Sơn ca là những loài chim có vóc dáng nhỏ bé sống trên mặt đất. Với kiểu bay khá khác thường cùng giọng hót hay đầy quyến rũ, sơn ca là một trong số các loài chim cảnh rất được yêu thích tại Việt Nam.
Chim sơn ca màu gì?
Vẻ ngoài của chúng không quá nổi bật so với chim chào mào, chim họa mi… Sơn ca có đôi cách dài, bộ lông thường có màu nâu, vàng nhạt, xám. Những màu sắc này có thể giúp sơn ca ẩn nấp trong đất, dưới những bụi cỏ khô mà không bị kẻ thù phát hiện.
: Chim sơn ca – Thông tin về sơn ca từ A – Z Update 11/2024
Chim sơn ca
Phân biệt chim sơn ca trống mái
- Kích cỡ đầu: Đầu chim mái nhỏ hơn, đầu có phần vuông tròn. Đầu chim trống hình vuông, không tròn
- Thân hình: Sơn ca trống có đầu, ngực và vai to hơn con mái.
- Cử chỉ khi di chuyển: Khi di chuyển con trống đầu nhấp nhô lên xuống, chim mái một mạch đi thẳng, đầu giữ nguyên. Khi sơn ca trống đứng hót vẫn xòe hai cánh, khi chạy sẽ dựng mào lên. Sơn ca mái khả năng hót kém, khi chạy đầu không dựng mào.
- Lông bụng: Khi thổi lên phần bụng của sơn ca, phần lườn chim sẽ có rất nhiều lông con. Khi thổ vào bụng chim mái, phần lườn lông sẽ trống hoàn toàn, thổi hết lông sẽ lộ hết. Đây là cách nhận biết dễ nhất, dành cho những người chưa có kinh nghiệm phân biệt chim. Tỉ lệ chính xác lên tới 90 – 95%. Đặc biệt nếu chim trong thời kỳ trước sinh sản thì cách phân biệt này hiệu quả đến 100% vì chim mái trong mùa đẻ sẽ rụng bớt đi các lông tơ ở lườn để ấp trứng.
- Hậu môn: Hậu môn chim trống hình ống, nhô ra xa so với phần bụng khoảng 3 – 5 mm. Hậu môn chim mái bằng phẳng với phần bụng, không nhô ra như sơn ca trống.
- Tiếng hót: Thường những người nuôi chim để nghe hót sẽ không nuôi sơn ca mái. Lí do vì chim mái tiếng hót không hay bằng chim trống. Sơn ca mái phát ra tiếng kêu đục hơn, kiểu “xèo xèo” trong khi chim trống lại phát ra những tiếng kêu trong trẻo, kiểu “tít tít cheo cheo”.
Chim sơn ca làm tổ ở đâu?
Ngoài cánh đồng có những cái gò trồng chuối, bên dưới cỏ tranh, cỏ gừng mọc cao lút đầu người, những khóm tầm ma, dùng dành mọc trên những nấm mồ đắp đất… đấy vừa là nơi trú ngụ, tồn sinh vừa là nơi làm tổ, nuôi dưỡng những đứa con thơ của chim sơn ca.
Nuôi sơn ca sinh sản
Cũng giống như cách nuôi chim yến phụng thì khi sơn ca đến thời kỳ sinh sản, bạn cần cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống. Có thể thêm các loại hạt, khoáng giúp chim có sức khỏe tốt để “mẹ tròn con vuông”. Nên sắp xếp cho chúng một chiếc tổ để kích thích khả năng sinh sản của sơn ca.
Khi đẻ, sơn ca con cần được ở trong môi trường có độ ấm phù hợp. Nếu nuôi trong tổ, bạn có thể gắn bóng đèn để ở trên tổ; lưu ý không nên để quá gần tổ, khiến chim bị quá nóng. Đối với con non, cách nuôi rất dễ vì khi đói chúng sẽ há mỏ liên tục khi bạn đưa tay đến gần. Con non có thể ăn châu chấu, cào cào, dế (nên nhúng nước, cắt bỏ cánh, càng); trứng kiến, thằn lằn (lấy phần đuôi, hoặc cả con bỏ nội tạng). Khi cho ăn bạn có thể dùng cây nhíp gắp. Nên cho vừa mỏ chúng, không nên gắp lượng thức ăn quá lớn, quá nhiều khiến chúng bị nghẹn. Sơn ca con nếu cho ăn đầy đủ, thường xuyên sẽ rất mau lớn và khỏe mạnh.
