Để có thể chăm sóc thật tốt cho cún cưng, điều bạn nên làm là tìm hiểu kỹ càng về các loại bệnh và cách xử lý khi anh bạn bốn chân của chúng ta gặp vấn đề. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm: bệnh Parvo ở chó.
Bệnh Parvo ở chó là gì?
Bệnh Parvo là bệnh nguy hiểm ở chó do virus Canine Parvovirus (CPV) gây nên, đây là một BỆNH TRUYỀN NHIỄM vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng lâu dài tới thú cưng của chúng ta.
: Bệnh Parvo ở chó: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Update 09/2024
Đa số cún nhiễm 2 loại virus của chủng này là: CPV-2a và CPV-2b, ngoài ra còn có loại CPV-2c nhưng tại Việt Nam chưa từng xuất hiện. Hiện nay loại virus phổ biến nhất là CPV-2b với khả năng lây lan rất nhanh và làm chết nhiều thú cưng đặc biệt là cún con.
Bệnh Parvo xảy ra vào quanh năm nhưng đa số là khi thời tiết có dấu hiệu nóng ẩm, mưa nhiều,… Thời gian ủ bệnh là 5-7 ngày, khi đã phát bệnh tỉ lệ tử vong là 90%-100%.
Một căn bệnh khác cũng rất nguy hiểm cho chó là bệnh Care hay còn gọi là Sài Sốt. Các bạn có thể tìm hiểu về căn bệnh này qua liên kết bên dưới.
Xem thêm: Bệnh Care ở chó – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng bệnh Parvo ở chó
Có 3 dạng triệu chứng khác nhau của bệnh Parvo mà người nuôi cần phải lưu ý:
Dạng đường ruột
Đối với dạng đường ruột, bệnh xuất hiện hầu hết ở những bé cún từ 5 tới 10 tuần tuổi với các biểu hiện như sau:
- Chó có thể sốt (hoặc không sốt tùy hệ miễn dịch) cho tới khi có biểu hiện lâm sàng
- Bắt đầu ủ rũ, chán ăn, nôn mửa
- Có dấu hiệu tiêu chảy, phân màu hồng (có một số trường hợp lẫn máu tươi), niêm mạc ruột, chất keo nhầy , mùi khắm đặc trưng
- Niêm mạc nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu do mất nước
- Dễ bị nhiễm trùng
Dạng viêm cơ tim
Đối với dạng cơ tim xảy ra ở cún từ 4 đến 8 tuần tuổi. Đây là dạng hiếm gặp hơn so với dạng viêm đường ruột. Chó có dấu hiệu suy tim do virus tấn công gây hoại tử nên có thể chó sẽ xuất huyết mà chết khi chưa có dấu hiệu bệnh. Nếu chó có thể may mắn sống sót thì tim sẽ có sẹo di chứng.
: Khám phá những điều thú vị về chó poodle socola Update 09/2024
Tuy nhiên cũng có vài dấu hiệu để nhận biết:
- Thiếu máu nặng
- Niêm mạc thâm tím, nhợt nhạt
- Khó thở
- Kêu la quằn quại rồi chết
Đây là dạng nguy hiểm nhất và khó phát hiện nhất của bệnh Parvo ở chó.
Dạng viêm ruột kép
Triệu chứng dạng viêm ruột kép là sự kết hợp giữa cả hai dạng phía trên. Chó sẽ chết trong vòng 24h kể từ khi xuất hiện các biểu hiện tiêu chảy, xuất huyết. Nguyên nhân là do:
- Tiêu chảy nặng
- Thiếu máu nặng
- Mất cân bằng điện phổi
- Phù phổi sốc tim
- Dễ bị nhiễm các loại virus khác
Cách thức lây truyền của bệnh Parvo
Tuy có rất nhiều cách thức lây truyền nhưng nhìn chung vẫn là do tiếp xúc với chó mang bệnh trực tiếp hoặc tiếp xúc qua phân.
Tại sao tiếp xúc qua phân lại bị nhiễm Parvo? Theo nghiên cứu, virus Parvo có thể tồn tại trong phân chó bị bệnh tới 90 ngày. Do đó trước khi phát bệnh chủ nhân cũng phải tập cho chó thói quen đi đúng chỗ để khi phát bệnh sẽ dễ dàng xử lí hơn.
Có một vài trường hợp khi chó bị Parvo quá nặng, lượng virus trong phân sẽ nhiều và chỉ cần đồng loại khác đánh hơi cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra virus có thể lây lan qua đường giầy dép, đất (chúng có thể tồn tại trong đất tới 1 năm). Chúng có khả năng chống chịu với hầu hết các loại chế phẩm làm sạch và sự thay đổi thời tiết.
