Bệnh EDS Ở Gà Và Cách Chữa Trị-Phòng Chống Đúng Cách Update 04/2024

Có rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm mà khi chăn nuôi gà bà con cần quan tâm. Hội chứng giảm đẻ EDS trên gà cũng vậy ! Là một căn bệnh gây giảm tỉ lệ trứng, giảm chất lượng con non sinh ra gây thiệt hại kinh tế. Chữa bệnh EDS trên gà đang là một trong những chủ đề được nhiều người chăn nuôi gà hay các sư kê quan tâm hiện nay. Đây được xếp loại là một bệnh gà đá khá nguy hiểm.

EDS là bệnh gì?

Hội chứng giảm đẻ EDS (Egg drop syndrome) là một bệnh cấp tính đến mãn tính ảnh hưởng đến chim đẻ như: gà, vịt, ngan, ngỗng,… Nó được gây ra bởi virut chủng adenovirus gia cầm, có chiều dài 70-75nm. Bệnh làm giảm đáng kể số lượng và chất lượng trứng của gà.

: Bệnh EDS Ở Gà Và Cách Chữa Trị-Phòng Chống Đúng Cách Update 04/2024

Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các trang trại, hộ nuôi gà. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết bệnh cũng như cách phòng chữa bệnh EDS trên gà hiệu quả nhé!

Nguyên nhân nào dẫn đến Hội chứng giảm đẻ EDS ?

Hội chứng giảm đẻ ở gà được gây ra bởi virut loại adenovirus trên gà, có chiều dài 70-75nm. Nó có thể lây lan cao nhất theo chiều dọc bởi trứng được đẻ từ đàn gà bố mẹ đã nhiễm bệnh EDS.

Các loài chim, động vật hoang dã có khả năng mang mầm bệnh rất cao. Ngoài ra, Hội chứng giảm đẻ còn lây lan từ đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, uống…).

Các phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn từ phân và các chất bài tiết khác của đàn gà bệnh (tính truyền ngang) cũng là nguồn gây bệnh chủ yếu. Vì tính dễ lây lan của bệnh EDS nên cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống và chữa bệnh EDS trên gà.

Cách nhận biết bệnh EDS và hướng điều trị

Nhận biết bệnh EDS như thế nào ?

Nhìn chung sức khỏe của gà bị bệnh không bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều. Nhưng khi mổ khám xác gà chết có nhiễm bệnh EDS, người ta thường thấy những biến đổi như sau:

: Làm sao để chữa gà bị sổ mũi sưng mặt có mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả Update 04/2024

– Trứng bị non và không phát triển. Trên đây những dấu hiệu nhận biết thông thường, dễ gặp. Tuy nhiên, để kiểm tra gà có mắc bệnh hay không, thì cách chính xác và tốt nhất vẫn là thực hiện phản ứng huyết thanh học để kiểm tra kháng thể.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán, giám sát bệnh như: phản ứng HI, ELISA, iiPCR. Phát hiện bệnh trước khi bệnh nổ ra. Trong đó, kỹ thuật iiPCR đang được nhiều cơ sở thú y, trang trại lớn nhỏ lựa chọn.

Điều trị căn bệnh EDS sao cho hiệu quả ?

Chữa bệnh EDS trên gà bằng thuốc tây

– Bổ sung các loại thuốc giải độc gan thận như: Sorpherol, Goliver,…

– Tăng khả năng đề kháng, hạ nhiệt và bù đắp chất điện giải bị hao hụt bằng: Interferon, Vime C Elctrolyte, Gluco KC,…

– Những Vitamin, men tiêu hóa cũng không thể thiếu giúp gà ăn uống và đi ngoài tốt hơn: Elecamin plus, Lactozyme,..

Xử lý gà bệnh như thế nào ?

Để cắt đứt vòng truyền bệnh, cần có thời gian cách ly giữa các đàn. Các trại đã bệnh hoặc trong vùng đang có bệnh cần ngưng việc nhập đàn mới; thực hiện tiêu độc hàng ngày.

Gà bệnh, chết cần được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn sâu 2 lớp vôi; tuyệt đối không được vứt xác ra môi trường xung quanh.

Phòng bệnh EDS ở gà

Hiện nay, đối với Hội chứng giảm đẻ ở gà người ta vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ đàn gà đẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh. Trong công tác phòng bệnh, cần nghiêm túc thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, và phun thuốc sát trùng NAVETKON-S hoặc BENKOCID định kỳ 2lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài môi trường.

