Chim Họa Mi là loài chim gì? Cách chăm sóc chim Họa Mi như thế nào? Update 09/2024

Chim Họa Mi – cái tên khiến nhiều người thấp thỏm. Đây là loài có giọng hót hay cùng một bộ lông sặc sỡ màu sắc. Chúng rất hiền và thân thiện đem lại cảm giác vui vẻ. Hãy cùng vaat.org.au khám phá đặc điểm loài chim này nhé!

Chim Họa Mi – Loài chim đẹp và hót vô cùng hấp dẫn

Giới thiệu về chim Họa Mi

Về hình dáng bên ngoài Họa Mi chỉ là một chú chim hoàn toàn bình thường. Nhưng với bộ lông vàng nâu cùng với cặp mắt có phần viền trắng tương tự như những chim Vành Khuyên. Mặc dù sở hữu vẻ ngoài không thực sự nổi bật, tuy nhiên khó ai có thể phủ nhận được biệt tài hót và đá của chúng.

Ý nghĩa của chim Họa Mi

Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa chim Họa Mi là một trong những chú chim quý. Chúng luôn xuất hiện trong những chiếc lồng son được đặt ở các lăng tẩm, cung đình của các vị vua chúa. Chỉ giới thượng lưu, quý tộc mới đủ khả năng để chơi chim.

Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngày nay ai cũng có thể chơi Chim Họa Mi. Nếu đánh giá trung thực thì đây không phải là một giống chim khó nuôi. Dù là chim non hay trưởng thành thì đều có thể dễ dàng chăm sóc. Chỉ cần người chủ nhân bỏ chút công sức ra là được.

Giọng hót chim Họa Mi có hay không?

Hiện nay, trong số các loài chim ở Việt Nam. Chim Họa Mi được các chuyên gia nhận định là giống chim có giọng hót hay bậc nhất không có giống chim nào bì kịp. Bên cạnh đó, khả năng đấu đá nếu bạn may mắn được chứng kiến một lần thì cũng khó có thể quên được. Cũng không quá khi nói chim Họa Mi là một trong những giống chim dữ, vô cùng dữ.

  • Khi gặp một đối thủ xứng tầm chúng sẽ hót cả ngày để đọ giọng với nhau. Hót mà như hét vào mặt đối phương. Chúng chỉ ngừng hót khi đối phương chịu dừng lại. Nếu chim nào lửa nhỏ ắt sẽ bị đè và từ đó sẽ không dám hé mỏ ra hót thêm lần nào nữa.
  • Giọng của chim Họa Mi tương đói thánh thót và có độ trong và vang xa. Thể hiện được sự sang trọng và uy lực khiến cho người nghe cảm thấy thoải mái và vô cùng phấn khích. Dù là người khó tính trong những người khó tính cũng phải công nhận là giọng hót của giống chim này rất hay.

Họa Mi sinh sản như thế nào?

  • Tùy thuộc vào từng vùng miền mà chim Họa Mi sẽ có đặc tính sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, một mùa sinh sản của họa mi sẽ kéo dài từ 3 tới 4 tháng. Vậy nên, bạn không nên quá bất ngờ khi chim Họa Mi miền Nam sinh sản không cùng thời điểm với Họa Mi miền Bắc.
  • Vào mỗi mùa, một cặp Họa Mi có thể tạo ra 2-3 thế hệ F1. Lứa này vừa ra thì chim Họa Mi mẹ lại cho ra đời lứa sau. Thời gian ấp trứng của chim Mái rơi vào khoảng 2 tuần và mất thêm 1 tháng nữa để nuôi con.
  • Khi chim Họa Mi con trưởng thành thì chúng có thể tách mẹ và tự sinh tồn kiếm sống ở một nơi khác. Mùa giao phối của chim Họa Mi thường bắt đầu vào tháng 6 tháng 7 âm.

Xem thêm: Cách chăm sóc chim Họa Mi sinh sản

Cách làm tổ của chim Họa Mi

  • Nếu chích chòe lửa thích làm tổ ở những nơi cao ráo, trong các khu vực suối, sông hẻo lánh. Thì chim Họa Mi lại hoàn toàn khác. Chúng thích lựa chọn những nơi thấp nhưng kín đáo để làm tổ. Tuy nhiên, chính vì sự bất cẩn này mà tổ chim Họa Mi luôn luôn bị giới săn chim rình mò, đặt bẫy và lấy trứng chim.
  • Đặc điểm nhận biết tổ chim Họa Mi chính là những chặng 3 cây. Hoặc những vị trí có nhiều cành cây đan chéo lại với nhau tạo nên điểm tựa vững trãi.
  • Bên cạnh đó, Họa Mi cũng được đánh giá là một trong những loài chim Uyên ương vô cùng thủy chung, Chim trống luôn bên cạnh chim mái, đầu gối tay ấp. Chim Họa Mi Trống luôn bên cạnh chăm sóc cho Hoa Mi Mái trong giai đoạn sinh con, mang bầu.
  • Trong quá trình làm tổ thì cặp chim Họa Mi này thường cùng nhau tha cây, rác về để làm thành tổ. Nếu gặp phải kẻ thù, chim Họa Mi trống sẵn sàng liều mình để chiến đấu bảo vệ Họa Mi mái và đàn con. Thấy chim trống chiến đấu với kẻ thù, chim mái cũng tham gia hỗ trợ. Trong trường hợp đối thủ quá mạnh chim mái sẵn sàng bỏ tổ đi theo chim trống

Họa Mi thay lông thế nào?

