Chó chăn cừu Shetland (tên Tiếng Anh là Shetland Sheepdog) có nguồn gốc xuất xứ từ Scotland. Chúng là một thành viên nổi trội trong nhóm những giống chó chăn gia súc nổi tiếng bao gồm: Corgi, Becgie Đức GSD, Collie,… được AKC thành lập vào năm 1983. Ngày nay, Shetland ngoài được nuôi với mục đích là để chăn thả gia súc, bảo vệ và canh gác nhà cửa còn được nuôi dưỡng như thú cưng trong các hộ gia đình. Hãy để giới thiệu cho các bạn biết các thông tin về giống chó này!
Nguồn gốc xuất xứ chó Shetland
Chó Shetland Sheepdog có nguồn gốc xuất xứ từ đảo Shetland, thuộc Scotland – Anh. Chúng là kết quả giữa sự lai tạo của hai giống chó Border Collie và Iceland Yakkin đã tuyệt chủng. Giống chó Rough Collie cũng là hậu duệ của Border Collie nên chúng và Shetland có nguồn gen tương đối giống nhau.
: Chó chăn cừu Shetland – Thông minh, xinh đẹp và trung thành Update 12/2024
Thời xưa, Shetland chủ yếu được người dân Châu Âu nuôi để chăn thả gia súc, làm nhiệm vụ canh gác và bảo vệ nhà cửa, công xưởng. Ngày nay, chúng còn có thêm một vai trò khác khi được nuôi như thú cưng trong các hộ gia đình đó là trở thành người bạn thân thiết với con người, trung thành và rất tình cảm.
Giống chó Shetland được Hiệp hội chó giống Mỹ AKC công nhận là giống chó riêng biệt vào năm 1909. Chúng hiện đang đứng thứ 20 trên tổng số 155 giống chó được Thế Giới công nhận. Và ở vị trí số 6 trong top 10 những giống chó thông minh nhất Thế Giới.
Đặc điểm ngoại hình của chó Shetland
Chiều cao, cân nặng
Chó Shetland được đánh giá là một giống chó có ngoại hình tầm trung với chiều cao, cân nặng đạt được ở độ tuổi trưởng thành là:
- Chiều cao: Khoảng 32-40cm.
- Cân nặng: Từ 7-12kg.
Thân hình
Shetland có đôi chân ngắn và phần thân dài. Chúng không thuộc nhóm chó cơ bắp nên phần cơ ngực và đùi không mấy phát triển. Shetland có chiếc đuôi khá to, phủ đầy lông và luôn buông thõng xuống dưới. Khi di chuyển đuôi có cong nhẹ nhưng không quá tầm lưng.
Phần đầu
Shetland sở hữu phần đầu nhỏ với đôi mắt xếch hình hạnh nhân. Màu mắt đa phần là màu đen hoặc nâu đen. Đôi tai hình tam giác nhỏ xinh, song song nhau, hơi ngả về phía trước. Phần mõm của cún Shetland dài và nhọn. Nhìn chung, khuôn mặt của chúng trông khá giống loài cáo.
Bộ lông
Đặc điểm nổi bật nhất của chó Shetland chính là bộ lông kép, dài, dày và rậm rạp. Lông được cấu tạo bởi hai lớp. Lớp lông trong ngắn, mềm mượt phủ kín cơ thể. Lớp lông ngoài thô cứng, dài và hơi thưa. Lông phần đầu, chân, bụng ngắn trong khi lông xung quanh cổ dài, mọc lởm chởm trông giống như chiếc bờm sư tử, tăng phần dũng mãnh cho chó Shetland.
Lông của Shetland tương đối đa dạng, có từ đơn sắc đến đa sắc. Trong đó, phổ biến nhất là: Màu xanh, màu xám xỉn, đen, nâu và vàng nâu kết hợp với màu trắng,…
Đặc điểm tính cách của chó Shetland
Trí thông minh của Shetland chính là điểm nổi bật của chúng bởi giống chó này đứng ở vị trí số 6 trong top 10 những giống chó thông minh nhất Thế Giới. Người họ hàng gần nhất của Shetland chính là Border Collie – giống chó hiện đang giữ vị trí đầu tiên danh sách. Vì thông minh nên Shetland học hỏi rất nhanh. Việc huấn luyện cún rất đơn giản, bạn chỉ cần nhắc lại 4-5 lần câu lệnh là chúng có thể ghi nhớ được. Shetland cũng được đánh giá cao về khả năng trông nhà, canh gác hay bảo vệ.
Ngoài thông minh, Shetland còn cực kỳ trung thành. Chúng luôn dành tất cả tình yêu thương của mình dành cho chủ nhân. Vì vậy nếu Shetland cảm thấy chủ nhân của mình đang gặp nguy hiểm chúng sẽ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh thân mình để bảo vệ người chủ thân yêu. Nếu muốn nuôi một chú chó thông minh và trung thành thì Shetland chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn.
