Chó Becgie: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 07/2024

Becgie là một cái tên nổi bật khi nhắc đến những loài chó nuôi tại nước ta hiện nay. Becgie đã có mặt từ rất lâu trước đây và thực sự đã khẳng định được sự nổi trội về cả ngoại hình, tính cách cũng như khả năng của nó. Nếu bạn có ý định nuôi một chú Becgie thì đây cũng không phải là điều khó hiểu vì thực sự nó đã dành được tình cảm của không ít người. Nhưng trước hết, hãy tìm hiểu về loài chó tuyệt vời này trong bài viết sau.

Nguồn gốc và phân loại

Becgie hay còn được gọi đầy đủ bằng tên Becgie Đức, xuất hiện tại Đức từ thế kỷ 19. Vào thời điểm này tại Châu Âu, người ta tiến hành lai tạo các giống chó để tạo ra giống chó phù hợp với mục đích chăn thả gia súc và bảo vệ chúng khỏi bị thú hoang tấn công. Kết quả của việc lai tạo này là có rất nhiều giống chó được tạo ra nhưng chúng khác nhau từ ngoại hình, tính cách đến sự thông minh. Becgie Đức được đánh giá là loài chó hội tụ đủ các đặc điểm cần thiết phù hợp với mục đích lai tạo ban đầu. Vì vậy, chúng bắt đầu được nhân giống rộng rãi.

: Chó Becgie: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 07/2024

Becgie lúc đầu được nuôi ở Đức và sử dụng vào mục đích chăn cừu nên thường còn được gọi là chó chăn cừu. Sau này chúng được chia lai tạo với các giống chó khác và tạo ra các giống chó lai. Cho đến nay có 3 loại chó Becgie:

  • Becgie Đức: đây được coi là dòng chó Becgie chính thống mặc dù ngoại hình của chúng có nhiều điểm khác với tổ tiên do môi trường sống và sự tiến hoá theo thời gian. 
  • Becgie Bỉ (Malinois): hiện dòng chó này vẫn chưa được công nhận là 1 giống chó độc lập mà chỉ là 1 nhánh của Becgie Đức. Đây là kết quả lai tạo giữa Becgie Đức với giống chó chăn cừu bản địa tại Bỉ.
  • Becgie Nga: dòng chó này mang nhiều đặc điểm của Becgie từ đời tổ tiên. Nó là kết quả lai tạo giữa Becgie Đức và giống chó bản địa Nga nên có khả năng chịu lạnh tốt hơn. Hiện số lượng cá thể loài này không nhiều, chủ yếu tập trung ở Nga.

Đặc điểm ngoại hình của chó Becgie

Bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin về đặc điểm của dòng Becgie Đức thuần chủng – dòng chó ưu tú vượt trội. Đây cũng được coi là dòng chó gốc trong các lần lai tạo.

Becgie Đức có thân hình lớn hơn so với các dòng Becgie khác. Con trưởng thành có vai rộng khoảng 55 – 65cm, nặng từ 22 – 40kg. Nếu được nuôi trong điều kiện tốt thì chiều cao của chúng có thể đạt đến 63cm. Khuôn hàm của chúng chắc khỏe, vuông vắn. Mũi của Becgie Đức đen và rất thính. Đây cũng là lý do chúng được chọn để đào tạo thành chó nghiệp vụ. Tai của chúng dựng thẳng. Mắt thường có màu nâu, sáng và cực nhanh.

Chó German Shepherd Becgie thuần chủng

Bộ lông của giống chó này có nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu đỏ/đen và sẫm/đen (thường được gọi là màu vàng lửa pha đen và màu xám tàn thuốc lá). Lông của chúng cũng được chia thành 2 lớp: lớp ngoài dày và ôm sát thân còn lớp bên trong dày hơn. 

Tính cách của chó Becgie

Chó Becgie nổi tiếng là giống chó trung thành với chủ. Nếu chúng thấy chủ của mình gặp đe doạ thì ngay lập tức Becgie sẽ lao đến và bảo vệ chủ. Đây cũng là giống chó thông minh nổi bật trong các giống chó, chúng nằm trong top 3 loài chó thông minh nhất thế giới nên chúng rất thường được huấn luyện làm chó nghiệp vụ. 

Becgie cũng được biết là giống chó tình cảm và thân thiện. Điều này khác xa với ấn tượng ban đầu khi bạn nhìn thấy loài chó này. Chúng ưa vận động và không thích bị nhốt. Nếu bị giam lâu thì loài chó này cũng không cắn xé đồ đạc nhưng một số loài khác nhưng khả năng vận động cơ bắp cũng như tính tình sẽ không thật tốt. Nếu bạn muốn nuôi Becgie làm chó giữ nhà thì cũng có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng là loài cảnh giác cao và dẻo dai.

Chó Becgie giá bao nhiêu?

: Top 6 giống chó săn nổi tiếng trên Thế Giới. Update 07/2024

Giá chó Becgie trên thị trường khá đa dạng, tùy thuộc vào độ tuổi và độ thuần chủng, cũng như giấy tờ chứng nhận đi kèm. 

Với chó Becgie con:

  • Từ 3 – 6 triệu: chó sinh tại Việt Nam, không có giấy tờ đăng ký và gia phả không nổi trội
  • Từ 6 – 10 triệu: chó sinh tại Việt Nam hoặc Thái Lan, có giấy tờ chứng nhận đầy đủ

Với chó trưởng thành:

  • Từ 5 – 10 triệu: Becgie sinh tại Việt Nam, đã trưởng thành
  • Từ 10 – 20 triệu: Becgie sinh tại Việt Nam, có ít nhất bố hoặc mẹ là giống ngoại, giấy tờ đầy đủ và sức khỏe tốt
  • Từ 22 – 35 triệu: Becgie Đức có giấy đăng ký, đã thi các dog show, gia phả tốt và được huấn luyện đầy đủ
  • Trên 40 triệu: Becgie trưởng thành nhập từ châu Âu, có giấy tờ đầy đủ và thuần chủng.

