ngày
  • Flumex-30: 15ml/ 100kg P/ngày; cho gà dùng ba ngày
  • Norflox-10: 25ml/ 100kg P/ngày; cho gà dùng ba ngày
  • Enro-10: 25ml/ 100kg P/ngày; cho gà dùng ba ngày
  • T. Colivit: 20g/ 100kg P/ngày; cho gà dùng ba ngày
  • T. Avimycin: 20g/ 100kg P/ngày; cho gà dùng ba ngày
  • T. Flox. C: 20g/ 100kg P/ngày; cho gà dùng ba ngày
  • T. Umgiaca: 20g/ 100kg P/ngày; cho gà dùng ba ngày

Ngoài ra còn phải bổ sung thêm chất điện giải, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Bệnh Marek ở gà

Biểu hiện của bệnh

Gà bị liệt do cơ đùi sưng to, ngón chận chụm lại với nhau, đi ngoài phân lỏng, ủ rũ, bỏ ăn; Bênh trở nặng thì chân gà duỗi thẳng một trước một sau, ngửa lên trời. Gà xuất hiện tình trạng khó thở, thở nhanh, khối u xuất hiện trong gan; lá lách, phổi, thành ruột làm chúng bỏ ăn, mắt bị mù.

Điều trị bệnh Marek

Chưa có vaccin Marek hiệu quả, cho nên áp dụng ngay biện pháp cách ly đối với gà bệnh cách càng xa càng tốt. Đối với những con đã chết hoặc sắp chết nên dùng biện pháp tiêu hủy ở nhiệt độ cao; không nên chôn dưới đất vì virus có thể xâm nhập vào đất.

Bệnh Newcastle ở gà

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh Newcastle

Tỷ lệ tử vong của gà bị nhiễm bệnh rất cao, từ 90 đến 100%; nếu không phát hiện và cách ly kịp thời sẽ xuất hiện ổ dịch. Phải thường xuyên quan sát, chú ý những biểu hiện của gà để phòng bệnh sớm nhất.

  • Bệnh ở trạng thái rất cấp tính: gà chết sau vài giờ nhiễm bệnh mà không có triệu chứng rõ rệt.
  • Bệnh ở trạng thái cấp tính: tình trạng gà ủ rũ, bỏ ăn, cánh sã xuống, chảy nhớt màu trắng hoặc đỏ; hay vươn cổ ra để thở, phát ra tiếng “toác toác”, đi ngoài táo bón sau lại tiêu chảy và phân có màu xanh hoặc trắng,;lẫn bên trong là bọt nước và máu. Gà sốt cao, mào của gà tím sậm thường chết đi sau 2 đến 3 ngày,
  • Bệnh ở trạng thái mãn tính: con vật hay ngoẹo đầu ra phía sau, đi vòng tròn, đi lui về sau; gà mổ thức ăn không chính xác, lên cơn động kinh co giật khi có kích thích hoặc va chạm.

Điều trị bệnh Newcastle 

Bởi vì hiện nay chưa có thuốc chuyên trị cho virus newcastle cho nên chỉ có cách phòng chống ngay từ đầu. Một số công tác phòng bệnh mà người nuôi nên nắm rõ:

  • Gà nên nuôi thành đàn theo từng lứa tuổi; tránh việc nuôi chung với nhau
  • Đảm bảo về nguồn thức ăn và nước uống; chuồng trại luôn luôn sạch sẽ thoáng mát
  • Khi mua gà mới về không nên nhốt chung với gà khỏe mạnh đang chăm sóc ở nhà
  • Khi phát hiện bệnh phải nhanh chóng cách ly theo dõi
  • Sử dụng vacxin Lasota để nhỏ vào miệng và mũi gà
  • Tiêm vacxin bệnh newcastle (vacxin lasota) khi gà 60 và 135 ngày tuổi.

Ngoài ra bạn có thể dùng bài thuốc Đông y từ Trắc bá diệp; Sài hồ, Sinh địa, Hoàng liên, đơn bì. Hoặc có thể sử dụng cách trị bệnh gà rù bằng tỏi.

bệnh newcastle ở gà
22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà – bệnh newcastle ở gà

Bệnh bạch lỵ ở gà

Triệu trứng bệnh bạch lỵ

Khi mắc phải căn bệnh này, gà thường có những triệu chứng: ủ rũ, bỏ ăn, tụm thành đám; đi ngoài phân bết dính ở hậu môn, phân lỏng màu trắng xanh, gà bị tiêu chảy nặng . Thường thì bệnh sẽ làm gà chết ở ngày tuổi thứ 4 đến thứ 5.