Là giống chó ngoan ngoãn, thân thiện và tình cảm, Shetland có thể hòa nhập tốt với những gia đình có trẻ nhỏ. Chúng cực kỳ yêu quý trẻ em, có thể chạy nhảy, chơi đùa với những đứa trẻ mỗi ngày. Những gia đình phương Tây ưa chuộng Shetland cũng bởi điều này. Họ không coi chúng đơn giản chỉ là một chú cún cưng trong nhà mà còn coi chúng như một thành viên trong gia đình, là người bạn thân thiết thời thơ ấu của những đứa trẻ.
Môi trường sống cho chó Shetland
Do Shetland có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu, nơi có khí hậu ôn đới, mát mẻ. Khi về Việt Nam, nhờ có một bộ lông dày, dài nên Shetland thích nghi rất tốt với mùa đông siêu lạnh giá. Tuy nhiên bộ lông ấy lại mất đi ưu thế vào mùa hè ở nước ta. Chúng thường không chịu được nắng nóng. Nhiệt độ trên 35 độ C có thể gây sốc nhiệt cho cún. Bạn nên giữ chúng trong nhà hoặc nơi có cây cối mát mẻ dưới 30oC. Chỉ cho ra ngoài đi dạo vào buổi sáng hoặc tối khi nhiệt độ đã giảm xuống.
: Tạo khí Oxy (O2), Cacbonic (CO2) cho bể thủy sinh Update 12/2024
Chó Shetland có kích cỡ thân hình ở tầm trung bình nên chúng không đòi hỏi không gian sống phải quá rộng rãi. Bạn có thể nuôi cún ở trong căn hộ, chung cư đều được tuy nhiên bạn cần cho cún đi dạo ít nhất 25-30 phút mỗi ngày. Vì Shetland là giống chó chăn gia súc, chúng thích được chạy nhảy, tập luyện ở những nơi rộng lớn, thoáng đãng. Nếu ngôi nhà của bạn có sân vườn, cây cối và bãi cát thì quả là một môi trường thuận lợi cho Shetland.
Chế độ dinh dưỡng cho chó Shetland
Chó chăn cừu Shetland rất dễ nuôi vì chúng không kén ăn như những giống chó cảnh khác. Bạn chỉ cần cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển vóc dáng toàn diện và bộ lông được mượt mà, óng ả. Dưới đây, sẽ chia sẻ cho các bạn về chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của cún theo từng giai đoạn tuổi.
Đối với cún từ 2-3 tháng tuổi
Giai đoạn này, bạn nên cho Shetland ăn cháo hoặc cơm nhão cùng một số loại thịt băm nhuyễn. Thức ăn khô thì nên ngâm mềm 5-10 phút trước ăn. Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 3-4 bữa/ ngày là đủ. Khối lượng thức ăn một ngày dành cho chúng tương đương khoảng 7-8% trọng lượng cơ thể. Ở độ tuổi này bạn tuyệt đối không được cho cún ăn đồ cứng và khó nuốt để giảm nguy cơ bị hóc thức ăn xảy ra đối với cún cưng của bạn. Hệ tiêu hóa chó Shetland con lúc này còn yếu, bạn nên nấu chín thức ăn, không cho cún ăn đồ tái hoặc sống.
Đối với cún 3-6 tháng tuổi
Khi Shetland đạt 3-6 tháng tuổi, bạn nên tập cho chúng ăn các loại thịt dai như: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn nạc,… Những loại thịt này chứa nhiều chất đạm, cực kỳ tốt cho sự phát triển của chó Shetland. Ngoài thịt, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại rau củ quả như: Cà rốt, khoai tây, bí đỏ, rau cải, xà lách,… Chó Shetland không thích ăn rau, bạn có thể xay nhỏ và trộn lẫn với thịt.
Số lượng bữa ăn của Shetland ở độ tuổi này có thể được giảm xuống còn 3 bữa/ngày là đủ, thời gian giữa các bữa ăn cách đều nhau. Thức ăn ở độ tuổi này vẫn cần được nấu chín và tránh cho cún ăn xương. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm sữa cho cún để cún được phát triển toàn diện hơn.
Đối với cún trên 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, Shetland phát triển rất nhanh. Thức ăn cho chúng cần phải cung cấp được đầy đủ các chất: Đạm, canxi, chất béo, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Các chất đó có trong những loại thực phẩm sau:
- Protein, chất béo: Có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,…
- Chất xơ: Có trong các loại rau, cà rốt, xà lách,… chất xơ cực tốt và quan trọng cho hệ tiêu hóa của chó Shetland.
