Chim họa mi và toàn bộ thông tin bạn muốn biết Update 10/2024

Chim họa mi còn có tên gọi khác là họa mi vàng, được phân bố ở miền bắc và miền trung Việt Nam. Trên phương diện khoa học, chim họa mi còn có tên khác là Garrulax canorus; thuộc ngành động vật có dây sống.

khái niệm chim
Khái niệm về chim họa mi

Đây là một trong những giống chim cảnh hót hay, đá giỏi; đặc biệt chim họa mi rất siêng hót và hót rất khỏe, được nhiều người yêu thích và chọn nuôi.

: Chim họa mi và toàn bộ thông tin bạn muốn biết Update 10/2024

Đặc điểm của họa mi

Họa mi có tiếng kêu dài, chúng có thể hót liên tục suốt năm. Dù là vào mùa nào, lúc nắng hạn, mây mù giăng lối; bất kể từ sáng đến tối giọng hót luôn lảnh lót, dễ nghe. Giọng của chúng không chỉ hay, có thể luyến láy từ trầm thấp đến cao bổng mà còn có thể nhái; bắt chước giọng chim khác loại, giọng chó, mèo kêu, gà gáy nghe rất vui tai và thú vị!

Chim họa mi thường có màu hạt dẻ ở lông, còn có màu khác tùy vào mỗi loại và mỗi miền mà nó sinh sống. Tuy nhiên đôi mắt của họa mi thì luôn không đổi với những viền trắng nhỏ quanh mắt họa mi dù nó có màu lông như thế nào.

Kể cả khi cùng là con người, nhưng sẽ có người tốt người xấu, người hay người không hay. Chim họa mi cũng như vây. Không phải loại chim họa mi nào cũng sẽ hót hay. Có con giọng hót cao, dài nhưng cũng sẽ có con giọng hót trầm nhỏ, ngắn. Ví dụ, nếu ở miền Nam thì họa mi sẽ có màu nâu đất, hót vang nhưng không dài. Vì vậy, nhiều người nuôi thường tìm và “săn” chú chim họa mi chuẩn, giống tốt, nghe kêu cho đã cái tai.  

Cách nhận biết giống chim họa mi tốt?

Nhận biết qua cử chỉ

Việc lựa giống là bước quan trọng không thể sơ sài. Một con họa mi chuẩn, đang đứng đấu hót có thế xem xét bằng các cử chỉ sau:

  • Toàn thân đứng yên một chỗ, không liếc sang nhiều phía
  • Tư thế đầu ngẩng lên, không cúi xuống thấp
  • Phần chóp đuôi cúp xuống đều nhau
  • Đôi cánh giữ yên, không xòe ra
  • Mỏ nhọn ưỡn dài

Tổng thể nhìn chung, chim ở trong tư thế tỉnh táo, đầy sự “truất” cùng tự tin là một chú chim đạt điểm tối đa.

Nhận biết qua vẻ ngoài

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt một chú chim họa mi giống tốt bằng những yếu tố cụ thể sau:

  • Đầu: Khổ đầu lớn hình dài. Nên chọn loại xà đầu (đầu rắn), nếu nhìn ngang sẽ thấy phần mỏ phía trên trán so với đỉnh đầu là một đường thẳng thì đạt chuẩn.
  • Mỏ: Mỏ vót dài hơi cong.
  • Ngực: Ngực chim lớn bằng phẳng.
  • Lưng: Phần lưng sẽ có mái vòm gồ lên, bạn nên nhìn ở phía ngang và chính diện để thấy rõ.
  • Lông: Lông mỏng, tơi mềm, không nên chọn lông dày.
  • Mắt:  Nên chọn họa mi có đôi mắt to, tròng mắt sâu và sáng. Những con có thần khí; sự cảnh giác và nhạy bén, đôi “mày” như sợi chỉ suốt dài đối xứng là những con tốt; đáng để đầu tư.
  • Chân rắn chắc. Cẳng chân phải to, có viền màu sẫm. Móng chân quấn chắc vào cầu.
  • Bộ lông: Chim giống tốt sẽ được phủ lớp áo lông mới sáng bóng . Phần lông đầu mỏng, ôm da sát vào da đầu. Lông cánh mượt, bóng mướt ép sát thân; Đặc biệt lông luôn phải mềm mượt, óng ả và tơi xốp.