Vượt qua ngày 15 – 20 gà vẫn mang mầm bệnh và tỉ lệ di truyền cho con là rất cao. Tuy gà đã khỏi nhưng vẫn để lại những di chứng thần kinh, bị què quặt, chậm lớn; mầm bệnh lưu lại trong cơ thể về sau có thể phát tác thành bệnh phó thương hàn.

Đối với gà lớn hơn thường chỉ biểu hiện ở trạng thái mãn tính; gà mái khi bị bệnh thì đẻ ra trứng có hình dạng méo mó không giống bình thường.

bệnh bạch lỵ ở gà
22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà – bệnh bạch lỵ ở gà

Điều trị bệnh bạch lỵ ở gà

Cách chữa chủ yếu là dùng kháng sinh để điều trị cho gà như: Florphenicol; Norfloxacin, Enrofloxacin, Kanamycin Gentamycin… theo đúng liều lượng khuyến nghị. Trong quá trình điều trị có thể thêm vào một số loại vitamin, chất điện giải cho gà tăng sức đề kháng.

Bệnh gà bị phù và cách chữa trị

: TOP những căn bệnh thường gặp ở gà con Update 04/2024

Gà có thể bị sưng phù ở nhiều bộ phận khác nhau: đầu, mắt, mặt;…. và kèm theo đó là những nguyên nhân mà bà con nên biết rõ để có cách chữa gà bị phù hiệu quả. Để hỗ trợ cho bà con chăn nuôi thì Gà Chọi Việt sẽ liệt kê ra một số nguyên nhân và cách chữa trị gà bị phù tốt nhất.

Bệnh Coryza trên gà

Nguyên nhân:

Vi khuẩn Haemophilus paragallinarum (hay Avibacterium paragallinarum)

Biểu hiện bệnh coryza ở gà

Thông thường gà bị bệnh coryza sức ăn giảm sút, bỏ bữa, gà mái sinh sản giảm; đầu và mặt sưng tấy (phù) Ban đầu gà tiết dịch mũi trong, từ từ chuyển sang đặc lại và kết dính ở mũi; khiến 2 bên mũi của gà phình to lên. Thêm vào đó, tình trạng viêm kết mạc mắt làm mắt gà nhắm chặt lại; chỉ mở ra được một ít. Con vật không ăn uống và chết do kiệt sức.

Bệnh coryza gây ra sự suy hô hấp cho gà. Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, bệnh này còn gây tổn hại lớn đến nền chăn nuôi thế giới. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là hiện tượng chảy nước mũi, sưng phù mặt, khó thở.Điều này dẫn đến biểu hiện gà ủ rũ, kém ăn, sản lượng trứng giảm.

Bệnh coryza của gà có tình trạng kéo dài khoảng 15 ngày, gà có thể sản sinh ra miễn dịch nhưng vẫn mang trong người mầm bệnh; điều đó có thể làm lây lan cho các con khác trong đàn. Tuy gà có tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100% nhưng tỉ lệ chết rất thấp.

Tiến triển tới giai đoạn cuối gà bị ho, khó thở (Dịch tích tụ trong loang mũi của gà gây nghẹt thở). Nếu có thêm các bệnh phát kế tiếp thì tỉ lệ chết trong đàn sẽ tăng nhanh.

Phương pháp phòng tránh:

  • Xây dựng chuồng trại kín gió, tránh mưa dột, ẩm thấp
  • Phun thuốc sát trùng đều đặn 2-3 lần/tháng
  • Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng

Điều trị bệnh coryza

Sử dụng những loại thuốc chữa bệnh Coryza vaccine cho gà hiện có trên thị trường như: Amoxcicylin; Erythromycin, Streptomycin, Tylosin, Dihydrostreptomycin; Flouroquinolones, Gentamycin (nên bổ sung các chất đề kháng cho gà trước khi sử dụng Gentamycin bởi loại thuốc này gây tình trạng mệt mỏi ở gà),…

Sử dụng các chất làm tan đờm (rất quan trọng) bởi virus tấn công vào hệ hô hấp; chất này hỗ trợ cho việc tan đờm tránh để gà hô hấp khó khăn, nghẹt thở.

Bệnh APV ở gà

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh APV ở gà hay ở các loại gia cầm khác nhau do loại vi khuẩn có tên Avian pneumovirus (ARN vi rút); loại vi rút này kết hợp với E. Coli gây bệnh qua con đường hô hấp tương tự căn bệnh Coryza trên gà. Căn bệnh có lẽ không còn xa lạ nhưng nếu tìm hiểu không đúng dẫn đến phác đồ điều trị sai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho những ai đang kinh doanh, chăn nuôi gà.

