Chó Husky: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 09/2024

“Husky ngáo” là một giống chó nổi tiếng và được tìm mua rất nhiều hiện nay. Đây là một giống chó thông minh và khỏe mạnh. Bạn có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin thú vị xung quanh loài chó này. Thậm chí, chó Husky còn là cảm hứng sáng tác văn học cho nhiều nhà văn phương Tây.

Trong phạm vi bài viết này, PETACY sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin tổng quát và cơ bản nhất về giống chó Husky, để nếu có phải làm “con sen” hầu hạ một bé Husky bạn cũng không bỡ ngỡ.

: Chó Husky: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 09/2024

Nguồn gốc giống chó Husky

Husky có tên đầy đủ là Husky Sibir, có xuất xứ từ vùng Đông Bắc Siberia, Nga. Đây là vùng đất lạnh giá quanh năm và là nơi sản sinh ra rất nhiều giống chó nổi tiếng, sau đó chúng được mang tới Alaska của Mỹ vào năm 1908 và được sử dụng là chó kéo xe hoặc chó đua xe. Năm 1939, giống chó Husky được đăng kiểm tại Canada. 

Ban đầu, Husky được sử dụng để kéo xe nhưng sau đó chúng còn được nuôi nhiều trong các gia đình. Giống chó Husky nguyên thủy được phối giống bởi người Chukchi được cho là đã tuyệt chủng. Đến nay, Husky được xếp vào vật nuôi đặc trưng của vùng đất Siberi.

Đặc điểm ngoại hình

Husky có rất nhiều đặc điểm ngoại hình đặc trưng để phân biệt với các loài chó khác.

Bộ lông

Lông của chó Husky có rất nhiều màu, phổ biến là đen trắng, nâu đỏ, xám, hồng phấn, màu trắng và màu “agouti”. Phần lông ở chân, mõm và đốm cuối đuôi thường là màu trắng.

Cấu tạo bộ lông của chúng cũng rất phù hợp với môi trường sinh ra loài chó này. Toàn bộ phần lông trên người Husky được chia thành 2 lớp: lớp bên trong xoăn nhẹ, dày và mềm như bông còn lớp bên ngoài cứng hơn và thẳng. Điều này khiến cho bộ lông rất dày và có khả năng giữ ấm cơ thể trong khí hậu lạnh giá. Thông thường, Husky sẽ thay lông 2 lần trong năm, bạn cần lưu ý để tránh tình trạng lông rụng còn bám trên người chó hoặc lông vón cục gây mất vệ sinh cũng như thẩm mỹ cho Husky.

Đôi mắt

Hình dáng mắt của giống chó này giống quả hạnh nhân, hơi xếch và cách nhau vừa phải. Nếu là lần đầu nhìn thấy mắt chúng và mới tiếp xúc, bạn có thể có cảm giác Husky giống sói hoang và hung dữ, lạnh lùng.

Đặc điểm ngoại hình của Husky Ngáo

Mắt chúng có rất nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu nâu. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp các màu khác như màu xanh dương, hổ phách, xanh lục, xanh lục nhạt, nâu lục… Thậm chí, có những chú Husky có 2 màu mắt 2 bên khác nhau hoàn toàn.

Mũi của Husky

Màu mũi của Husky cũng là một điều thú vị của loài chó này, cụ thể thì màu lông và màu mũi luôn tuân theo một quy luật: lông màu xám thì mũi màu đen, lông màu đen thì mũi màu nâu, lông màu nâu thì mũi đỏ thẫm, lông màu trắng thì mũi màu xám nhạt. Mũi của chúng thường ướt và mát nhưng lại có khả năng chuyển màu theo thời tiết. Vào mùa đông và khi thiếu ánh sáng trong thời gian dài, mũi của chúng sẽ chuyển sang màu nâu hoặc hồng, còn khi sang mùa hè thì lại quay về màu ban đầu. 

Tai và đuôi

Đốm lông cuối ở đuôi của chúng thường là màu trắng như cục bông, khi di chuyển chúng sẽ thả đuôi buông thõng xuống.

Tai của Husky thường sẽ dựng lên hình tam giác, lông ở tai cũng rất mềm và bông. Nếu bạn có thói quen vuốt ve đầu và tai của chó, bạn sẽ rất thích đôi tai này.

Tính cách chó Husky

Husky là một giống chó thông minh và ưa hoạt động. Thông thường, chúng không hay sủa mà hay hú hơn nên nếu bạn để chúng cô đơn quá lâu thì chúng sẽ hú khá nhiều. 