Cách phòng ngừa bệnh Parvo ở chó
Đưa chó đi tiêm chủng định kì là một trong những biện pháp hiệu quả nhất vì hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các bạn nên lưu ý khi đi tiêm phòng phải lựa chọn thú y uy tín vì khi tiêm phòng không đúng thuốc có thể ảnh hưởng xấu và giảm khả năng miễn dịch của các bé. Ngoài ra chủ nuôi nên:
- Tiêm vacxin cho chó mẹ để tạo miễn dịch cho con
- Thường xuyên vệ sinh thú cưng, nơi ở, khử trùng sạch sẽ để phòng cách mầm bệnh
- Cách li những bé đã nhiễm bệnh để tránh lây lan
- Lựa chọn giống nuôi cho hợp lí vì dựa vào đặc tính mỗi loài nên các giống chó Alaska, Pitbull, German, Spaniel, Doberman,… dễ nhiễm bệnh Parvo hơn.
Cách điều trị bệnh Parvo ở chó
Parvo ở chó là một loại bệnh tương đối nguy hiểm do có khả năng tử vong rất cao. Vì vậy cách tốt nhất là đưa cún đến cơ sở y tế gần nhất và nhanh chóng khi thấy chó có dấu hiệu bị bệnh như trên.
Bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ giảm triệu chứng, tăng miễn dịch còn còn thể sống sót hay không phụ thuộc vào hệ miễn dịch và cơ thể của bé.
Chữa Parvo cho chó tại nhà
: Hướng dẫn cách huấn luyện chó con căn bản Update 09/2024
Với một vài trường hợp bạn không thể đưa tới cơ sở thú y, cho bé ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá, bổ sung nước, không ép ăn, cách li và bổ sung vitamin dinh dưỡng cho bé, không sử dụng thuốc kháng viêm. Khi có dấu hiệu tiêu chảy nhiều nên dừng nước và bắt đầu truyền nước muối cho cún.
Ngoài ra có một bạn đã từng chia sẻ kinh nghiệm chữa chó nhiễm Parvo: Bổ sung ngoài thuốc tiêm thì cho các cún uống lá nhọ nồi và lá khỉ. Một trong hai loại lá này hoặc cả hai càng tốt. Công dụng của hai loại lá này đã được dân gian truyền lại. Nó có tác dụng cầm máu khẩn cấp rất tốt là yếu tố quan trọng giúp cún không bị mất máu và giúp chữa lành vết thương ở ruột.
*Lưu ý: Thông tin về cách chữa trên chỉ mang tính tham khảo.
Phương pháp chẩn đoán bệnh Parvo ở chó
Các bác sĩ thú y sẽ sử dụng các biện pháp sau để chẩn đoán bệnh Parvo ở chó:
– Dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã kể trên
– Kiểm tra tổng thể, thân nhiệt, nhịp tim, phổi để theo dõi tình trạng sức khoẻ của chó
– Sử dụng que test nhanh virus Parvo:
- Test có 2 vạch 1 vạch hiển thị 1 vạch đối xứng
- Dùng que tăm có đầu bông để lấy mẫu phân (chủ tự lấy hoặc mang phân đến cho bác sĩ)
- Tiếp tục dùng que đầu bông lấy mẫu trực tràng hoà tan vào dung môi. Lấy 3-4 lần rồi khuấy đều
- Dùng ống hút trong bộ test lấy mẫu nếu hiện 1 vạch thì chó không nhiễm Parvo. Nếu hiện vạch 2 mờ hoặc rõ thì nhiễm bệnh
Lưu ý: Bệnh Parvo và Care là hai loại bệnh khác nhau gây ra bởi 2 loại virus khác nha. Bệnh Care có thời gian ủ bệnh lâu hơn cũng như thời gian phát bệnh dài hơn, phân có màu vàng và bọt thay thì màu hồng như Parvo. Ngoài ra Care còn có dấu hiệu nổi mụn mủ ở giai đoạn cuối, và đặc biệt bệnh Care có dấu hiệu về THẦN KINH mà ở Parvo không có.
Một số câu hỏi thường gặp
Bệnh Parvo hiện tại chưa có thuốc đặc trị, nhưng vẫn chữa trị được nếu phát hiện sớm và đưa đến cơ sở y tế sớm.
Bệnh Parvo hoàn toàn KHÔNG LÂY NHIỄM cho con người. Tuy nhiên con người có thể là vật trung gian đề truyền virus Parvo cho chó. Ở người cũng có bệnh Parvo khác nhưng không thể lây cho chó và Parvo ở chó cũng không lây cho người.
Parvo ở chó có thể lây sang động vật khác nhưng không nguy hiểm cho chúng. Người ta phát hiện CPV-2a và CPV-2b ở mèo nhưng không gây hại gì.
Virus Parvo ở chó ủ bệnh 5-7 ngày và chó thường chết trong vòng 48-72h sau khi biểu hiện triệu chứng.
Lời kết
Nhìn chung, một khi chó đã nhiễm bệnh Parvo thì cũng giống như dính án tử. mặc dù có thể hỗ trợ điều trị nhưng tỷ lệ sống sót của các bé thường không cao, tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào sức đề kháng của chó.
Chính vì vậy bạn cần chú ý vào việc phòng ngừa bệnh, chăm sóc sức khỏe thật tốt cho chó, giữ gìn vệ sinh và nhanh chóng cách ly chó bị bệnh để điều trị.