Nuôi chào mào bắt buộc anh em phải biết kích lửa cho chúng. Vậy kích chào mào căng lửa như thế nào? Không phải ai nuôi chim cũng biết kĩ thuật này. Chào mào muốn hót hay, sung, giọng có lực và vang bắt buộc phải trải qua giai đoạn kích lửa. Hiểu được điều đó, nên vaat.org.au sẽ hướng dẫn chi tiết các bí kíp được cất giấu đã lâu về cách kích lửa cho chim chào mào.
Anh em cùng theo dõi thông qua bài viết sau đây nhé!
: Kỹ Thuật Kích Chào Mào Căng Lửa Cực Hiệu Quả Update 09/2024
Kích chào mào căng lửa là gì?
Kích Chào mào căng lửa hay ” dô lửa cho Chào mào ” hay ” chăm lửa cho Chào vào “…là những cụm từ mà hầu hết anh em đam mê nuôi chim Chào mào Hót đấu quan tâm tìm hiểu nhiều nhất. Ai cũng mong chiến binh của mình căng lửa, chém cánh, đổ bọng, tiếng ché inh tai thị uy đối thủ…khi nó có lửa. Nhưng quan trọng bạn phải biết chú chim của mình đang ở giai đoạn nào để có chế độ kích lửa phù hợp, hiệu quả và giữ được độ lửa bền vững nhất. Bạn nuôi con chim của mình ở chế độ sức khoẻ tốt nhất, thể trạng sung mãn nhất thì sẽ nhanh đạt độ lửa nhất.
Khi nào mới bắt đầu kích Chào mào căng lửa?
Kích lửa cho Chào mào là khi chú chim của bạn đã hoàn tất thay bộ lông mới hay còn gọi là “xong lông”. Thời gian thay lông, Chào mào ít vận động, mập mạp, ù lì do ít vận động. Bạn chắc cũng cung cấp nhiều thức ăn, dinh dưỡng hơn cho chim nên sau khi hoàn thiện bộ lông là thời điểm Chào mào bắt đầu sung trở lại, thích hợp nhất để bạn kích lửa.
Trước hết, muốn kích lửa chim chào mào cho đúng anh em cần nắm vững các giai đoạn nhé!
Giai đoạn kích lửa cho chào mào
Có tất cả 6 giai đoạn mà chim phải trải qua khi thực hiện việc kích lửa.
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn đầu, lúc chim chào mào rớt lửa. Thường nó sẽ xảy ra lúc chim thay lông; lúc này chim cần nhiều chất dinh dưỡng để giúp phát triển bộ lông mới thêm mềm mượt và bóng bẩy.
Giai đoạn 2
Sau khi chim kết thúc quá trình thay lông, anh em nên trực tiếp kích chào mào căng lửa. Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để vào lửa cho chim.
Giai đoạn 3
Sau giai đoạn 2 chim bắt đầu căng lửa hót líu lo, tíu tít cả ngày. Mức độ này càng tăng khiến cho chim sung hơn bao giờ hết.
Giai đoạn 4
Kích chào mào căng lửa lên cao sau đó bắt đầu hãm lại dần. Việc hãm lửa lại giúp chim có giọng hót thanh và vang hơn.
Giai đoạn 5
: Bí Quyết Luyện Chim Khứu Hót Giọng Rừng Cực Hiệu Quả Update 09/2024
Đỉnh điểm là ở giai đoạn này. Chim được kích lửa lên mức tối đa. Vào giai đoạn này chúng hăng và máu. Nhiều con gặp đối thủ là xông tới như sắp chiến vậy.
Giai đoạn 6
Giống như giai đoạn 4, nên xả lửa dần. Không cho chim chào mào sung quá mức khiến chúng dễ bị mất sức. Không thể hồi phục lại được cho những trận đấu sau đó.
Những giai đoạn này đóng một nhiệm vụ cực kì quan trọng. Nếu anh em thực hiện tốt thì chắc chắc việc sở hữu một chú chim chơi giỏi là một chuyện trong tầm tay. Ngược lại, không cho châm lửa, xả lửa đúng; chim chơi dở cũng là một điều hiển nhiên; cho dù chọn giống tốt đến cỡ nào. Vì thế, sau đây là cách kích chào mào căng lửa một cách chi tiết nhất, mà Gachoiviet muốn hướng dẫn đến anh em.
Cách kích chào mào căng lửa
Có 4 cách giúp kích lửa cho chim chào mào.
Các bài tập lực – Kích chào mào căng lửa
Các bài tập lực cho chim không cần diễn ra mỗi ngày, khoảng 2 lần/ 1 tuần là đủ. Sau khi thay lông xong, cho chim vào thực hiện các bài nhảy trong lồng. Nên để chim trong một cái lồng dài lớn, để chúng bay nhảy tự do trong đó.
Lưu ý, không nên ép chim thực hiện các bài nhảy mà phải tự để chúng tự do, thoải mái. Khi chào mào đã quen có thể tăng cường độ tập luyện lên cao.