Thời gian thay lông của chim Họa Mi có thể kéo dài từ 2 > 3 tháng. Đối với người chơi chim không ai muốn chú chim của minh thay lông cả. Bởi vào giai đoạn này chim Họa Mi thường ủ rũ chỉ đứng một chỗ, không muốn hót hay bay nhả. Phía đáy lồng còn là những cọng lông chim rụng lả tả nữa

Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông tương đối đơn giản. Thông thường nếu lông chúng bị nhạt đi cũng như bị khô dần. Thì đây chính là lúc chim chuẩn bị thay bộ lông mới. Vị trí đầu tiên thay chính là ở khu vực cổ sau sẽ lan xuống thân mình. Và cuối cùng là phần đuôi và lông cánh.

Xem thêm: Cách chăm sóc chim Họa Mi thay lông

Cách phân biệt chim Họa Mi trống – mái

Trên thực tế việc phân biệt chim Họa Mi trống và mái tương đối đơn giản. Chỉ cần chú ý nhìn một chút là có thể dễ dàng nhận ra được ngay.

Hình dáng chim Họa Mi

  • Chim Họa Mi trống: bộ lông thường sặc sỡ, đuôi dài, phân mỏ lớn, chân to, hàm bạnh đầu có mào, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng
  • Chim Họa Mi mái: hình dáng nhỏ bé, tròn mập, đầu chim tương đối nhỏ, chân mảnh khảnh, lông có phần nhợt nhạt.

Giọng hót chim Họa Mi

Chim Họa Mi trống tiếng kêu tương đối vang và trong trẻo dễ đi vào lòng người. Còn Họa Mi mái tiếng lại pha chút khàn dân chơi chim lâu năm gọi là tiếng sè sè.

Râu chim Họa Mi

Nếu với 2 đặc điểm về hình dáng và giọng hót chưa giúp quý vị phân biệt được giống chim này. Thì vẫn còn một đặc điểm nữa. Đó chính là dựa vào phần râu ở mũi chim. Chim Họa Mi Trống thì phần râu sẽ mọc dọc theo phần mỏ chim. Còn râu mọc thẳng thì đích thị đó là chim Họa Mi mái.

Xem chi tiết: Cách phân biệt chim Họa Mi trống mái

Họa Mi ăn gì là tốt nhất?

Chim Họa Mi vốn là giống chim rừng sống chủ yếu ở xứ lạnh. Tại Việt Nam, chim Họa Mi tập trung chỉ yếu ở các khu vực có núi cao như: Sơn La, La châu,… Những khu vực vùng núi Phía Bắc có thời tiết mát mẻ.

  • Chim Họa Mi thích ăn nhất là gạo rang trộn chứng. Trên thực tế Họa Mi là loài chinh rất dễ ăn dễ nuôi. Tuy nhiên, nếu cho chim ăn lung tung sẽ khiến giọng hót trở nên khàn, và không còn được sáng nữa. Lông chim từ đó cũng bị bạc màu không còn sặc sỡ.
  • Hiểu một cách đơn giản nên cho chim Họa Mi ăn các thức ăn có tính hàn sẽ tốt hơn.
  • Ngoài ra, để thay đổi khẩu phần ăn, bạn cũng nên cho chim ăn thêm cào cào và sâu tươi 1 tuần/ lần. Hạn chế dùng sâu khô bởi sẽ làm chim khàn tiếng và giọng không còn được vang nữa. Đặc biệt, cần chuẩn bị nước sạch đun sôi để nguội để chim uống. Mỗi ngày nên rửa sạch ca đựng nước và thay nước 1 lần để đảm bảo vệ sinh

Cho Họa Mi uống mật ong có nên không?

  • Họa Mi là loài chim rất nhạy cảm với thức ăn lạ. Nếu bạn muốn cho Họa Mi uống mật ong để giọng chúng trong hơn, hót hay hơn, điều đó không có gì sai. Mật ong sẽ giúp cho âm vực của chim tăng đáng kể.
  • Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng sử dụng. Về bản chất mật ong tương đối nóng. Nên bạn chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ khoảng 2 tuần/ lần. Mỗi lần 2-3 giọt hòa vào với nước để chim uống. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trộn mật ong vào với cám và rang lên để chúng ăn cho thay đổi khẩu vị

Cách chọn mua chim Họa Mi

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá và lựa chọn một chú chim Họa Mi tốt như: giọng hót, vóc dáng và hành vi.

Giọng hót chim Họa Mi tốt

Đồng ý là Họa Mi là một trong những giống chim có giọng hót hay. Nhưng không phải con nào cũng hót hay cả. Điều này chúng ta cần phải nói rõ với nhau.

