Chó Doberman: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 09/2024

Doberman được gọi là chú chó trong mơ với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Hiện nay, giống chó này đã được du nhập vào Việt Nam nhưng thực sự đây không phải loài chó dễ nuôi và cũng khá tốn kém. PETACY sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin xung quanh loài chó này để bạn có cách nhìn khách quan và rõ ràng hơn về Doberman từ nguồn gốc, tính cách, đặc điểm và cách chăm sóc chúng.

Nguồn gốc giống chó Doberman

Louis Doberman là một người đàn ông sống tại thị trấn Apolda, Đức vào cuối thế kỷ 19 và làm nghề thu thuế. Do đặc thù công việc nên ông thường phải di chuyển qua nhiều nơi cùng với số tiền thuế thu được. Hồi đó, trộm cướp diễn ra khắp nơi nên việc đảm bảo an toàn cho bản thân và số tiền thuế là điều cần thiết.

: Chó Doberman: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 09/2024

Doberman đã lai tạo chó để tạo ra một loài chó tổng hợp tất cả những điều ông cần như trí tuệ thông minh, lòng trung thành, gan dạ cùng chiếc mũi thính nhạy. Chú chó đầu tiên ra đời năm 1890 nhưng ông không ghi chép lại cách lai tạo nên đến ngày nay vẫn không ai biết rõ nguồn gốc lai tạo của loài chó này. Bạn của ông, Otto Goeller, đã đặt tên cho loài chó này theo tên của Doberman.

Các nhà khoa học tin rằng giống chó Doberman này có liên quan đến các loài chó tổ tiên như: German Pinscher, Rottweiler, chó săn Manchester (Manchester Terriers), German Short Haired Pointer và thậm chí cả gene của Great Dane, chó chăn cừu Đức (German Shepherd), chó chăn cừu Short Haired (German Shorthaired Pointer), Beauceron hoặc Weimaraner cũng có thể đang chảy trong máu của Doberman.

Đặc điểm ngoại hình

Cũng như những loài chó khác, Doberman đực và cái thường có sự khác nhau về trọng lượng cũng như kích thước cơ thể. Chó Doberman cái có chiều cao 65 – 70cm, nặng từ 32 – 35kg trong khi chó Doberman đực cao từ 68 – 72cm, nặng từ 440 – 45kg. Nhìn chung, Doberman có thân hình cao lớn, săn chắc, bộ ngực to khoẻ, lưng dài và thẳng, bụng nhỏ. Tuy vậy, những chú Doberman nhỏ đang được yêu thích nhiều hơn.

Đầu của giống chó này có phần nhỏ hơn so với cơ thể chúng, mõm thuôn dài, miệng vuông vức, răng chắc và cực kỳ khỏe. Chúng là loài có lực cắn mạnh nhất trong tất cả các loài chó. Tai của chúng mỏng, vểnh cao và thường luôn dựng đứng. Dáng vẻ này luôn khiến Doberman trông hung tợn hơn nhưng thường thì chúng được nắn và cắt tai từ nhỏ để có dáng tai này. Hiện nay các chuyên gia thú y vẫn còn đang tranh cãi về việc cắt tai có thể gây đau đớn cho chúng.

Doberman bản chất có một cái đuôi dài nhưng chúng thường được tháo khớp và cắt ngắn bớt từ khi chúng còn nhỏ để tránh làm điểm yếu khi chiến đấu và trông dữ dằn hơn nên thường bạn sẽ thấy chúng với chiếc đuôi cụt ngủn.

: Chó Samoyed: Đặc điểm, giá bán và cách chăm sóc Update 09/2024

Màu lông của Doberman thường là màu đen với các viền vàng. Ngoài ra, chúng còn có thể có các màu lông như đỏ hay pha trộn giữa đỏ và vàng, xanh xám hoặc có màu vàng xám với cái tên là “màu Isabella”.

Tính cách của chó Doberman

Doberman là giống chó sinh ra để làm cảnh vệ với đầy đủ ưu điểm về thể hình và tính cách. Chúng hung dữ với các loài chó khác và sẵn sàng giao chiến nếu thấy cần thiết. Thông thường chúng được sử dụng để làm chó nghiệp vụ hoặc canh gác và thường ở vị trí dẫn đầu đàn.

Doberman thuộc số ít những giống chó thông minh nhất thế giới và dễ dàng dạy bảo và huấn luyện. Chúng gần như chỉ trung thành và nghe lời duy nhất một chủ nhân nên để có thể huấn luyện chúng, bạn nên bắt đầu khi chúng được 5 tháng tuổi. Doberman nhanh nhẹn, có sức bền bỉ, nhiệt tình và nhạy cảm.

Nuôi chó Doberman có nguy hiểm không

Nếu bạn muốn nuôi chúng như những thú nuôi trong gia đình thì cũng vẫn rất ổn vì chúng thường trở nên nhút nhát với con người. Chúng không bao giờ tự ý cắn người hay vật nuôi khác trừ khi được sai bảo. 