  • Biểu hiện khác nhất với Coryza là mắt gà có bọt, chảy nước mắt.
  • Gà bị khó thở, khi ho âm rale ở khí quản
  • Gà bị sổ mũi sưng mặt, đầu của gà cũng sưng to, bị run, phù da đầu.
  • Gầy gò, yếu, mắt bị viêm thậm chí bị mù
  • Trứng gà không có hình dạng bình thường, chất lượng trứng kém.

Đối với chủng virus benh APV không có thuốc đặc hiệu, cách điều trị bệnh APV trên gà chỉ có thể đề phòng bệnh kế phát bằng những biện pháp:

  1. Quan sát thường xuyên, lập tức cách ly con bệnh nghi bị nhiễm APV. Chú ý cách ly càng xa càng tốt tránh bùng phát dịch trong đàn.
  2. Sử dụng biện pháp khử trùng toàn bộ trang trại, dụng cụ, nguồn thức ăn nước uống.
  3. Sử dụng loại vacxin cho bệnh kế phát; có nghĩa là dựa vào căn bệnh kế phát là gì để sử dụng vắc xin phù hợp.
  4. Cho thêm vào nguồn thức ăn, nước uống của gà các chất như men vi sinh để tăng kháng sinh. Có  thể dùng Doxicycline và Amoxyline kết hợp với nhau.
  5. Chú ý bà con chỉ áp dụng trong thời gian 3 ngày đến 5 ngày; bởi vì khi sử dụng thuốc kháng sinh lâu dễ làm gà mệt mỏi.

Gà bị biếng ăn và cách điều trị đơn giản

Chủ yếu có 2 lý do:

  • Trong hệ tiêu hóa của gà có quá nhiều chất xơ; điều này dẫn đến việc thức ăn bị vón. Hoặc trong quá trình ăn gà bị bội thực với thức ăn cũng gây ra tình trạng gà biếng ăn.
  • Nghiệm trọng hơn gà có thể đang mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa.

Cần tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến việc gà con ăn kémgà không chịu ăn; chán ăn để có hướng điều trị hiệu quả.

22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà

Có thể quan sát bằng mắt thấy diều của gà to lên, sờ vào  thấy cứng rắn (đôi khi bị mềm). Ngửi thấy trong miêng của gà có mùi hôi khó chịu (do thức ăn lên men). Cần quan sát thêm có biểu hiện của những bệnh lý khác hay không, nếu không có thì anh em có thể trị theo cách sau.

Cách chữa gà không chịu ăn nếu thấy diều gà mềm, ra hiệu thuốc thú y mua loại: multivitamine (điện giải) và men tiêu hóa; cho gà dùng trong 2 ngày liên tiếp. Cách trị gà làm biếng ăn nếu thấy diều gà trương cứng, trong trường hợp này cần lưu ý hơn. Làm 2 bước sau để trị gà không chịu ăn

  • Châm nước cho gà: Sử dụng ống kim tiêm và bơm sẵn nước vào; mở họng gà thực hiện thao tác bơm nước từ gốc lưỡi cho đến cuốn họng. CHÚ Ý không để nước chảy vào lỗ thở của gà.
  • Mát – xa diều cho gà: sau khi thực hiện xong bước bơm nước vào diều, bạn tiến hành xoa bóp diều cho gà. Đặt gà ngửa ra để mát-xa tránh tình trạng thức ăn trào ngược.

Gà không đá phải làm sao? cách chữa trị

Nguyên nhân gây ra bệnh

Thông thường có vài nguyên nhân chính dẫn đến việc gà không chịu đá:

  • Gà còn non tơ bị nhốt chung với những con gà cội khác; việc này dễ dẫn đến việc gà mới bị ăn hiếp, sợ đòn.
  • Gà đá đang có bệnh trong người; hoặc đang bị thương chưa hồi phục mà lại cho đi thi đấu tiếp. Điều này khiến gà đá bị quá sức do không được chăm sóc cẩn thận sau khi thi đấu. Cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh hoặc om sức cho gà thật tốt trước khi cáp độ.
  • Sau khi trải qua trận đấu không cân sức, gà dễ bị tâm lý ảnh hưởng, trở nên nhát đòn hơn.
  • Gà thay lông không chịu đá cũng là một trong những nguyên nhân.
22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà

Cách chữa trị gà không chịu đá

Gà không chịu đá có nhiều nguyên nhân, tìm hiểu nguyên nhân để có cách chăm sóc phù hợp nhất cũng là giải pháp giúp gà rót trở thành chiến thần dũng mãnh. Đối với gà rót thì vẫn nên có các bài tập luyện giống như gà chọi bình thường.

