Chim Ngũ Sắc – Tìm Hiểu Về Loài Chim Kiểng Đẹp Lạ Cực Hot Update 04/2024

Chim ngũ sắc là loài chim có bộ lông vô cùng bắt mắt. Chúng còn được biết đến với tên gọi khác là tương tư mỏ đỏ hay tương tư ngũ sắc. Chúng có tên như vậy vì bộ lông có 5 màu sắc lông sặc sỡ. Loài chim này rất chung thủy với nhau và chúng thường sống theo cặp, tương tự như chim bồ câu. Bài viết này chia sẽ về kỹ thuật chăm sóc chinh ngũ sắc tốt nhất mà bạn cần biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về chim ngũ sắc

Chim ngũ sắc thuộc họ chim chích. Chúng thường sống thành 1 cặp rất chung thủy và có bộ lông rất sặc sỡ. Do đó, tên gọi của chúng cũng bắt nguồn từ đó.

: Chim Ngũ Sắc – Tìm Hiểu Về Loài Chim Kiểng Đẹp Lạ Cực Hot Update 04/2024

Hằng ngày, chim ngũ sắc thường phân chia khu vực sinh sống rõ ràng, khi vào mùa giao phối thì chúng mới tập trung lại. Chúng phân bố ở những nơi có khí hậu mát mẻ như miền Nam châu Á, Đà Lạt và các tỉnh miền bắc của Việt Nam.

Chim ngũ sắc cái và đực đều có bộ lông sặc sỡ nên rất khó nhận ra đâu là chim trống và đâu mà chim mái.

Đặc điểm

Loài chim này có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Kích thước của chúng nhỏ và chỉ to hơn chim sẻ một tý.
  • Mỗi khu vực sống của chúng khác nhau sẽ mang lại màu sắc khác nhau.
  • Chúng có mỏ màu đỏ hoặc màu vàng.
  • Thời gian của chúng tồn tại đến 20 năm nếu khu vực sống của chúng không có loài chim ăn thịt và không ảnh hưởng từ môi trường.

Chim ngũ sắc tương tư sinh sản

Mùa sinh sản của chim ngũ sắc thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Đến mùa sinh sản, chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng ở các khu vực vách núi sâu.

Mỗi lần giao phối, chúng thường đẻ từ 4 – 6 trứng. Trứng của chúng có màu xanh nhạt rất đặc biệt. Sau khoảng 14 – 15 ngày, trứng của chúng sẽ nở thành chim non. Sau 15 ngày, chim non đủ lông đủ cánh và có thể rời khỏi tổ tự đi kiếm ăn.

Phân biệt ngũ sắc mái và trống

Để phân biệt được chim trống và mái thì người ta có thể dựa vào một số đặc điểm như hình dáng, tính cách, điệu bộ, giọng hót,…

Chim ngũ sắc trống

  • Về hình dáng, ngũ sắc trống không khác ngũ sắc mái là bao nhiêu.
  • Về đặc điểm, lông dưới cằm có màu vàng đỏ, phần lông trên đầu dài hơn, đầu cũng to hơn, màu ở mỏ tươi hơn con cái. Mình con trống dài hơn con mái. Phần đuôi phía dưới phao câu có màu đỏ.
  • Về tính cách, con trống hung dữ, biết cách bảo vệ trước nguy hiểm.
  • Về tiếng hót, con trống sắc nét, độ trầm bổng, luyến láy rõ ràng, hút hồn người nghe.

Chim ngũ sắc mái

  • Kích thước của con mái nhỏ hơn con trống.
  • Phần cằm của chim có lớp lông màu vàng nâu chứ không phải màu đỏ nhưng chim trống. Phần lông đầu thường ngắn hơn, kích thước đầu nhỏ hơn so với chim trống. Đuôi của con mái có màu vàng.
  • Về tính cách, con mái hiền lành, ít khi tấn công và không hoạt động nhiều.
  • Tiếng hot, con mái đơn điệu và không đa dạng như con đực.

Cách chăm sóc chim ngũ sắc

Tương tự như các giống chim kiểng khác chim ngũ sắc là giống chim hiền này rất dễ nuôi.

