Chim Bồ Câu: Đặc điểm, chọn giống, cách nuôi và phòng bệnh cho bồ câu Update 03/2024

Ai cũng biết chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, với bản tính hiền lành và ôn hoà, đã từ rất lâu chim bồ câu là lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích nuôi chim cảnh. Nếu bạn đang có dự định nuôi những chú chim bồ câu để làm cảnh hay phục vụ cho mục đích sinh sản thu lợi nhuận thì hãy tham khảo cách nuôi sao cho hiệu quả nhất nhé.

                Kỹ thuật nuôi chim bồ câu đơn giản hiệu quả

Giới thiệu về chim Bồ câu

Họ chim bồ câu (Columbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes) phân bố chủ yếu và đa dạng nhất ở các khu vực sinh thái Malaysia và Australia. Bồ câu phân bố rộng rãi trên khắp thế giới ngoại trừ những nơi có khí hậu quá khắc nghiệt như sa mạc Sahara hay châu Nam cực.

Đặc điểm của chim Bồ câu

  • Là động vật hằng nhiệt.
  • Thân chim hình thoi, màu lông không đồng nhất do có nhiều biến dị về màu lông. Có lông vũ bao phủ.
  • Đầu linh hoạt, cổ dài.
  • Mỏ sừng bao bọc quanh hàm không có răng.

Cách chọn giống chim Bồ câu

Trong chăn nuôi chim bồ câu, khâu chọn con giống rất quan trọng, nó quyết định đến thành công và hiệu quả nuôi chim. Vậy làm thế nào để chọn giống chim bồ câu đạt chuẩn? Sau đây sẽ là kĩ thuật giúp bạn chọn bồ câu làm giống.

Không giống như các loài chim khác như chim Vành khuyên hay chim Chào mào, chim Bồ câu là giống chim rất chung thủy, chỉ có một mái và một trống trong suốt quá trình giao phối và nuôi con. 1 cặp chim giống tốt là phải đẻ trứng đều, ấp trứng tốt và nuôi con khéo. Vì vậy khi chọn giống thì thường nên chọn theo cặp. Chọn tại thời điểm chim bồ câu được 4-6 tháng tuổi, đã đến tuổi thành thục.

Xem thêm: Cách chọn chim bồ câu trống mái

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo được các yêu cầu như: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi…Do bồ câu là loài đơn phối do vậy khi nuôi sinh sản nên nuôi riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp bồ câu có thể dùng để sản xuất trong 5 năm. Sau 3 năm khai thác, khả năng sinh sản sẽ giảm do vậy cần phải thay chim bố mẹ mới. 

Khi chọn chim non để ý chim phải to, khỏe, trông nhanh nhẹn. Cầm 2 cánh chim sờ vào lườn bụng của con chim, con chim nào béo thì lườn phẳng còn con chim nào gầy thì lườn mỏng.

Giống bồ câu Pháp được nuôi chủ yếu để lấy thịt nên xu hướng được nhân rộng và nuôi với quy mô đàn lớn. Chim bồ câu Pháp có màu lông đa dạng, ngoại hình thấp, béo, ức nở, vai rộng. Mỗi năm 1 cặp có thể đẻ từ 10-12 lứa. Trọng lượng chim ra ràng 28 ngày tuổi, đạt 350-380g/ 1 con.

Ngoài ra giống chim bồ câu Pháp có khả năng cao thích ứng với khí hậu ở nước ta. Tỉ lệ nuôi sống đạt 94-99 %. Hiện nay được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh… Giống bồ câu Pháp có 2 dòng:

  • Dòng siêu lợi (chim bồ câu Mimas): bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất từ 16-17 chim/ cặp/ năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g/ 1 con.
  • Dòng siêu nặng (chim bồ câu Titan): có bộ lông phong phú và đa dạng hơn, có thể là màu trắng, xám, đốm hoặc nâu, khả năng sinh sản tốt từ 12-13 chim/ cặp/ năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700g, 1 con.

Chuồng nuôi chim Bồ câu

Dựa vào tập tính của chim bởi chúng thích chuồng nuôi rộng rãi, đặt nơi cao ráo và yên tĩnh. Khoảng cách của chuồng là từ mặt đất lên chỗ sàn để chuồng là khoảng từ 1.5m – 1.6m phù hợp với tập quán của chim ngoài tự nhiên là bay lên bay xuống, tránh được ẩm thấp ở bên dưới, tránh được những côn trùng xâm nhập gây hại cho chim và tránh được dịch bệnh. 

Chuồng nuôi chim Bồ Câu nên thoáng mát, yên tĩnh
Chuồng nuôi chim Bồ Câu nên thoáng mát, yên tĩnh

Chuồng nuôi phải thoáng mát thì chim bồ câu mới mau lớn. Ngoài ra phải đảm bảo không khí lưu thông, ánh sáng chiếu rọi đầy đủ sẽ khống chế vi khuẩn hiệu quả hơn. Chuồng nuôi có thể làm từ các vật liệu như gỗ, tre, dây thép hoặc có thể mua ngoài các cửa hàng rất tiện lợi phân ra các ô nhỏ hoặc có thể làm theo tầng. 

Xác định số lượng nuôi, nuôi với mục đích gì trước rồi mới làm chuồng nuôi chim, bố trí đầy đủ ô đẻ, máng ăn, máng nước, khay đựng phân.