Cách chăm sóc chó Doberman

Chế độ dinh dưỡng

Doberman có tuổi thọ trung bình là 12 năm. Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, chúng trải qua những giai đoạn với chế độ chăm sóc khác nhau để đảm bảo sự phát triển và khỏe mạnh.

Các bé Doberman sơ sinh và khi cai sữa có hình dáng nguyên thuỷ của giống chó này là đuôi dài và tai cụp. Các bé cần được cho ăn 2 tiếng/lần và cần được uống sữa để duy trì trao đổi chất và đảm bảo dinh dưỡng do chúng chưa thể nhai được nhiều. Khi chó được từ 3 – 5 ngày tuổi, bạn có thể cắt đuôi nhưng nên lưu ý về việc chăm sóc vết thương để không bị nhiễm trùng. 

Khi Doberman được 4 tuần tuổi, bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn mềm. Vào lúc 6 tuần tuổi, bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn cứng hơn vì khi đó chúng bắt đầu mọc răng sữa. Bắt đầu từ độ tuổi này, cơ thể Doberman bắt đầu phát triển nhanh.

Doberman phẫu thuật cắt tai
Doberman thường được phẫu thuật cắt một phần tai lúc 8-12 tuần tuổi để giữ tai đứng thẳng.

Khi chúng được 3 tháng tuổi, những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Những chiếc răng sữa rụng đi sẽ được nuốt thẳng vào bụng và đi ra bằng đường tiêu hoá. Điều này không gây hại gì cho chúng nên bạn cũng không cần lo lắng. Khi mọc răng, Doberman thích cắn xé những thứ cứng hơn nên bạn có thể mua tai lợn, xương hay đồ chơi cho chúng cắn nhưng không được để chúng nuốt phải vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. 

: Cách dạy cún con hòa hợp với trẻ nhỏ trong gia đình Update 09/2024

Từ 6 tháng tuổi trở đi, Doberman nên được cho ăn 2 bữa/ngày. Bạn có thể bổ sung thêm snack nếu sợ chúng đói nhưng đừng cho ăn quá nhiều để tránh tình trạng béo phì. Một cách đơn giản và chính xác để kiểm tra xem Doberman có cân đối không là bạn hãy vuốt nhẹ dọc theo thân hình chúng. Nếu có thể cảm nhận được xương sườn thì chúng đang trong tình trạng bình thường. Chiều cao của chúng trong giai đoạn này thường đạt được bằng một nửa chiều cao khi trưởng thành, tức là 30 – 35cm.

Những chú chó cái thường đạt đến kích thước cơ thể trưởng thành khi chúng được 1 tuổi còn chó đực thì cần thêm ít nhất hơn 1 năm nữa. Chế độ ăn của chúng cần ít nhất 45% đạm mỗi bữa.

Vệ sinh cho Doberman

Đây là giống chó quý tộc nên chúng không thích bẩn. Một điều thuận tiện là Doberman có bộ lông ngắn và mỏng nên việc vệ sinh cho chúng cũng không gây quá nhiều khó khăn. Bạn nên tắm cho chúng bằng xà phòng chuyên dụng ít nhất 1 tuần 1 lần và càng thường xuyên càng tốt.

Tập luyện cho Doberman

Đây là giống chó cần được luyện tập thường xuyên để duy trì cơ thể dẻo dai và tránh béo phì. Bạn có thể cho chúng chơi những trò chơi vận động như bắt đĩa hay đơn giản là đi dạo mỗi ngày để Doberman luôn trong trạng thái khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Doberman có bộ lông mỏng và ngắn nên chúng gặp khó khăn với khí hậu lạnh. Bạn nên mặc thêm cho chúng áo bên ngoài hoặc tránh cho chúng tiếp xúc với thời tiết lạnh lâu để tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Và cũng vì có bộ lông như vậy nên bạn cũng cần chú ý phòng tránh các bệnh về da cho chúng.

Ở Việt Nam, các bệnh thường gặp trên loài chó này gồm có: Parvo, Care, bệnh dại, Lepto, viêm gan, ghẻ, chấy rận.

Lời kết

Doberman là một giống chó khỏe mạnh và nổi tiếng với công việc chó nghiệp vụ hay chó cảnh vệ. Chúng là một lựa chọn không tồi để làm thú nuôi trong gia đình nhưng loài chó này cũng là một loài hung dữ nên cần được nuôi từ khi còn nhỏ để làm quen với các thành viên cũng như những thú nuôi khác. Bạn cần tránh để chúng một mình lâu vì chúng có thể trở nên hung dữ và không tuân lệnh chủ. Nếu có thể nuôi và chăm sóc thành công một chú Doberman thì bạn đã có một người bạn tuyệt vời trong nhà. 

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích được cho bạn khi tìm hiểu về loài chó này.

: Tìm hiểu về chó Husky – “thánh biểu cảm” nhất trong tất cả các loài pet Update 09/2024

Rate this post