Tuy nhiên, để chúng có thể khỏe mạnh thì cần chú ý tới liều lượng thức ăn, lồng nuôi chim, nhiệt độ và khả năng phòng ngừa bệnh

: Làm giàu từ nghề nuôi chim cảnh Update 04/2024

Nếu chịu khó huấn luyện chim ngũ sắc sẽ dễ dàng được thuần hóa sau 3 tháng, lúc này bạn có thể thả chúng tự do chạy nhảy và kiếm mồi quanh vườn mà không sợ chúng bay mất

Chim ngũ sắc ăn gì

Cũng giống như các loài chim cảnh khác, chim ngũ sắc thích ăn nhất là côn trùng nhỏ như, cào cào, bọ ngựa, sâu bọ và các loài hoa quả chín.

Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm sâu qui, nhộng và châu chấu để bổ sung thêm hàm lượng đạm, bột và các chất dinh dưỡng cho chim

Lượng thức ăn thừa cuối mỗi ngày bạn nên đổ bỏ, tuyệt đối không tận dụng để chim tiếp tục ăn ở ngày hôm sau.

Bởi nếu chim ngũ sắc ăn lại thức ăn thừa rất có thể mắc bệnh về tiêu chảy, đau bụng cũng như bị đầy hơi.

Nước uống cho Chim ngũ sắc

Nước sử dụng cho chim cũng phải là nước sạch có nguồn nên đun sôi để tiêu diệt vi khuẩn. Nước cũng không nên để quá 3 ngày, nên đều đặt vệ sinh cốc chứa nước cũng như đổi nước mới.

Không nên để rong bám vào cốc cũng như tránh để phân chim rơi vào nước nếu khoogn chúng rất dễ mắc các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.

Kinh nghiệm chọn Lồng nuôi Chim ngũ sắc

Lồng nuôi chim không cần quá đắt tiền, bạn chỉ cần chọn mua một chiếc lồng gỗ cơ bản, rộng rãi để chim ngũ sắc có thể tự do bay nhảy trong lồng là được.

Nếu nuôi chim trong một chiếc lồng quá nhỏ, hẹp thì khả năng bay lượn và vận động của chim sẽ bị suy giảm.

Chân chúng sẽ bị yếu dần, teo nhỏ lại và có thể mắc các bệnh lý liên quan tới xương khớp

: Tiêu chuẩn đánh giá một chú chim Chào mào đẹp Update 04/2024

Lồng mây tre đan là tốt nhất nên được làm tỉ mỉ, vót mịn không gây sát thương cho chim. Lồng nuôi chim nên được đặt ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Đặt dưới bóng mát cây xanh là tốt nhất, lồng chim ngũ sắc cũng nên treo cao tránh chó mèo vào phá lồng

Giữ ấm cho Chim ngũ sắc

Vào những ngày đông lạnh giá bạn nên di chuyển lồng từ ngoài sân vào trong nhà để hạn chế tối đa gió thổi vào khiến chim bị cảm lạnh.

Hoặc bạn có thể mua chụp lồng để chắn gió bảo vệ sức khỏe chim khi nhiệt độ ngoài trời trở nên buốt giá

Tắm cho Chim ngũ sắc

Chim ngũ sắc rất thích nước nên khi nhiệt độ ngoài trời tăng co bạn nên tắm cho chúng thường xuyên mỗi ngày.

Sau khi tắm xong, lông của chúng có thể tự khô khi chúng phơi mình dưới nắng nên bạn không cần tác động quá nhiều

Phòng bệnh cho Chim ngũ sắc

Cũng như các giống chim cảnh khác hầu hết các loài chim đều rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như: Bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, nấm da, bọ chét…

Vậy nên, bạn cần tắm rửa, vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ lồng nuôi chim cũng như các dụng cụ trong lồng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

Giá mua chim ngũ sắc tương tư

Loài chim này có bộ lông bắt mắt và đặc sắc nên được giới người chơi chim cảnh rất thích thú và yêu thích. Giọng hót của chúng như những bản giao hưởng xua tan không khí yên lặng ở những nơi chúng sinh sống.

Thị trường hiện nay, giá của chúng từ 230 – 300 nghìn/con. Mức giá của chúng còn phụ thuộc vào màu sắc và nguồn gốc của chim.

Trên đây là những thông tin về loài chim ngũ sắc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm chăm sóc một chú chim ngũ sắc của bạn khỏe mạnh. Chúc bạn thành công.

: Cách chăm sóc chào mào đấu giàn Update 04/2024

Rate this post