: Nguyên nhân và chữa trị chó bị rối loạn tiêu hóa Update 09/2024

Chó Husky thích ra ngoài vận động nên bạn không nên bắt chúng ở nhà quá nhiều, hãy mang chúng ra ngoài đi dạo hoặc chơi một số trò chơi vận động. Lũ “Ngáo” này hiểu ý chủ rất nhanh nên bạn hoàn toàn có thể huấn luyện chúng một số thói quen tốt hoặc trò chơi chạy nhảy. Tuy nhiên, chúng rất hay đào tẩu, gặm nát đồ đạc và nhảy qua hàng rào.

Husky rất quý trẻ em. Nhiều gia đình vùng Siberia đã coi chúng như những người bảo vệ cho con cái họ và chăm sóc chúng như những thành viên khác trong gia đình. Và một điều đặc biệt khác khiến mọi người yêu quý chúng là khuôn mặt của chúng có thể biểu cảm tất cả các trạng thái từ vui, buồn đến giận dỗi, ngơ ngác hay nịnh nọt. Bạn sẽ có những thời gian thư giãn hoàn toàn khi bên chúng.

Chó Husky giá bao nhiêu?

Có nhiều yếu tố tác động đến giá mua của chó Husky như ngoại hình, độ tuổi hay xu hướng nuôi nhưng yếu tố tác động nhiều nhất là nguồn gốc của chúng. Husky trên thị trường được chia thành 3 loại là loại được sinh ra tại Việt Nam, loại nhập từ các trại giống của Thái Lan và loại cao cấp từ châu Âu và Mỹ. 

Chó Husky khi còn nhỏ

Các chú chó được nhân giống và sinh ra trong nước có giá thấp nhất, tiếp đến là các chú chó được nhập từ Thái Lan thường có giá gấp đôi, sau cùng là loại nhập trực tiếp từ châu Âu và Mỹ có giá cao nhất. Nếu là Husky đến từ quê hương của chúng là Nga thì mức giá có thể lên tới hơn 100 triệu đồng.

Cách chăm sóc chó Husky

Chế độ ăn uống

Thức ăn của Husky được chia thành 3 nhóm chính là thịt, rau củ quả và các loại hạt.

Các loại thịt

Husky thích các loại thức ăn nhiều đạm nên thịt là một thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn của chúng. Bạn có thể cho chúng ăn thịt gà, thịt bò hay thịt lợn trong các bữa ăn hoặc chế biến thành dạng pate trộn cùng cơm cho chúng. Thịt sử dụng để chế biến phải còn tươi ngon, tránh các loại thịt có mùi hay đã có dấu hiệu ôi thiu. Bạn cũng có thể thay thế bằng nội tạng động vật để bổ sung protein cho Husky nhưng không nên thêm mỡ vào khẩu phần ăn.

Husky rất ham hoạt động nên hãy đảm bảo chế độ ăn đầy đủ protein cho chúng khoẻ mạnh. Bạn có thể cho chúng ăn thêm trứng vịt lộn để lông mượt hơn nhưng không được quá 3 quả trong cùng một tuần vì có thể khiến chúng kén ăn hoặc tiêu chảy.

Rau củ quả

Bạn có thể cho Husky ăn hầu hết các loai rau củ quả. Loại rau ưa thích của chúng là rau cải mầm xanh, rau xà lách và rau chân vịt. Loại củ chúng thích ăn nhất là cà rốt. Thành phần chất xơ và vitamin trong rau củ quả giúp cho chó tiêu hoá tốt hơn và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Thức ăn hạt

Các loại hạt ăn sẵn được bày bán nhiều tại các cửa hàng thú cưng nhưng bạn nên cẩn thận khi lựa chọn để đảm bảo chất lượng hạt cũng như sự phù hợp với chú Husky nhà mình. Ở các nước phương Tây thì việc cho ăn bằng hạt phổ biến hơn việc nấu ăn cho chó. 

Với các chú Husky từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi thì bạn nên cho chúng ăn 4 bữa một ngày. Sau đó thì bạn có thể cho ăn thành 3 bữa cho đến khi chúng được 1 tuổi. Số bữa ăn còn 2 bữa khi chúng từ 2 tuổi trở lên. Sau mỗi bữa ăn bạn phải cất bát và dọn dẹp luôn để tạo thói quen ăn đúng bữa và tránh trường hợp chúng ăn tiếp thức ăn ôi thiu từ bữa trước gây bệnh tiêu chảy.

Vệ sinh

: Yorkshire Terrier – Chú chó cảnh có thể … “bỏ túi” Update 09/2024

Husky có một bộ lông dày và mượt nhưng điều này cũng trở thành mối quan tâm khi chúng bước vào mùa rụng lông. Thông thường những chú chó sống ở vùng có thời tiết lạnh sẽ rụng lông ít hơn những chú chó sống ở vùng có thời tiết ấm hơn. Thời gian rụng lông của chúng rơi vào mùa xuân và mùa thu. Bạn cần chải lông cho chúng ít nhất hàng tuần và khi vào mùa rụng lông là hàng ngày.