- Chất khoáng: Trong các loại hải sản như: Tôm, cua, cá, ngao,… thường chứa rất nhiều khoáng chất quan trọng như: Natri, Kali, Kẽm,…
- Tinh bột: Bạn có thể cung cấp qua các thực phẩm như cơm, cháo, khoai, sắn,…
Số lượng bữa ăn của Shetland ở độ tuổi này có thể giảm xuống còn 2 bữa/ngày là đủ. Lượng chất béo cung cấp chó cún không nên quá nhiều vì Shetland rất dễ bị béo phì. Thức ăn nên nấu chín nhưng không quá nấu quá mềm vì nếu làm vậy lượng chất dinh dưỡng trong đó sẽ bị mất đi. Thịt thái miếng lớn, kích thích chó Shetland nhai giúp phát triển cơ hàm. Tuyệt đối không cho cún ăn thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng, đồ cay nóng,…
Huấn luyện chó Shetland
Chó Shetland vốn rất ngoan ngoãn và dễ bảo nên bạn không cần huấn luyện quá nhiều. Bạn chỉ cần dạy cho chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ và những câu lệnh cơ bản như: “Đứng lên, ngồi xuống, quay lại,…”. Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu huấn luyện cún có thể là từ 2 tháng tuổi.
sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp huấn luyện chó Shetland đi vệ sinh đúng chỗ đơn giản như sau:
Bước 1: Xác định chỗ vệ sinh cố định cho Shetland. Bạn có thể lựa chọn trong nhà hoặc ngoài trời. Tuy nhiên, vị trí trong nhà sẽ phù hợp hơn khi vướng một số điều kiện thời tiết như: Nắng nóng, mưa rào.
Bước 2: Khi Shetland có biểu hiện ngửi ngửi đánh hơi, đi đi lại lại, một chân nhấc lên, thì bạn phải nhanh chóng bế cún vào chỗ đi vệ sinh cố định kia. Ban đầu, chó Shetland có thể sẽ không hợp tác, đòi chạy đi. Bạn nên kiên nhẫn giữ chú ta lại và làm tiếp theo bước sau.
Bước 3: Bạn hãy hô to khẩu lệnh rõ ràng như: “đi vệ sinh”. Việc hô khẩu lệnh như thế sẽ tạo cho Shetland phản xạ có điều kiện, biết nghe theo mỗi khi bạn ra lệnh.
Bước 4: Phải đợi cún đi vệ sinh bằng được. Khi đi xong mới được đứng dậy. Nếu chúng đi đúng chỗ, bạn nên có hành động vuốt đầu khen thưởng, kích thích chúng làm tốt hơn vào lần sau.
: Hướng dẫn cách chọn máy lọc cho bể cá Update 12/2024
Chó Shetland rất thông minh. Bạn chỉ cần lặp đi lặp lại các bước này hàng ngày, khoảng nửa tháng là Shetland đã có thể ghi nhớ được rồi.
Cách chăm sóc và vệ sinh cho chó Shetland
Chăm sóc bộ lông cho chó Shetland
Bộ lông của chó Shetland rất dày và rậm rạp. Chúng rất dễ bị lấm bẩn mỗi khi Shetland nô đùa. Bạn cần chú ý vệ sinh bộ lông cho chúng thường xuyên, vì lông bẩn có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Đồng thời, vào mùa hè nắng nóng, bạn nên cắt tỉa lông cho cún. Khoảng 1-2 tháng một lần để cơ thể Shetland thoáng mát, tránh tình trạng sốc nhiệt xảy đến với cún.
Chó Shetland rụng lông rất ít, một năm chỉ rụng 1-2 đợt. Bạn có thể dùng lược răng thưa chải lông cho chúng thường xuyên. Mục đích của việc này là để loại bỏ các lớp lông chết và kích thích mọc lông mới. Để bộ lông chó Shetland óng ả và mượt mà, bạn có thể cho Shetland ăn 2-3 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Đồng thời, sử dụng các sản phẩm sữa tắm mượt lông dành riêng cho chó trong quá trình tắm gội.
Vệ sinh cho chó Shetland
- Tắm cho chó Shetland ít nhất mỗi tuần một lần. Nếu bộ lông chúng không bụi bẩn, bạn chỉ cần lấy khăn ướt lau qua là được.
- Sau mỗi lần tắm, nên sấy khô lông, tránh để ẩm ướt có thể gây mùi hôi hoặc làm các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi.
- Vệ sinh tai, mắt, mũi thường xuyên để giảm các bệnh làm ảnh hưởng đến các giác quan của cún.
- Cắt tỉa móng thường xuyên cho Shetland. Nếu để móng quá dài có thể đâm vào phần thịt, gây đau đớn cho con vật.
- Sau khi cho cún ăn, bạn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ bắt ăn + khay uống. Tuyệt đối không được để thức ăn của cún tồn dư từ ngày này sang ngày khác.
