Chó H’mông cộc – Loài quốc khuyển của Việt Nam Update 12/2024

Chó H’mông cộc hay gọi tắt là chó Mông Cộc đã được mệnh danh là một trong tứ đại quốc khuyển của Việt Nam. Tìm hiểu xem chúng có thích hợp để bạn nuôi không nhé.

Chú chó này là “báu vật” mà người dân tộc vùng núi cao Tây Bắc – H’mông rất tôn sùng. Với đặc tính là loài chó đi săn, H’mông cộc rất dũng mãnh và thông minh.

: Chó H’mông cộc – Loài quốc khuyển của Việt Nam Update 12/2024

Cho H'Mông Côc đỏ đực trưởng thành
Cho H’Mông Côc đỏ đực trưởng thành

Mua chó H’mông cộc giá bao nhiêu

Giả cả mua loài chó này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, kích thước, độ tuổi (những chú càng lớn, càng trưởng thành thì giá thành càng cao nên bạn có thể cân nhắc mua một chú chó Mông cổ ngay từ khi còn bé), chiều dài đuôi tỉ lệ nghịch với giá thành, màu lông, yếu tố thuần chủng tỉ lệ thuận với giá thành,… 

  • Chó Mông cộc nhỏ, hình thể bình thường hay màu sắc pha tạp chỉ có giá từ 3-5 triệu đồng một con.
  • Chó H’mông cộc con có hình thể đạt chuẩn, màu sắc đẹp, có giấy tờ và được huấn luyện tại các trại chó uy tín sẽ có giá từ 8-20 triệu đồng cho một bé.

Trong nhiều màu, thì chó Mông Cộc Đỏ Nâu hoặc H’Mông Cộc Đen được nhiều người ưa chuộng nhất. Liên hệ với vaat.org.au để xem hình ảnh đàn chó H’Mông Cộc các màu đang bán.

Đặc tính giống chó Mông Cộc

Phom dáng Chó mông cộc nâu đỏ trưởng thành
Phom dáng Chó mông cộc nâu đỏ trưởng thành

Đặc điểm hình dáng chó Mông Cộc

Chó H’mông cộc có hình dáng rất giống loài sói, vô cùng dũng mãnh, chắc nịch, đầy cơ bắp. Một con trưởng thành có chiều dài khoảng 45 – 55 cm, nặng từ 15 – 25 kg. Với hình thể trung bình như vậy nên vừa có thể đi săn, vừa giữ nhà rất tốt. 

Loài chó này có lưng thẳng, rộng và dài với một vết lõm ở sống lưng. Bả vai vô cùng săn chắc. Hệ cơ phát triển thích hợp cho bản năng đi săn của chúng. Chúng có thể leo núi, vào rừng nhanh nhẹn, khéo léo mà không có chút khó khăn nào.

Đầu to, hộp sọ lớn nên chó Mông cộc rất thông minh, có trí nhớ tốt. Phần trán phẳng, chỉ xuất hiện nếp nhăn nếu chúng đang ở trạng thái cảnh giác. Mõm càng ngắn thì độ thuần chủng của loài chó này càng cao. Bởi tập tính đi săn, nên loài này có hàm răng sắc nhọn, chiếc mũi cực thính, đôi tai hình tam giác luôn vểnh lên cùng đôi mắt sắc lẹm để nghe ngóng một cách tốt nhất.  

Chó Mông Cộc giống chó bản xưa của dân tộc H’mông
Chó Mông Cộc giống chó bản xưa của dân tộc H’mông

: Đôi nét về chó chăn bò Úc (Australian Cattle Dog) Update 12/2024

Da chó H’mông cộc căng, dày nên khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt tốt. Các con này có bộ lông dài thẳng nhưng thô cứng, thường mang trên mình lớp lông đen, vện hoặc hung nâu. Thú vị là lông màu nào thì màu mắt cũng như thế đấy nhé!

Nhắc đến loài quốc khuyển này, không thể không nhắc đến cái đuôi cụt lủn dị biệt chẳng giống ai. Đa số thì không có đuôi, một số lượng rất ít những chú có đuôi rất ngắn, dao động chỉ từ 3 – 5 cm.

Phân loại chó H’mông cộc theo độ dài đuôi

Hình dáng đuôi của chó H'Mông Cốc
Hình dáng đuôi của chó H’Mông Cốc

Đuôi càng ngắn thì giá trị lại càng cao.

  • Cộc tịt: Loại này gần như không có đuôi, đặc điểm dễ phân biệt chúng với các loài chó khác.
  • Cộc thỏ: Sở dĩ có cái tên này vì đuôi rất giống đuôi thỏ, chỉ dài khoảng 3 – 5 cm.
  • Cộc lửng: Loài chó Mông cộc có đuôi dài nhất dao động từ 8 – 15 cm.

Đặc điểm tính cách – Tập tính

H’mông cộc rất trung thành, thông minh, nhanh nhẹn, bản năng bảo vệ lãnh thổ tuyệt vời – một trong những yếu tố để trở thành “thần giữ của” cũng như là niềm tự hào của người dân vùng núi Tây Bắc nước ta. Trước kia, Chó Mông cộc được sử dụng với chức năng trông nhà, giữ của, còn ngày nay, loài này còn được huấn luyện để đi săn, sát cánh cùng chủ nhân đương đầu với những loài thú rừng sâu nguy hiểm. Không những thế, H’mông cộc còn làm chó nghiệp vụ hiệu quả, được huấn luyện và đào tạo vào công tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Khi canh gác, H’mông cộc thường giữ im lặng, chỉ để lộ tiếng sủa báo động khi có người lạ. Nếu chủ nhân không có ở nhà mà người lạ cứ tự ý xông vào, chúng sẽ lao ra sủa dữ dội, ban đầu có thể đe dọa bằng cách nhe răng, quắc mắt, nếu nhận thấy sự nguy hiểm, chúng sẽ tấn công bất cứ khi nào. Tập tính này đã được hình thành ngay từ khi chúng chỉ 2 -3 tháng tuổi nên bạn không cần tốn thời gian huấn luyện chúng nữa. Đây là sự lựa chọn số một nếu bạn đang cân nhắc mua một chú chó giữ nhà đấy nhé.