Nên tập theo mức độ chịu đựng của gà, không nên thúc ép gà quá nhiều; một số bài tập cư bản như: chạy quanh lồng, vần đòn; chạy sương, dầm cán. Theo kinh nghiệm của các sư kê thì cách chữa gà bỏ đòn thì có thể cho gà mái nhốt chung với gà đòn không chịu đá, giúp cúng lấy lại phong độ sau khi đã đạp mái 1 đến 2 lần.

Om gà sau những trận đấu hoặc vần bằng nghệ ngâm rượu; điều này chỉ nên thực hiện với gà đang khỏe mạnh. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị gà rót có trên thị trường như thuốc LAMPAM. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng nhiều vào thuốc trị gà gót.

Chữa bệnh EDS trên gà

Nguyên nhân gây bệnh EDS

Hội chứng giảm đẻ ở gà được gây ra bởi virut loại adenovirus trên gà, có chiều dài 70-75nm. Nó có thể lây lan cao nhất theo chiều dọc bởi trứng được đẻ từ đàn gà bố mẹ đã nhiễm bệnh EDS. Các loài chim, động vật hoang dã có khả năng mang mầm bệnh rất cao. Ngoài ra, Hội chứng giảm đẻ còn lây lan từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, uống…).

Các phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn từ phân và các chất bài tiết khác của đàn gà bệnh (tính truyền ngang) cũng là nguồn gây bệnh chủ yếu. Vì tính dễ lây lan của bệnh EDS nên cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống và chữa bệnh EDS trên gà.

22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà
22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà

Cách chữa trị bệnh EDS

Nếu không may đàn gà mắc bệnh, bạn có thể thực hiện những cách chữa bệnh EDS trên gà như:

– Bổ sung các loại thuốc giải độc gan thận như: Sorpherol, Goliver,…

– Tăng khả năng đề kháng, hạ nhiệt và bù đắp chất điện giải bị hao hụt bằng: Interferon, Vime C Elctrolyte, Gluco KC,… – Những Vitamin, men tiêu hóa cũng không thể thiếu giúp gà ăn uống và đi ngoài tốt hơn: Elecamin plus, Lactozyme,..

– Để cắt đứt vòng truyền bệnh, cần có thời gian cách ly giữa các đàn. Các trại đã bệnh hoặc trong vùng đang có bệnh cần ngưng việc nhập đàn mới; thực hiện tiêu độc hàng ngày. Gà bệnh, chết cần được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn sâu 2 lớp vôi; tuyệt đối không được vứt xác ra môi trường xung quanh.

Gà bị khò khè nặng và cách chữa trị dứt điểm

Nguyên nhân gây bệnh

Tình trạng gà bị khò khè thường xuất hiện lúc gà vừa thi đấu về hoặc trong lúc thời tiết lạnh. Nguyên nhân thời tiết làm cho gà bị cảm lạnh, chuồng trại không được che chắn kĩ để gió lùa vào gây khò khè ở gà. Hoặc do sau khi tham chiến trở về, chủ nuôi không lau nước ấm; om bóp cho gà cũng là một nguyên nhân ga bi dom tho kho khe; các vết thương sau trận đấu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gà nếu không được xử lý kịp thời.

22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà
22 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Gà

Chữa trị gà bị khò khè nặng

Gà bị khò khè lâu ngày thì bà con chớ nên để lâu thêm mà hãy áp dụng ngay thuốc tây trị khò khè cho gà, cụ thể:

  • Bước 1: Dùng loại thuốc đặc trị khò khè cho gà Ery trong 3 ngày. Trong ngày đầu và ngày thứ hai: cho uống 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 1/2 viên. Sang ngày thứ ba sử dụng 1 viên cho buổi sáng. Không thấy hiệu quả tiếp tục sang bước kế tiếp.
  • Bước 2: Gà bị khò khè và cách chữa tiếp theo? Khi gà thở khò khè có đờm và đờm trào lên nhiều; thuốc Hen đỏ của Thái được xem như là loại thuốc hiệu quả có tác dụng nhanh. Chỉ khi nào thấy bệnh trở nặng thì mới nên dùng loại thuốc Hen đỏ này, bà con mình lưu ý nha.