- Nơi ngủ nghỉ của chó Shetland nên được đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Tuyệt đối không đặt ở nơi ẩm ướt như phòng tắm, gầm cầu thang, vì đây sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm sinh sôi, phát triển gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con vật.
Sức khỏe của chó Shetland
Tuổi thọ trung bình của Shetland tương đối cao khoảng 12-15 năm. Nhìn chung, trong suốt vòng đời, giống chó này sống khá khỏe mạnh. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng gặp một số vấn đề nhỏ liên quan đến sức khỏe như: Các bệnh về da, bọ chét, đau mắt, rối loạn khớp xương,…
Đặc biệt, giống chó thân dài, chân ngắn như Shetland rất dễ mắc bệnh béo phì nếu không có một chế độ ăn uống hợp lý. Trong khẩu phần ăn, bạn nên hạn chế cho Shetland ăn nhiều chất béo. Lượng chất béo thông thường đã có sẵn trong các loại thịt rồi, bạn không cần cung cấp gì thêm.
Khi nuôi Shetland, bạn lưu ý nên đưa cún đi tiêm phòng định kỳ ngay khi tròn 2 tháng tuổi. Tiêm phòng giúp cún cưng của bạn bạn phòng tránh được một số bệnh nguy hiểm do virus gây ra như: Pravo, care, dại,… Ngoài ra, bạn cũng nên tẩy giun sán định kỳ cho Shetland mỗi tháng/một lần. Nếu thấy có triệu chứng bất thường như: Tiêu chảy, bỏ ăn, nôn mửa,… thì bạn nên đưa Shetland đến bác sĩ thú y ngay lập tức để có biện pháp xử lý kịp thời.
Chó Shetland có giá bao nhiêu tại Việt Nam?
Hiện nay, chó Shetland tại Việt Nam không phổ biến rộng rãi, do chúng mới xuất hiện tại nước ta một vài năm gần đây. Tuy nhiên, giá thành của giống chó này cũng không quá cao. Nhìn chung, giá chó Shetland tại Việt Nam được chia làm 3 loại sau đây:
Chó Shetland trong nước: Từ 7-9 triệu một em. Bạn có thể mua tại các cửa hàng hoặc trại chó cảnh trên toàn quốc.
Chó Shetland nhập khẩu Thái Lan: Từ 9-12 triệu, có chất lượng và ngoại hình tốt hơn so với chó trong nước. Bạn có thể lựa chọn mua để làm chó giống.
Chó Shetland nhập khẩu từ Châu Âu: Trên 2.000 USD cho một em Shetland nhập khẩu từ Châu Âu. Mức giá trên chưa tính phí vận chuyển. Tuy nhiên, nhập khẩu chó loại này về ẩn chứa nhiều rủi ro, do quá trình vận chuyển xa và khí hậu Việt Nam và Châu Âu cũng không giống nhau nên cún cần có thời gian để thích nghi với môi trường.
Nếu mua chó Shetland nhập khẩu, bạn nên chú ý kiểm tra giấy tờ đầy đủ trước khi mua. Tránh mua phải những chú không có nguồn gốc rõ ràng dẫn đến tiền mất tật mang.
Địa chỉ uy tín mua bán chó Shetland tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, không có quá nhiều địa chỉ uy tín mua bán chó Shetland-Sheepdog. Nếu muốn mua, bạn có thể lựa chọn mua tại – trang web chuyên cung cấp và nhập khẩu các giống chó cảnh, trong đó có giống chó Shetland. Cách thức đặt mua rất đơn giản, bạn chỉ cần để lại comment phía dưới, sẽ tư vấn nhiệt tình, giúp bạn chọn ra những chú chó thích hợp và chất lượng.
Dịch vụ của hiện được bao phủ trên toàn quốc, bạn hoàn toàn có thể đặt mua cún dù bạn ở bất kỳ đâu. Chế độ bảo hành và những chính sách chăm sóc khách hàng sẽ khiến bạn hài lòng một khi đã lựa chọn. Nếu bạn muốn mua chó cảnh tại Việt Nam thì hãy truy cập vào trang web hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline: hoặc gửi e-mail đến địa chỉ [email protected]
Lời kết:
Trên đây là tổng hợp những thông tin mà muốn cung cấp cho bạn về giống chó chăn cừu Shetland Sheepdog. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có đủ thông tin để có thể tự tay nuôi dạy một chú chó Shetland khỏe mạnh nhất. Đừng quên để lại comment nếu bạn muốn mua chó cảnh hay có bất kỳ câu hỏi gì! sẽ cố gắng giải đáp bạn nhanh nhất có thể.
: Thức ăn nuôi cá rồng bạn nên chuẩn bị ra sao? Update 12/2024