: Tổng hợp các cách làm chào mào siêng hót Update 11/2024
Giai đoạn chim đã cứng cáp hơn, đã có thể chạy nhảy thì bạn có thể bắt đầu cho chim tập ăn cám. Đối với giai đoạn chăm chim sơn ca khi sinh sản; chăm con non cũng tương tự với giai đoạn chăm của những loài chim khác. Về cách nuôi cụ thể, Gà chọi Việt đã hướng dẫn chi tiết tại cách nuôi chim yến phụng sinh sản. Bạn có thể tham khảo tại đây.
Chim sơn ca ăn gì?
Sơn ca là loài ăn tạp nên bạn có thể cho chúng ăn đa dạng các loại thức ăn như khoáng, động – thực vật khác nhau.
- Khoáng: Nang mực
- Thực vật: Cám, bột cám, kê, các loại rau củ quả như dưa leo, cà rốt..
- Động vật: Dế, châu chấu, cào cào, trứng kiến, sâu quy
Chim sơn ca giá bao nhiêu?
Giá sơn ca không cố định, khoảng từ 200K – trên 1 triệu tùy người bán cũng như chất lượng của chúng. Bạn có thể tham gia các group trên Facebook, kênh chim cảnh trên Youtube, mua bán trên Chợ Tốt;… để tham khảo giá cũng như trao đổi với người bán.
Vài điều về chim sơn ca có thể bạn chưa biết
Mẹo nuôi sơn ca con
Nếu nuôi dưỡng đàn sơn ca con từ nhỏ thì khả năng chúng tử vong rất thấp. Bởi vì gần người từ nhỏ nên chúng sẽ thân thiện, dạn người hơn. Đối với những con chim sơn ca nuôi cách xa với đồng loại ở môi trường tự nhiên; tiếng hót của chúng sẽ bị biến đổi, lạc điệu. Để tránh như vậy, người ta thường để lồng sơn ca con gần với lồng sơn ca bổi đã được thuần hoá mà vẫn giữ nguyên giọng hót hoang dã để sơn ca con học hót.
Lưu ý khi nuôi sơn ca
Bởi vì sơn ca cứ phải bay lên mới hót được nên khi người ta nuôi chúng cũng phải làm cái lồng có chiều cao hơn những cái lồng của các loài chim khác. Khi sơn ca theo bản năng bay vọt lên hót, đầu nó không bị va vào đỉnh lồng. Tận dụng thứ âm thanh thánh thót của sơn ca, người ta sẽ để con hót hay gần lồng những con chào mào, chích choè, bạc má để chúng bắt chước giọng sơn ca.
Tiếng hót sơn ca
: Những điều cần biết về chim Họa Mi Update 11/2024
Trong lúc kiếm ăn, nuôi con, sơn ca cũng phải lo đối phó với kẻ thù. Chỉ khi hót, sơn ca mới quên hết mọi ưu phiền âu lo. Nếu như con hoạ mi khi hót cứ đứng trên cành cây cao nhả ra từng tiết tấu, chỉ phải đề phòng có mỗi anh cú mèo mắt sáng về đêm, thì sơn ca khi hót phải chui ra khỏi nơi ở bay lên không trung, vừa bay vừa hót. Càng lên cao tiếng hót của sơn ca càng thanh tao, luyến láy, du dương. Khi bóng sơn ca mất hút trong tầng mây, tiếng hót vẫn loang khắp vùng trời, thánh thót như một bản nhạc du dương.
Sơn ca hót cả ngày lẫn đêm. Cứ hứng lên là chúng hót. Nhưng chúng hót dai dẳng, đam mê nhất là vào lúc tang tảng sáng, muộn hơn lúc hoạ mi hót một lúc. Nếu so sánh thì giọng hót của hoạ mi hoang dã, thánh thót, khúc chiết. Đối với giọng của sơn ca thì sẽ mềm mại, trong vắt, uyển chuyển. Dù là tiếng hót của loài nào cũng sẽ có cái hay cái dở riêng, tùy vào sở thích; nhu cầu của người nuôi.
Trên đây là những thông tin có thể bạn chưa biết về chim sơn ca. Hi vọng cung cấp được cho bạn đọc những thông tin có giá trị. Truy cập Website Gà Chọi Việt để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé!
Thông tin liên hệ tại:
Gmail: [email protected]
Điện thoại: 0931315148
Fanpage: Gà Chọi Việt