Nhận biết qua đặc điểm

Không chỉ dựa vào vẻ ngoài của chúng, người mua/người nuôi cũng có thể lựa chim họa mi giống tốt qua những đặc điểm sau:

  • Dáng đứng vững vàng, thư thái
  • Tiếng hót du dương, kéo dài hơi
  • Giọng trong, luyến láy có trầm có cao
  • Đứng trên cầu, hai đùi khép hẹp lại, bàn chân dang ra, thành hình chữ V (viết ngược).
chim họa mi giống tốt
Chim họa mi giống tốt

Phân biệt họa mi trống, họa mi mái

Phân biệt qua ngoại hình

Có thể phân biệt qua ngoại hình thông qua các yếu tố dưới đây:

  • Lông ngoài màu đen, hoa văn sọc rằn, sáng, rõ ở trên lưng và trước ức là con trống. Nếu màu nhạt, không rõ ràng là con họa mi mái.
  • Những con trống thường sẽ có thân hình to và dài hơn con mái.
  • Đầu con trống lớn rộng, đầu con mái ở hai bên hẹp, nhỏ.
  • Chân con trống cứng cáp, to.

Phân biệt qua tiếng hót

Những yếu tố để phân biệt trên chỉ mang tính tương đối, đạt yêu cầu chuẩn xác ở một mức độ nhất định. Người ta thường nghe tiếng hót của chim trống và mái để phân biệt. Đây cũng được xem là cách phân biệt mang tính chính xác cao nhất!

  • Tiếng hót của chim họa mi trống thường có âm điệu lanh lảnh cao, phong phú về âm hưởng.
  • Giọng hót của chim mái chỉ đơn điệu xùy, xùy, tiếng hót khàn hơn con trống. Tuy nhiên, họa mi mái lại nhanh thích nghi hơn so với họa mi trống. Thường người ta sẽ mua họa mi mái kích trống cũng vì lí do này. Trong khi những con họa mi trống mới bổi còn nhát, ít con dám mở miệng hót ngay thì họa mi mái chỉ thoáng nghe tiếng họa mi trống là mi mái xùy thúc trống hót ngay.

Phân biệt khi còn non

Phân biệt bằng số lượng chim họa mi non trong ổ

Thường những ổ chim họa mi có từ 3-5 chim con, vì vậy, có thể phân biệt theo số lượng chim non trong tổ theo cách sau:

  • Những tổ chim có khoảng 3-4 con chim non thì thường là 2 trống 1 mái hoặc 3 trống 1 mái
  • Những tổ chim có khoảng 5 con thì thường là 3 trống 2 mái

: Kinh nghiệm phòng ngừa và điều trị khi Khướu mắc bệnh Update 10/2024

Ngoài ra, còn một số quy luật như sau:

  • Con chui ra đầu tiền thường là con trống
  • Những ổ chim chỉ có 3 và 4 con: con lớn nhất và lớn thứ 3 là trống.
  • Những ổ chim chỉ có 5 con: con lớn thứ 1, 3, 5 là trống, còn lại là mái.

Phân biệt qua màu sắc trong họng chim họa mi non

Mi mái trống thì lớn con, sức ăn rất mạnh, mỏ há rộng. Lúc chúng há mỏ đòi ăn, hãy nhìn trong họng:

  • Phía mép có màu hồng nhạt hoặc hồng đỏ là mi trống
  • Phía bên mép có màu vàng hẳn là mi mái

Chim họa mi ăn gì?