Bạn nên đánh răng cho Husky từ 2 đến 3 lần mỗi tuần để ngăn ngừa các bệnh về nướu và hôi miệng cũng như sự hình thành cao răng. 

Husky có thói quen đào bới mọi thứ nên nếu chú chó của bạn không rơi vào trường hợp đó thì bạn có thể cắt móng cho chúng 2 – 3 lần mỗi tháng, và nhiều hơn nếu chúng quá tăng động.

Bạn nên làm sạch tai cho chúng thường xuyên bằng bông ẩm và chỉ nên lau phần tai ngoài. Không được phép cho bất kỳ vật gì vào tai trong của chúng tránh gây tổn thương và nhiễm trùng.

Bệnh tật

Một số bệnh phổ biến thường gặp khi bạn nuôi Husky là cảm cúm, táo bón, bệnh về đường tiêu hoá và bệnh do giun ký sinh. 

Cảm cúm thường sẽ xuất hiện vào mùa lạnh, đặc biệt là khi tắm xong. Nếu có triệu chứng xuống sắc, lười ăn, thân nhiệt nóng, kết mạc đỏ, ho, chảy nước mũi và nhịp thở tăng thì bạn nên cho chúng nghỉ ngơi yên tĩnh, uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể. 

Táo bón xuất hiện khi Husky ăn phải thức ăn có tóc hoặc môi trường sống thay đổi. Husky sẽ sủa vì đau và nôn mửa, phân vón cục ở trực tràng. Điều bạn nên làm là trộn thức ăn hợp lý và cung cấp đủ nước cho chúng.

Bệnh về đường tiêu hoá do bạn cho Husky ăn uống sai cách, khi no quá hoặc đói quá hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nước tiểu và phân của chúng sẽ lẫn tạp chất. Husky sẽ bị đau bụng nhẹ nên sẽ tìm những chỗ tối để nằm một mình, bụng căng lên, lưỡi xuất hiện nấm màu vàng, cơ thể mất nước. Bạn không nên cho chúng ăn trong 1 ngày và sau đó cho chúng ăn những đồ ăn dễ tiêu hoá như cháo, rau, canh và thuốc tiêu hoá. Để phòng tránh các bệnh này thì bạn nên cho chúng ăn theo đúng lịch trình, đúng loại thức ăn và đảm bảo vệ sinh cho thức ăn.

Bệnh do giun ký sinh trong dạ dày và ruột non gây ra, khiến cho các chú chó chán ăn, nôn mửa, gầy gò, khó tiêu hóa và thậm chí là co giật. Trong phân của Husky khi nhiễm bệnh này có giun đũa. Bạn cần ngay lập tức xổ giun cho chúng và vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Để phòng tránh bệnh này, bạn nên xổ giun cho chó 1 lần mỗi tháng với các bé từ 1 đến 3 tháng tuổi và khi chó lớn hơn thì 3 tháng xổ 1 lần.

Một số căn bệnh có thể mắc phải với loài chó này còn có ghẻ, bọ chét, bệnh dại, rụng lông, Parvo, Carre… Việc bạn nên làm là vệ sinh cho chúng thường xuyên và tiêm phòng đầy đủ.

Cách phân biệt chó Husky với chó Alaska

Chó Husky và chó Alaska thường khiến nhiều người nhầm lẫn khi lần đầu gặp mặt. Một số điểm đặc trưng để phân biệt 2 giống chó này gồm có vóc dáng và khuôn mặt. Alaska có thân hình cao lớn hơn hẳn Husky, thông thường Alaska cao từ 55 – 65 cm, nặng từ 35-40kg trong khi Husky chỉ có 50 – 55cm, nặng từ 25-35 kg.

Cách phân biệt chó Alaska và Husky

Đầu của Alaska to và bành hơn, Husky có khuôn mặt gọn, hai tai gần nhau và mũi dài hơn. Đuôi của Alaska thường cong còn Husky thì thường buông thõng xuống. Bộ lông của Alaska cũng dày và dài hơn so với Husky.

Lời kết

Husky là một giống chó thông minh và là bạn của nhiều gia đình. Với đặc điểm ngoại hình và tính cách thân thiện nên việc mua Husky về làm thú nuôi trong nhà là điều phổ biến hiện nay.

Bạn nên tìm hiểu thật kỹ về loài chó này để có thể đảm bảo sức khỏe và tâm lý cho cún cưng luôn thật tốt, cũng như biết được những lợi ích và những điều cần lưu ý khi nuôi chúng. Bạn có thể để lại những chia sẻ của mình bên dưới bài viết này về giống chó Husky để cùng thảo luận nhé.

: Nếu bạn đang có ý định nuôi chó Corgi – đừng bỏ qua chia sẻ này! Update 09/2024

Rate this post