Bước 2: Tiêm phòng cho đàn gà đẻ khi chúng đạt 15-16 tuần tuổi. Hiện nay trên thị trường có các loại vacxin như: ND-IB-EDS K và ND-IB-EDS Emulsion để phòng 3 bệnh Niu-cát-xơn (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).

Bước 3: Thường xuyên bổ sung VITA-ELECTROLYTES (NAVETCO), TERRAMYCIN TRỨNG và NAVET-BIOZYM trong nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi, giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao.

Cách vệ sinh chuồng trại phòng bệnh cho gà

: Cách trị gà không chịu ăn chỉ với vài bước đơn giản✅ Update 04/2024

Có nhiều việc không đòi hỏi bạn phải vệ sinh chuồng trại nuôi gà hàng ngày mà hàng tuần hay hàng tháng mới làm một lần như:

Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại.

Những dụng cụ trong chuồng trại nuôi gà như cuốc xẻng, xe rùa, thau sồ, thúng rổ, chổi … cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Thế nhưng, thường thì ta chỉ rửa qua loa cho sạch đất cát mà thôi, sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp. Như vậy chưa đủ, chúng ta cần sát trùng dụng cụ bằng dung dịch diệt khuẩn như Arusan, vừa tiêu diệt được vi khuẩn gây hại nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe vật nuôi.

Khử mùi hôi.

Chuồng gà nếu làm đúng kỹ thuật, lúc nào cũng được thông thoáng mát mẻ và giữ gìn vệ sinh tốt thì mùi hôi thối cũng không đến nỗi quá nồng nặc, khó ngửi.

Mùi hôi thối không những gây khó chịu cho người mà còn có hại đến sức khoẻ của loài gà, vì gà rất mẫn cảm với mùi xú khí này, dễ bị bệnh đường hô hấp.

Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập.

Một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi gà tránh được mầm bệnh xâm nhập chính là khử trùng chuồng trại định kì hàng tháng. Ngoài cũng nên khử trùng những người có phận sự quét dọn, cho gà ăn uống trước khi vào chuồng gà. Một trong những dung dịch diệt khuẩn được các trang trại sử dụng rộng rãi hiện nay chính là Arusan, dung dịch diệt khuẩn tự nhiên, rất an toàn cho người sử dụng.

Khử trùng chuồng gà.

Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại thì vấn đề khử trùng để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi cũng phải được thực hiện thường xuyên. Vì vậy, việc lựa chọn dung dịch diệt khuẩn đóng vai trò rất quan trọng, ngoài tính năng: diệt khuẩn nhanh (tức thời), phổ kháng khuẩn đủ rộng để tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh gồm vi trùng gram dương, gram âm, vi trùng sinh bào tử, bào tử vi trùng, các virus có vỏ bọc, các virus không có vỏ bọc, các loại nấm mốc và nguyên sinh động vật, có hoạt tính tốt trong điều kiện môi trường có chất hữu cơ.

Phun khử trùng chuồng trại định kì.

Thuốc khử trùng phải an toàn tuyệt đối cho gia súc, không gây độc hại hoặc kích ứng đường hô hấp, từ đó có thể khử trùng chuồng trại định kỳ khi gia súc, gia cầm đang sinh sống, hoặc khử trùng mầm bệnh lúc đang có dịch xảy ra bằng cách phun xịt trực tiếp lên chuồng trại và đàn gia súc, nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây.

Kinh nghiệm gần đây cho thấy sử dụng thuốc khử trùng an toàn phun xịt chuồng trại có gia súc đang sống giúp hạn chế ổ dịch, hạn chế sự lây lan bệnh trong đàn, hỗ trợ rất tốt cho các biện pháp điều trị, từ đó giảm thấp tử số, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong điều trị.

Trên đây, là toàn bộ kiến thức về Hội chứng giảm đẻ cũng như cách chữa bệnh EDS trên gà. Hy vọng với bài viết trên, Gà Chọi Việt có thể giúp người chăn nuôi gà hay những sư kê có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

: Kinh Nghiệm Chữa Ho Hen Cho Gà Chọi Bằng Tỏi Từ Dân Gian Update 04/2024

Rate this post