Trong số các loài chim rừng biết hót, chim họa mi là loài có thức ăn giản dị nhất, người nuôi không phải tốn quá nhiều chi phí ăn uống cho chúng. Chỉ cần trộn gạo với trứng và cào cào là đủ. Mỗi ngày chúng chỉ ăn một muỗng nhỏ nhưng nếu muốn cho chim sung, phải cho ăn cào cào tầm khoảng ba chục con mỗi ngày.

chim họa mi ăn gì
Chim họa mi ăn gì?

Đối với những người nuôi chim non, nên bắt chim con khỏi ổ sau khi chim họa mi non nở khoảng 15 ngày; họa mi non khi đó mới cứng cáp. Có thể phối hợp thực phẩm như sau:

Đậu nành dạng bột: 2g
Dùng phần lòng đỏ của trứng gà: 3g
Rau cỏ xanh: 2g
Cá lấy phần thịt xay: 3g.

Trộn nhão các loại trên với nhau tạo ra loại hỗn hợp vừa đủ chất dinh dưỡng cho họa mi non lại dễ dàng mua và thực hiện. Lưu ý nên cho họa mi ăn những đồ dễ tiêu hóa. Các loại thức ăn tổng hợp như cám gà con thì không nên sử dụng vì sẽ làm tuổi đời chim họa mi ngắn lại.

Chim họa mi giá bao nhiêu

Trên thị thường chim cảnh hiện nay thì chim họa mi bổi có giá khá cao. Đặc biệt những giống chim có ngoại hình đẹp, khả năng hót tốt, mọi thứ tuyệt vời thì giá sẽ cực kỳ cao. Dưới đây là mức giá tương đối, mang tính chất tham khảo:

  • Chim họa mi non có giá từ 150K– 280K/con.
  • Chim họa mi mái có giá từ 1 triệu – 1 triệu 6/con. Có những con đẹp, chất lượng cao, giá trung bình từ 30 – 40 triệu.
  • Những con họa mi trống mộc, đô con lực lưỡng có giá khoảng 350K– 450K/con. Đặc biệt đối với những con đã được thuần dưỡng, tùy vào ngoại hình, giọng hót mà mức độ chênh lệch giá lên khoảng trên dưới 1triệu – chục thậm chí cả trăm triệu/con

Cách luyện chim họa mi hót hay

Muốn họa mi hót hay; có thể bắt chước được nhiều giọng; bạn phải cho chim đi dượt (trùm áo lồng rồi để dưới đất cho chúng nghe các các con khác hót; sau đó bắt chước giọng.

Nếu chim của bạn là chim mộc ( là chim mới bắt từ rừng, chưa qua thuần chủng) thì bạn phải mang đi dượt chim. Nếu không dượt chim được thì bạn có thể dùng cách dễ hơn là mua CD họa mi trống hót để chim nghe rồi bắt chước. Muốn tập cho chim hót khỏe; hay; nhiều giọng thì nên để lồng chim lên cao, yên tĩnh.

Cũng như việc hát, nếu không được rèn luyện thường xuyên thì sẽ hát yếu; hát không hay. Những con chim không được tập dượt thường xuyên sẽ hót yếu hơn; không hót được nhiều màu giọng, hót không hay.

>>> Xem thêm: Tiếng hót của chim sơn ca.

cách nuôi chim
Cách nuôi chim họa mi hót hay

Cách nuôi chim có thể bạn không biết

Làm quen môi trường mới

Chim mộc là những con chim mới bắt từ rừng về. Khi mới về, chim rất hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim lúc này sẽ khó khăn vì chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người, nghe tiếng động lạ; chúng sẽ bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, gãy đuôi; thậm chí tử vong.

: Vào lửa cho chào mào khi xong lông Update 10/2024

Không nên chọn nuôi hoặc mua chim trong giai đoạn này nếu chưa có nhiều kinh nghiệm. Tốt nhất nên mua những con chim tương đối hoặc đã được thuần, đã thích nghi với môi trường nuôi nhốt.