Cách chăm sóc chó Becgie

Các bé Becgie nên được tách mẹ khi đủ 3 tuần tuổi trở nên để đảm bảo khả năng thích nghi với môi trường sống mới cũng như khả năng tiêu hoá thức ăn ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn nuôi Becgie con thì độ tuổi được khuyên là từ 2 tháng tuổi trở lên.

Giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi

Chó Becgie giai đoạn này đã có thể cai sữa mẹ hoàn toàn và tập cho ăn đồ ăn mềm và uống sữa. Tốt nhất bạn nên chia thành 4 bữa mỗi ngày với lượng thức ăn trung bình mỗi bữa khoảng 200g và chia đều thời gian giữa các bữa. Bạn nên cho chúng uống nước đủ mỗi ngày. 

Bạn có thể cho Becgie con tập những bài tập vận động nhẹ nhàng hoặc huấn luyện một vài kỹ năng cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ để chúng làm quen dần với cuộc sống trong gia đình. Hàng ngày, chúng cần được đưa đi dạo để nâng cao khả năng vận động và phản xạ.

Giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi

Lượng thức ăn trong ngày của chó Becgie giai đoạn này cần nhiều hơn trước, 400 – 500g/bữa. Số bữa trong ngày giảm còn 3 bữa. Bạn vẫn nên cho chúng uống sữa đều 1 lít/ngày và cách 1 ngày thì cho ăn 1 quả trứng.

Mỗi ngày, chó Becgie cần được chạy 3 – 4km để vận động cơ bắp. Bạn cũng nên cho chúng tập các bài tập cơ bản như đánh hơi tìm vật, chơi bắt bóng… 

Từ 5 tháng tuổi trở lên

Ở tầm tuổi này, Becgie đã có thể tập những bài tập khó hơn kể cả về việc đánh hơi hay vận động cơ bắp, xương khớp. Bạn có thể cho chúng chạy quãng đường 4 – 5km hàng ngày và tập đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân.

Cách nuôi chó Becgie

: Chó Akita Inu – Giống chó Hoàng gia cho cộng đồng chơi thú cưng Update 07/2024

Khẩu phần ăn giai đoạn này cũng cần thay đổi một chút. Lượng thức ăn mỗi bữa là 600g, nên cho ăn 3 bữa mỗi ngày và tiếp tục tăng lên 800 – 900g/bữa khi được tròn 6 tháng trở lên. Becgie cần được bổ sung thêm đạm và nên ăn 1 quả trứng gà mỗi ngày. Đây là giai đoạn cần sự vận động nên chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ chất cho chúng. 

Bạn nên tẩy giun cho chúng định kỳ để tránh các bệnh đường ruột và cũng đảm bảo dinh dưỡng vào cơ thể đầy đủ.

Becgie cần được tắm bằng nước sạch và xà phòng chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh và tránh các bệnh về da. Thời gian phơi nắng tốt nhất cho chúng là khoảng 30 phút mỗi ngày, vào 9h sáng. 

Bệnh thường gặp

Becgie là loài chó có thế mạnh về sức khỏe và thể hình nhưng cũng có những căn bệnh thường gặp do lây từ chó khác, môi trường sống và chế độ ăn.

  • Bệnh viêm ruột

Nguyên nhân có thể do các loại virus, ký sinh trùng hoặc do thức ăn. Nếu chó bị bệnh này, bạn nên ngừng cho chúng ăn trong 24 tiếng, cho uống đủ nước và dùng thuốc điều trị.

  • Bệnh ghẻ

Bệnh này ảnh hưởng đến da và lông của chó, khiến chúng ngứa ngáy khó chịu và có thể gây viêm nang lông. Bạn nên vệ sinh da và lông sạch sẽ và bôi thuốc cho chúng.

  • Bệnh rận ký sinh

Đây là bệnh phổ biến với tất cả các loài có lông rậm chứ không riêng chó Becgie. Bạn nên pha thuốc và tắm cho chúng hoặc xịt thuốc trực tiếp.

Ngoài ra, các bệnh khác thường gặp trên giống chó này còn có bệnh Care, viêm miệng, giun ở mắt. Bạn nên thường xuyên vệ sinh và đảm bảo điều kiện sống cho chúng. Thêm vào đó, bạn nên tuân thủ lịch tiêm phòng định kỳ và thường xuyên dẫn chúng đi kiểm tra sức khỏe tại các phòng khám thú y.

Lời kết

Becgie là một giống chó nổi tiếng và nhanh nhẹn. Chúng không chỉ xuất hiện trong các gia đình như một vật nuôi mà còn là loài chó nghiệp vụ thông minh. Thị trường loài chó này ngày càng sôi nổi và đa dạng. Cách chăm sóc và các thông tin liên quan đến chúng cũng ngày càng nhiều. Nếu bạn có ý định chăm sóc một chú Becgie hoặc huấn luyện chúng thì hãy tìm hiểu thật chi tiết về loài chó này. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn phần nào. Hẹn gặp lại trong những bài chia sẻ sau.

: Tại sao chó thích ngủ với người? Có nên cho bé ngủ cùng người không? Update 07/2024

Rate this post