Chim hót hay là chú chim siêng hót, giọng hót phải đa dạng. Hót được nhiều thể loại cũng như phát ra được nhiều âm thanh khác nhau. Giọng của chim Họa Mi cũng phải to và vang. Nếu chú Họa Mi giọng khàn, bé thì đem đi thi hót cũng không được đánh giá cao.

Xem thêm: Hướng dẫn thuần chim Họa mi bổi dạn người nhanh

Cách chọn hình dáng chim Họa Mi 

  • Các nghệ nhân chơi chim thường chọn chim Họa Mi dựa vào ngũ trường. Tức 5 bộ phận trên cơ thể chim như: đầu, thân, chân, đuôi, mỏ
  • Đầu phải dài thì hứng tỏ đây là chim khôn có khả năng bắt chước các loài chim khác nhanh
  • Thân mình dài tượng tự như hình thoi, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng, hiên ngang. Chân dài toát lên thần thái khi hót
  • Họa Mi nên có đuôi dài vừa phải sẽ rất đẹp mắt khi bay nhảy trong lồng, mỏ chim nên dài và thẳng

Họa Mi hót và Họa Mi đá có khác nhau không?

Trên thưc tế không hề có giống chim Họa Mi hót hay Họa Mi đá chỉ khác ở điểm chim nào khôn hơn chim nào mà thôi. Chỉ khi mua về và chăm sóc tại gia một thời gian người chơi chim mới có thể tự phân biệt. Con chim này chỉ để hót và chim này dùng để đá.

Dựa vào đặc tính và tài năng của từng con mà người nuôi sẽ giúp chim phát triển hơn. Rất khó để một chú họa mi chuyên dùng để đá lại chuyển sang đem thi hót và ngược lại

Cách chăm sóc chim Họa Mi

Nếu chỉ hằng ngày đến bữa cho chim ăn, đúng giờ cho chim ngủ. Thì lâu dần chim sẽ bị suy hay còn gọi là yếu lửa và không còn khả năng đá hay hót nữa. Chim Họa Mi cũng không phải là ngoại lệ. Khi đã xác định nuôi chim, người nuôi cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng về tập tính, nguồn gốc cũng như sở thích. Từ đó mới có thể khiến quá trình chăm sóc được cẩn thận và hiệu quả hơn.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa Mi bị yếu lửa

Nên đặt lồng chim Họa Mi ở đâu?

Do có xuất gốc từ rừng núi. Nên lồng chim Họa Mi thích hợp nhất là đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam bởi ở hướng này thời tiết tương đối mát mẻ.

Thức ăn của chim Họa Mi

Gạo rang trộn trứng là món ăn khoái khẩu không thể thay thế của chim Họa Mi cần có 24/24 trong lồng. Cào cào và sâu tránh cho chim ăn buổi tối kéo lạnh bụng, chim sẽ đi ngoài, tiêu chảy.

Cách tắm cho chim Họa Mi

Nên tắm nắng 1 tuần 2 lần vào các buổi sáng cho chim. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp cho xương chim được chắc khỏe. Từ đó sức khỏe cũng cải thiện hơn rất nhiều. Nếu bạn để ý những chú chim ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thưởng ủ rũ, mệt mỏi và bị còi xương.

Xem thêm: Cách nhận biết và điều trị các bệnh thường gặp ở Họa mi

Giấc ngủ chim Họa Mi có quan trọng không?

Trong tự nhiên chim cũng giống như gà, gần chiều tối đã lo tìm chỗ ngủ. Có rất nhiều bác có thói quen thức khuya, cho lồng chim vào nhà dưới ánh đèn để ngắm chim. Việc làm này vô tình khiến chim Họa Mi bị ngủ muộn. Từ đó khiến chúng cũng dạy muộn vào sáng hôm sau. Dẫn đến múi giờ sinh học hằng ngày bị thay đổi, khiến việc hót cũng từ đó mà thưa thớt dần.

Vậy nên để đảm bảo sức khỏe cũng như tập cho chim có thói quen tốt bạn nên phủ một lớp vải ngoài lồng và đặt trong khu vực yên tĩnh để chúng có thể chìm vào trong giấc ngủ.

Xem thêm: Cách chăm sóc chim Họa Mi khỏe mạnh hót hay

Chim Họa Mi giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Trên thị thường chim cảnh hiện nay thì chim Họa Mi Mái bổi có mức giá tương đối cao. Tuy nhiên vẫn chỉ rẻ bằng ¼ so với chim Họa Mi Trống. Đặc biệt những giống chim to khỏe, lanh lợi, đẹp mã, hót hay thì mức giá sẽ vô cùng cao.

  • Chim Họa Mi non có giá từ 170K– 280K/con
  • Chim Họa Mi mái giá giao động từ 1tr2 – 1tr6 /con
  • Những chú Họa Mi cái dáng đẹp, hot hay mức giá có thể lên đến 50 triệu
  • Họa Mi trống mộc, dáng cao, bệ vệ có giá khoảng 420K– 450K/con

Xem thêm: Hướng dẫn nuôi chim Họa mi non

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể hiểu và tự nuôi cho mình một chú chim Họa Mi rồi đó. Và vaat.org.au chúc các bạn thành công!

Rate this post