Có thể nói giai đoạn thuần hóa chim mộc là giai đoạn vất vả nhất.Ở giai đoạn “mộc”, chim còn sợ hãi nên bạn chỉ cần tiếp nước và thức ăn đầy đủ. Sang đến giai “thuần”, tức là sau khi chim đã dần quen, chịu ăn uống; thì bạn bắt đầu luyện cho chim biết những thói quen và cách phản ứng khi sống trong lồng.

Hình thành phản xạ

Lưu ý nên thực hiện tất cả những công việc như ăn, uống, ngủ nghỉ,… vào một thời gian cố định trong ngày. Từ đó hình thành cho chim những phản xạ cần thiết.

Sau khi đã dần thích nghi với môi trường mới, bạn mới nên dần gỡ áo lồng. Tất cả những giai đoạn này cần sự kiên nhẫn; không nên quá vội vàng tránh việc chim không những không thuần được còn đi về nơi chín suối.

Vào ban ngày, bạn nên treo riêng chim trống và mái; tập cho họa mi trống kêu bằng cách dùng mi mái thúc trống. Khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, chim trống sẽ luyện tập giọng hót của mình.. Họa mi mái xùy rất khỏe cũng như dạn dĩ môi trường mới hơn con trống nên nếu bạn mua mi mái mới cũng không vấn đề. Họa mi mái chỉ thoáng nghe tiếng họa mi trống là mi mái xùy thúc trống hót ngay.

mi mái thúc trống
Làm thế nào đê họa mi hót hay

Bản tính của họa mi là thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, độc chiếm lãnh địa. Đặc biệt, họa mi trống rất háu đá, quyết loại đối thủ; thậm chí là các loại chim khác khỏi vòng chiến. Chúng dùng vũ lực để bảo vệ bạn tình, tổ ấm. Bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa là chúng dương oai, “giơ đao múa kiếm” để tranh bá ngôi vương. Vậy động lực kêu của chúng từ đâu? Từ mi mái xùy nhé! Mi mái sẽ phát ra tiếng kêu xùy xùy để cổ vũ bạn tình đấm đá, giữ gìn tổ ấm, bảo vệ nhà cửa.

Chăm sóc về mặt tinh thần

Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim nên dịu dàng, nhẹ nhàng, từ tốn. Chưa có bất kỳ chứng minh nào về điều này. Tuy nhiên, nếu bạn là chim, hẳn bạn cũng sẽ thích được nâng niu, vuốt ve hơn là bị đối xử thô lỗ, tàn bạo.
Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả. Nó đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nếu người nuôi thật sự có tình yêu đối với loài chim họa mi này, họ sẽ làm được. Đặc biệt, khi thấy thành quả là những tiếng hót du dương, lanh lảnh đến từ mỏ chim họa mi mình nuôi, họ sẽ khóc cho mà xem.

Một số lưu ý khi nuôi chim họa mi

Dưới đây là một số lưu ý để bạn đọc có ý định nuôi hoặc đang nuôi chim sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc:

  • Không tự nhiên thay đổi thức ăn. Làm vậy chim sẽ bị dị ứng thậm chí bỏ ăn vì không quen mù, lạ vị. Từ đó làm chậm quá trình phát triển của họa mi.
  • Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.
  • Nước uống sạch, không nhiễm bẩn. Nên thay nước thường xuyên.
  • Không nên cho chim họa mi ăn đồ mặn .
  • Có thể thêm như cào cào, sâu quy,… khi cho chim ăn.

Trên đây là những thông tin mà có thể bạn cần biết hoặc đang tìm hiểu về chim họa mi. Hi vọng cung cấp được cho bạn đọc những thông tin có giá trị. Truy cập Website Gà Chọi Việt để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé!

-> TẠI ĐÂY cập nhật các thông tin mới nhất về các giống chim cảnh.

Thông tin liên hệ tại:

Gmail: [email protected]
 Điện thoại: 0931315148
 Fanpage: Gà Chọi Việt

: Chim Khứu – Tìm Hiểu Loài Chim Hót Cực Hay Được Săn Tìm Update 10/2024

Rate this post