Bệnh gumboro – Bệnh viêm túi huyệt nguy hiểm

Nguyên nhân:

Virus thuộc họ Birnaviridae (thuộc virus ARN 2 sợi)

Biểu hiện:

Gà có thể chết ngay lập tức sau khi ủ bệnh khoảng 2 ngày. Gà bệnh có triệu chứng ủ rũ, chán ăn, xù lông,… Một số dấu hiệu cấp tính là tiêu chảy phân trắng có bọt, lẫn máu. Nhiều con gà tự cắn vào hậu môn và tử vọng.

Phương pháp phòng tránh:

  • Giữ vệ sinh chuồng trại với dung dịch Nano Bạc trong chăn nuôi. Liều lượng: 100ml/ 200 – 400m2 nền chuồng
  • Bổ sung dinh dưỡng trong thức ăn

Bệnh gumboro là gì?

Gumboro còn được biết đến với tên tiếng Anh là Infectious Bursal Disease – IBD hay Viêm túi huyệt truyền nhiễm.

  • Với bệnh này có thời gian ủ bệnh trong 2 đến 3 ngày.
  • Gà biểu hiện ủ dột, nằm dồn đống với nhau, lông xơ xác không còn bóng đẹp; ăn giảm hoặc bỏ ăn, tình trạng sốt cao.
  • Có hiện tượng tự mổ hậu môn, cơ hậu môn co thắt mạnh như muốn bài tiết nhưng không được.
  • Phân lỏng có màu trắng, bọt khí, trộn lẫn máu.
  • Gumboro có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhưng tỷ lệ chết dưới 30%. Dù vậy nhưng vẫn phải phòng trừ trường hợp gà mắc các bệnh kế phát; do virus IBDV đã hủy hoại hệ miễn dịch của gà.

Điều trị bệnh gumboro trên gà

: Top 4 cách chữa mốc cho gà chọi đơn giản và đạt hiệu quả cao nhất Update 04/2024

Thuốc điều trị bệnh gumboro ở gà đã có trên thị trường; bà con có thể áp dụng phác đồ điều trị bệnh gumboro ở gà sau đây Sử dụng liều lượng kháng thể IBD từ 1 – 2ml cho gà bệnh (chích hoặc cho uống). Để tăng thêm sức đề kháng cho gà pha thêm vào nước uống theo tỷ lệ: B.Complex 10 g;  Vitamin C 10 g, 100g điện giải, acetamin 50g, 500g đường glucozo, Vitamin K 10 g, 10 lít nước. Vì gà bị mất nước nhiều nên pha cho gà uống liên tục.

***Chú ý không nên sử dụng các loại kháng sinh điều trị bệnh gumboro ở gà vì có thể làm gà bị bội nhiễm dẫn đến chết nhiều hơn.

Bệnh ORT ở gà

Nguyên nhân:

Vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale

Biểu hiện:

Đây là một trong các bệnh thường gặp ở gà gây tỷ lệ chết cao. Gà bệnh có các triệu chứng như hắt hơi, khó thở, sốt cao, còi cọc, giảm trứng,…

Phương pháp phòng tránh:

  • Giữ vệ sinh chuồng trại bằng Nano Bạc trong chăn nuôi.
  • Đảm bảo độ thông thoáng và thay lớp trấu lót thường xuyên để tránh ẩm mốc
  • Tăng cường dinh dưỡng và các chất trợ sức hữu cơ như Megacid LMegacid L+

Triệu chứng của bệnh

  • Bệnh ORT chủ yếu lây qua đường hô hấp cho nên triệu chứng dễ nhận thấy nhất là gà khó thở, nghẹt, hay vẩy mỏ, khẹc để thở,…
  • Gà chán ăn; ủ rũ, chảy nước mũi, mắt, bị tiêu chảy
  • Trạng thái xác chết mập, nằm ngửa
  • Tỉ lệ trứng ở gà mái giảm, chất lượng kém
  • Thể mãn tính gà chậm lớn, nuôi tiêu hao lượng thức ăn nhiều; Với thể cấp tính tỉ lệ chết từ 30% trở lên.
  • Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi; đặc biệt khi gà đạt độ tuổi từ 3 đến 6 tuần.
  • Nếu trong quá trình phát bệnh còn kèm thêm những bệnh kế phát khác như Newcastle, bạch lỵ,…sẽ gây thêm thiệt hại cho người chăn nuôi.