Thức ăn cho chim Bồ câu

Bồ câu rất thích ăn hạt, các loại ngũ cốc, nhất là hạt chứa nhiều protein. Những loại hạt này sẽ giúp chim khỏe, tăng khả năng sinh sản và phát triển cơ bắp. Ngoài ra nên tăng cường 1 số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim như vậy sẽ đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chúng luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt hơn.

Thức ăn cho chim bồ câu: 70% lúa, 10% cám công nghiệp và 2% gạo lứt. Ngoài ra một số loại thực phẩm chim yêu thích là các loại đậu, đỗ, ngô, cao lương nên bổ sung thêm. Lượng thức ăn cho chim bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Trong thực tế chim bồ câu thường ăn thêm sỏi nhỏ để giúp cho hệ tiêu hóa. Vì vậy trong thức ăn bổ sung cần thiết gồm có sỏi nhỏ 15%. muối 5% và khoáng Premix 80% 

Ngoài ra cần lưu ý đến việc bổ sung khoáng chất, đặc biệt là muối, có thể tham khảo theo tỉ lệ: cát xây dựng 70%, 20% muối và 10% bột sò (nếu có bột than thì cho thêm khoảng 5% nữa)

Nước uống cũng không thể thiếu, trung bình 1 ngày 1 con chim bồ câu tiêu thụ khoảng từ 50-90 ml nước/ 1 ngày. Đảm bảo nước cho chim uống phải là nước sạch, thay nước thường xuyên, có thể pha cùng với vitamin.

Chim bồ câu thường mắc bệnh gì và cách chữa trị?

Chim bồ câu hay mắc bệnh gì và từ khi chim nở ra đến khi chim gây giống rồi trưởng thành thì mắc những bệnh gì và cách xử lí như thế nào?

: Chim Bồ Câu: Đặc điểm, chọn giống, cách nuôi và phòng bệnh cho bồ câu Update 03/2024

Bệnh đậu gà ở chim Bồ Câu

  • Biểu hiện: Ở trên các mép, mắt, chân sủi, nổi lên các hạt, da có nốt sần và đóng vẩy. Đầu tiên nhỏ như hạt đậu sau đó to dần bằng hạt đỗ rồi vỡ ra thành mủ màu vàng. Có thể là bệnh đậu hoặc nấm ở bồ câu.
  • Cách phòng trị:

Dùng vắc xin chủng đậu cho bò câu cũng hạn chế tương đối nhiều. Nếu là bị nấm thì dùng thuốc trị nấm bôi vào những nốt nấm đỏ, sau khi cạy vẩy và bôi thuốc sát trùng.

: Cách thuần dưỡng chim cu bổi nhanh dạn người chỉ sau một tháng Update 03/2024

Khi đậu đã có hiện tượng đó rồi thì nên cậy lên rồi bôi Xanhmethylen để sát trùng.

Nên tăng cường vệ sinh môi trường, phun thuốc sát trùng để chống nhiễm khuẩn kế phát.

Bệnh sưng mỏ

  • Biểu hiện: Chim bị sưng mỏ, đóng mủ thành bợt màu trắng.
  • Cách chữa trị: Mang chim ra cạy những vết sưng và lấy bợt mủ ra. Lấy thuốc kháng sinh Penicillin để bôi vào vết thương sau đó cho chim uống từ 1-5 ngày thì chim sẽ khỏi bệnh.

Bệnh tụ huyết trùng

  • Biểu hiện: Chim gục mặt, buồn ngủ, trông như lúc nào cũng ngủ, mồm hay tiết ra nước nhầy có bọt, trong bọt có chút máu đỏ sẫm. Thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày.
  • Cách chữa trị: Mua thuốc đặc trị cho chim.

Bệnh tiêu chảy

Đây là loại bệnh gặp khá phổ biến ở các loài chim cảnh như chim vành khuyên, chim chào mào, chim cu gáy, chim họa mi. Mỗi loại chim thì sẽ có cách chữa trị khác nhau. Khi chim bồ câu bị tiêu chảy chúng ta xử lý như sau:

  • Nguyên nhân: Do thức ăn ẩm mốc, để lâu ngày, chất lượng cám không đảm bảo.
  • Cách khắc phục: Mua thuốc Colexin để cho chim ăn đồng thời tăng cường men tiêu hóa cho chim.

Bệnh hô hấp

: Hướng dẫn thuần chim Họa mi bổi dạn người nhanh Update 03/2024

Biểu hiện: Chim bị hen, xuyễn, khẹt vịt.

Cách chữa trị: Khi cảm giác chim bị tắc mũi, mũi khẹt khẹt thì dung Viêm ôn thanh dạng vỉ, một ngày cho chim uống 2 lần, sáng 2 tối 2 là chim sẽ khỏi.

Xem chi tiết các bệnh chim bồ câu tại đây.

: Cách nuôi chào mào thay lông Update 03/2024

Chim bồ câu là loài rất dễ nuôi dễ thuần nhưng trước khi nuôi chim cần tìm hiểu kĩ về đặc tính của chim, các chọn giống phù hợp với mục đích nuôi bên cạnh đó là việc bố trí chuồng nuôi, thức ăn phù hợp thì mới đem lại hiệu quả nuôi cao. Chúc các bạn thành công!

Chimcanh.net

Rate this post