Tắm cho chim và nghỉ ngơi – Kích chào mào căng lửa
Tắm cho chim
Có 2 bước tắm cho chim chào mào mỗi ngày là tắm nắng và tắm nước. Sáng khoảng 7h nên cho chúng phơi nắng khoảng nửa tiếng. Trưa 12h thì bắt đầu tắm nước và phơi khô nửa tiếng để lông luôn mịn và mềm mượt. Chim là động vật thích sạch sẽ nên việc tắm cho chúng thường xuyên cũng là một cách để kích lửa.
Đối với những khu vực nuôi chim thời tiết lạnh có thể pha với nước ấm để tắm cho chim. Một điều lưu ý khi tắm chào mào xong, anh em không để chúng phơi nắng trực tiếp. Kiếm những chỗ hanh, khô để phơi.
Nghỉ ngơi
Nên cho chim nghỉ ngơi đúng lúc, không cho chúng ngủ quá muộn như vậy sẽ mất sức. Anh em cho chim chào mào ngủ lúc 6h tối mỗi ngày. Sau khi tắm và phơi khô, chim cũng cần được nghỉ ngơi trong lồng. Để việc nghỉ ngơi diễn ra suôn sẻ nên đặt lồng ở những nơi yên tĩnh, không có chim khác gần đó.
Một trong các cách giúp tăng lửa cho chào mào nữa đó chính là chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Dinh dưỡng cho chim Chào mào
Để chim chào mào căng lửa nhanh và bền thì vấn đề dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chim cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất như sau:
Về trái cây
: Cách nuôi và chăm sóc chim Cu gáy mùa thay lông Update 09/2024
Nên sử dụng 2 loại trái cây là chuối và táo mỹ. Đây là hai loại trái cây giúp ủ lửa cho chim rất tốt. Khi chim ăn vào sẽ giữ lửa, giữ sự ổn định và không bị rớt lửa cho chim.
Về cám chim
Chúng ta chuyển từ cám dưỡng sang dùng cám kích. Trên thị trường hiện nay tất cả các loại cám đều có 2 loại: Cám số 1 là cám dưỡng và cám số 2 là cám kích. Chúng ta sẽ kích cho tới khi chim đạt độ lửa và ổn định sau đó sẽ chuyển sang cám dưỡng. Tránh trường hợp sử dụng cám kích cho chim quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nóng và không tốt cho chim.
Nếu một chú chim chưa căng lửa thực sự thì anh em vẫn siết cám cho chim. Ví du: 2 ngày cám một ngày trái cây.
Về mồi tươi
1 tuần đảm bảo cho chim 2-3 lần mồi tươi. Thức ăn mồi tươi chính là cào cào non, giúp cung cấp đạm tươi tự nhiên cho chim chào mào. Lâu lâu, anh em cũng có thể bổ sung cho chim thêm trứng kiến, sâu quy. Ngày nào không cho ăn trái cây thì chúng ta cho chim ăn thêm sâu, tránh để cả cám, trái cây và mồi tươi cùng một ngày.
Ngủ nghỉ cho Chào mào
Về vấn đề ngủ nghỉ cho chim Chào mào đây cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Khi chúng ta nuôi một chú chim đẹp, ổn định và đã vào lửa thì cần có chế độ ngủ nghỉ hợp lý.
Từ 5h đến 5h30 chiều chúng ta phủ áo lồng lại và cách ly với các con chim khác để cho chim nghỉ ngơi. Trong thời gian chim nghỉ ngơi, tránh di chuyển lồng làm chim hoảng sợ và có thể rớt lửa.
Về vấn đề dợt chim
Chúng ta chỉ nên cho chim Chào mào dợt 1 tuần/ lần. Khi dợt nên để chim ở xa và phủ áo lồng để cho nghe các con chim khác hót để nghe ngóng xem thái độ chim của chúng ta như thế nào? Bởi nếu gặp những con căng lửa hơn sẽ đè chim và có thể hỏng luôn chim.
Chúng ta thực hiện như vậy ít nhất 3-4 lần. Những lần sau anh em mới cho cạnh lồng. Thời gian dợt cũng tăng dần theo thời gian.
Sau khi đi dợt về, anh em nhớ chú ý cho chim ăn thêm cam, đu đủ để chim giải nhiệt. Do tính chất của các loại trái cây này là mát, nên chúng ta chỉ cho chim ăn 1 lần/ tuần.
Ngoài việc chăm chim đều tay, chúng ta có thể mua thêm một chú chim mái về để kích lửa. Đem chim mái vào khoảng 5-10 phút/ lần, mỗi tuần 1 lần. Đây là một phương pháp rất hay, không ảnh hưởng nhiều đến chim của chúng ta.
Kích chào mào căng lửa bao gồm các biện pháp như tập lực, tắm rửa, phơi nắng, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí. Giúp chim chào mào không những kích lửa mà sức khỏe cũng tốt hơn từng ngày. vaat.org.au nơi cập nhật những phương pháp nuôi chim cảnh mới và chất lượng nhất.