Điều trị bệnh ORT theo phác đồ điều trị

Phác đồ thứ nhất: 

  1. Sử dụng BIO BROMHEXINE WSP + BIO HEPATOL B12 giúp đờm long ra và tăng cường sức đề kháng, pha cho gà uống trong 2 ngày
  2. Ngày thứ nhất đến ngày thứ ba: chích LINSPEC 5/10 + ANAGIN 30% + BIO METASAL với tỉ lệ 1:1:1. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 5 pha TYLO-DOX EXTRA (Hà Lan) + TRISUL 80/400 WSP (Hà Lan)

Theo phác đồ thứ hai:

  1. MENTOPHIN (1ml) + 1 lít nước pha cho gà uống liên tục, giúp gà mau chóng tiêu đờm.
  2. Chích thuốc BIO CEPTRI BACTAM (1ml) thể trọng gà từ 3 – 4kg/ ngày, làm liên tiếp trong 3 ngày.
  3. Sau đó cho uống thuốc TIMICOSIN để trị dứt điểm bệnh.

Gà bị ốm trong

Nguyên nhân gà bị bệnh

Từ kinh nghiệm của những sư kê lão làng, gà bị ốm trong có rất nhiều nguyên nhân. Có thể môi trường sinh hoạt của gà không đảm bảo; nguồn dinh dưỡng từ thức ăn thấp,… Hoặc có nhiều người quá nôn nóng mà om gà sớm; trong quá trình luyện tập cho gà chọi anh em vần gà quá nhiều; om bóp cho gà không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến gà bị ốm, tụt lực. Nếu đã tìm ra nguyên nhân thì chữa càng sớm càng tốt, điều này tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của gà đá.

Chữa gà bị ốm trong

Khi chỉ sử dụng những cách trên mà không dùng thuốc gà bị ốm trong như thuốc trợ lực, gà sẽ lâu hồi phục hơn. Dùng các loại kháng sinh cho gà như Boganic, Enervon C (1 viên/ ngày cho mỗi loại). Song song với việc cho uống thuốc, bạn nên chích cho gà 1ml Catosal (liệu trình cách nhau 1 ngày, đủ 3 lần thì thôi). Bạn nên bổ sung thêm một số thuốc bổ, tăng cường cơ bắp và sức lực cho gà. Mặt hàng này khá dễ tìm mua trên thị trường.

Bệnh CRD ở gà và Cách chữa trị 

Dấu hiệu bệnh CRD ở gà

Giống như những căn bệnh về đường hô hấp khác, bệnh CRD cũng thường lây từ mẹ sang con hoặc tiếp xúc giữa những con trong đàn thông qua chất thải hay dụng cụ chăn nuôi. Triệu chứng bệnh CRD trên gà: ho khẹc, rướn cổ để thở, ủ rũ bỏ ăn; vẩy mỏ nhiều, mặt bị phù, thường có những tiếng “tooc” đặc trưng. Nếu nặng hơn thì mũi có thể bị viêm, mắt nhắm do viêm kết mạc; trọng lượng giảm sút nhanh, tỉ lệ trứng thấp và kém chất lượng. Gà mái thường có dấu hiệu nhẹ hơn gà trống trong cùng một đàn.

Điều trị bệnh CRD ở gà

Hiện nay đang có rất nhiều loại thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc chữa bệnh crd ở gà. Dùng loại thuốc Tylan phối hợp với gentadox, hoặc oxytetracyclin,…. pha thuốc bằng một nửa hướng dẫn sử dụng. Thêm vào các chất kháng sinh tăng cường sức hệ miễn dịch, các vitamin; thuốc trợ lực cho gà nhằm hạn chế việc gà bị yếu sức.

Bệnh nấm họng ở gà chọi

Nguyên nhân gây bệnh nấm họng ở gà chọi

Bệnh nấm họng ở gà chọi này được gây ra bởi tác động của men Candida albicans làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá cũng như hô hấp dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da cũng như làm giảm hệ miễn dịch trên cơ thể gà. Tùy vào tình trạng của gà có thể lây nhiễm từ nhiều nguyên nhân khác như:

  1. Các dụng cụ máng ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn
  2. Thức ăn không đạt chuẩn vệ sinh hoặc chất lượng nên có thể bị nhiễm
  3. Thuốc kháng sinh được trộn trong thức ăn hoặc nước uống sử dụng trong thời gian dài không được thay, tạo điều kiện cho nấm phát triển trong đường tiêu hóa khi gà uống phải

Điều trị nấm họng bao gồm bằng thủ công và bằng thuốc kháng sinh

Bằng phương pháp thủ công

  • Đầu tiên sẽ dùng que hoặc đầu tăm bông cứng cọ sạch các mảng bám bẩn trên họng con gà ( nên nhẹ nhàng tránh làm tổn thương manh tới gà ) rồi dùng muối sinh lý để rửa qua.
  • Sau đó lau sạch khô rồi bôi thuốc xanh tylen vào toàn bộ chỗ bị nấm họng vừa được làm sạch nên nhẹ nhàng vì lúc này gà đang bị đau ở những chỗ bị n
  • Cho gà bị bệnh nấm họng uống thuốc đậu gà kết hợp với một số loại men vi sinh, điện giải giúp tăng sức đề kháng cho gà và hấp thụ thuốc tốt hơn.
  • Thay tất cả thức ăn,thay chất độn chuồng , nếu thức ăn hoặc chất độn chuồng cũ bị nhiễm

Bằng thuốc kháng sinh

Ngoài cách chữa trị thủ công được chia sẻ ở trên thì bệnh nấm họng ở gà chọi còn có thể được chữa trị bằng một số loại kháng sinh được các chuyên gia thú y khuyên dùng. Các loại thuốc điều trị bao gồm có:

  • Fungicid 20g (thuốc Nystatin)
  • Vitamin ADE 20g
  • Super Vitamin 20g
  • Flumequin 20

Cho 4 loại thuốc trên hòa với 15 lít nước cho 100kg trọng lượng gà uống trong 1 ngày. Dùng liên tục trong 4-5 ngày liên tiếp kết hợp với việc theo dõi tình trạng của gà.

Gà chọi yếu chân làm sao trị ( 22 Loại Bệnh Hay Gặp Ở Gà )

Nguyên nhân khiến gà chân bị yếu

Một số trường hợp gà chọi bị yếu chân cần phải tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân mới có cách trị phù hợp. Gà Chọi Việt tìm hiểu được một số lý do sau đây:

  • Gà trống còn non tơ, lực chân chưa được tập luyện
  • Gà đá về đi tập tễnh do có chấn thương từ những trận đấu chưa kịp lành.
  • Gà di truyền từ thế hệ bố mẹ, ông bà
  • Không đủ chất dinh dưỡng cho gà phát triển
  • Một số căn bệnh liên quan đến chân tấn công gà.

Cách chữa gà chọi yếu chân theo kinh nghiệm của sư kê

Thực hiện việc chữa trị song song với tập luyện những bài tập để cho gà chọi đạt thể trạng tốt nhất. Một số bài tập nên huấn luyện cho gà đá Chọn một con gà khỏe cùng chạng với gà đang bị yếu chân. Sử dụng một cái bội (lồng) to và một cái nhỏ hơn nhốt con gà khỏe bên trong, con gà yếu chân ở ngoài; chú ý không cho chúng chạm mỏ hoặc chân với nhau.

Như vậy thì con gà chọi yếu chân bên ngoài sẽ chạy xung quang lồng tìm cách vào trong. Còn gà bên trong sẽ tìm cách ra ngoài để chọi nhau. Cách này giúp chân của gà được cải thiện tình hình và tăng sức bền cho chúng.

Một số bài tập gối cho gà chọi anh em có thể tham khảo

Thứ nhất: Dùng hai tay luồn vào trong của lườn gà đang bị yếu chân, nâng gà lên độ cao khoảng 20 – 30 cm thì buông tay để gà tự rớt xuống và để tự chúng giữ thăng bằng. Trong 5 ngày đầu chỉ nên tập cho gà khoảng 20 lần và nên chia hiệp ra để gà không bị quá sức.Khi quen dần bạn có t hể nâng cường độ tập luyện lên cao hơn.

Thứ hai: Để gà đậu trên tay của bạn, tung gà lên để cho nó rơi tự do sao cho chúng có thể bám vào tay và giữ thăng bằng trên tay của bạn. Với cách này thì cơ đùi, chân của gà chọi đảm bảo được rèn luyện. Cũng với cường độ như bài tập thứ nhất và nâng cao dần khi gà đã quen.

Bệnh đầu đen – Bệnh lý trên manh tràng và gan của gia cầm

Bệnh đầu đen gây sưng tím đầu gà
Bệnh đầu đen gây sưng tím đầu gà

Nguyên nhân:

Ký sinh trùng Histomonas Meleagridis

Biểu hiện:

  • Đi lại loạng choạng, chân run
  • Xù lông toàn thân
  • Tiêu chảy phân màu vàng lẫn máu
  • Đầu gà bị tím tái
  • Có dấu hiệu chán ăn, còi cọc

Phương pháp phòng tránh:

Để phòng tránh bệnh đầu đen, chuồng trại cần được giữ vệ sinh theo tiêu chuẩn. Dung dịch Nano Bạc trong chăn nuôi giúp tiêu diệt ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại. Sân vườn cũng cần được rắc vôi bột giúp ngăn chặn trứng ký sinh trùng.

Cách điều trị:

Các loại thuốc có tác dụng chữa bệnh đầu đen là metronidazole (50-60mg/kg trọng lượng/ngày) dimetridazole, ronidazole,ipronidazole. Người chăn nuôi duy trì bơm thuốc cho gà liên tục trong 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó, các dinh dưỡng trong Mega Men giúp chữa trị các bệnh gây ra bởi E.coli.

Bệnh IB – Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Bệnh IB ở gà

Nguyên nhân:

Virus Coronavirus

Biểu hiện:

Bệnh gây ra những biểu hiện khác nhau trong giai đoạn phát triển của gà. Đối với gà con khoảng một tháng tuổi, bệnh gây ra tỷ lệ chết lên tới 40%. Đàn gà con mắc bệnh có triệu chứng ho, khò khè, chảy nhiều nước mũi, khó thở.

Bệnh được phát hiện dễ dàng nhất đối với đàn gà đẻ. Lượng trứng giảm đáng kể lên tới 70%. Chất lượng trứng cũng bị ảnh hưởng vì bệnh gây hại tới đường hô hấp của gà. Điều này khiến cơ thể gà mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trứng.

Phương pháp phòng tránh:

  • Phun thuốc khử trùng chuồng trại với dung dịch Nano Bạc trong chăn nuôi hoặc Megacid L
  • Bổ trợ dinh dưỡng cho đàn gà với Megacid L (Thành phần: Fomic ≥ 30%, Acid lactic 7%, Acid Citric 20% Acid phosphoric 10% và các muối acid khác 5%)

Cách điều trị:

Bệnh IB không có thuốc đặc trị. Khi thấy gà mắc bệnh, người chăn nuôi cần áp dụng các phương pháp giải độc và duy trì môi trường sạch sẽ cho đàn gà. Mega Men là loại men tiêu hóa giúp giảm bệnh gây ra bởi E.coli, Salmonella và Clostridium.

Bệnh viêm ruột hoại tử – Bệnh phát sinh trên diện rộng

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Nguyên nhân:

Vi khuẩn Clostridium perfringens nhóm A, C

Biểu hiện:

Khi mắc phải vi khuẩn này, gà có triệu chứng đi ngoài ra máu. Phân có chứa chất nhầy và có màu vàng trắng pha lẫn sợi máu. Gà thường bị chán ăn và chết đột ngột. Nguy hiểm hơn, việc điều trị bằng các thuốc tiêu chảy không mang lại hiệu quả.

Phương pháp phòng tránh:

  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi tránh bụi bẩn và vi khuẩn từ phân chăn nuôi
  • Phun thuốc khử trùng định kỳ với Nano Bạc và Megacid L
  • Sử dụng vaccine theo liều lượng. Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh gây kháng thuốc

Cách điều trị:

Bệnh viêm ruột hoại tử chưa có loại thuốc đặc trị. Vì thế, người chăn nuôi cần tách riêng gà bệnh để chữa trị. Thăm khám cho cả đàn gà khi phát hiện mầm bệnh cũng vô cùng quan trọng. Một số chất dinh dưỡng có thể giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn là Linco 25%, Chlotetra và Sulfatrimix. Nông dân trộn trực tiếp các chất này vào thức ăn của gà bệnh. Thời gian duy trì trong 3 – 5 ngày liên tục.


Phía trên là 25 loại bệnh thường gặp ở gà mà sư kê hiện nay rất quan tâm đến. Một sự kê nuôi gà đã khó khăn . Để gà khỏe mạnh không bệnh tật vậy tất nhiên cần trang bị thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Bài viết trên sẽ cung cấp 22 loại bệnh gà đá thường hay gặp mà các sư kê thường tìm kiếm .Nếu bạn là một sư kê hãy đọc đầy đủ bài viết trên để quy nạp thêm kiến thức cho bản thân. Chân thành cám ơn bạn đã đọc bài viết.

facebook ▏gachoiviet.com

: Gà bị kén là gì? Cách chữa trị mọi loại kén thường gặp ở gà Update 04/2024

Rate this post