Chó Mông cộc đen 3 tháng tuổi
Chó Mông cộc đen 3 tháng tuổi

Loài chó nào mà chẳng trung thành với chủ nhân phải không? Không sai! Nhưng H’mông cộc đáng quý hơn vì chúng chỉ trung thành tuyệt đối với một chủ nhân duy nhất, ăn đồ ăn của chính chủ nhân mình mà thôi. Chú chó này là người bạn tuyệt vời cho chủ nhân trong những chuyến đi săn xa xôi trong bìa rừng, không những là vệ sĩ mang lại cảm giác an toàn tuyệt đối mà còn là chiếc la bàn đáng tin cậy bằng trí nhớ siêu phàm của mình. Khả năng ghi nhớ thiên bẩm này là đặc điểm ưa thích của những người chơi chó phải không ạ?

H’mông cộc có tuổi thọ khá cao, có thể sống khoảng 15 – 20 năm. Tuy nhiên, yếu tố này cũng một phần ảnh hưởng bởi cách chăm sóc của chủ nhân. Nếu chủ nhân chăm sóc tốt thì chú chó có thể sống lâu hơn nữa và luôn khỏe mạnh. Ngược lại, Mông cộc sẽ yếu ớt và thời gian sống ngắn. Loài chó này khá dễ nuôi bởi tập thích nghi nhanh chóng với các loại môi trường, có thể ăn bất cứ loại thức ăn nào có thể ăn được. Tập tính này được hình thành khi sống lâu trong môi trường núi cao nghèo khó. Đừng lo lắng đồ ăn bạn cho chúng ăn có ngon hay không, vì trên núi chúng còn chẳng được ăn ngon như thế nữa mà. 

H’mông cộc cứ mỗi năm sẽ đẻ được 2 lứa, mỗi lứa từ 3 – 8 con. Đặc điểm xương hông to nên chúng sẽ tự đẻ mà chẳng cần đến sự hỗ trợ nào của chủ nhân cả.

Chăm sóc H’mông cộc như thế nào?

Đàn chó Mông Cộc đen con 2 tháng tuổi
Đàn chó Mông Cộc đen con 2 tháng tuổi
  • Khẩu phần ăn:

: 5 điểm nổi bật của chó Alaska nâu đỏ mà bạn cần biết Update 12/2024

Chó càng nhỏ càng đòi hỏi chủ nhân cần có sự quan tâm đặc biệt đến khẩu phần ăn của chúng. Chó con có hệ tiêu hóa kém nên cần ăn chín uống sôi để tránh đi ngoài nhé. Khi Mông cộc lớn hơn, chủ nhân có thể tập dần cho chúng ăn đồ tươi sống với lượng nhỏ, rồi tăng dần lên. Nếu bạn muốn chú chó của mình có thân hình săn chắc, hãy cho chúng ăn nhiều thịt và giảm lượng rau.

Nên cho chó H’mông cộc đi tẩy giun định kì hàng tháng trong 6 tháng đầu đời để chúng có thể hấp thụ tối đa lượng thức ăn đưa vào cơ thể nhé!

  • Tắm: 

Hãy chú ý tắm cho chúng thường xuyên, 1 tuần để tránh bị vi khuẩn xâm nhập, bởi loài nào thì cũng cần sạch sẽ phải không nào! Khi tắm xong nên lau người hoặc sấy khô, nhất là vào mùa đông, nếu không chú chó của bạn sẽ dễ bị bệnh phổi đấy.

  • Cách huấn luyện

Bạn có thể huấn luyện chúng ngồi hoặc đi theo lệnh bằng cách đưa ra một ít thức ăn, hạt khô để kích thích vị giác lúc đang đói. Ra lệnh chúng ngồi, lúc nào ngồi thì mới cho ăn. Mỗi lần đi được chục bước thì cho chúng ăn một ít. Nếu chúng vẫn không nghe lời thì lần sau dứt khoát đừng cho ăn. Cứ lặp đi lặp lại như vậy sẽ tạo cho chó Mông Cộc thói quen nhanh thôi.

Chó H'Mông Cốc màu vện con
Chó H’Mông Cốc màu vện con

Tiêu chí đánh giá chó Mông Cộc đẹp, thuần chủng

Ngay cả ở quê hương của chú chó này – vùng đất Tây Bắc thì số lượng thuần chủng là vô cùng quý hiếm. Chính sự quý hiếm này làm những người đam mê thú cảnh ráo riết săn lùng.

Vậy đặc điểm phân biệt một chú chó thuần chủng là gì? Đó là đuôi càng ngắn thì càng đẹp, mõm phải ngắn, bộ lông dày đen tuyền, không xù không mượt, nhưng cần thẳng và cứng. Tuy nhiên một con chó H’mông cộc lông đỏ bây giờ quả là một báu vật.

Phom dáng Chó mông cộc nâu đỏ trưởng thành
Phom dáng Chó mông cộc nâu đỏ trưởng thành

Tai phải nhỏ. Chó thuần chủng có kích thước tương đối và hình thể săn chắc. Các tỉ lệ quan trọng bạn có thể cân nhắc khi chọn mua là: chiều dài đầu lớn hơn hoặc bằng 40% chiều cao thân trước, chiều dài mõm bằng khoảng 40%  chiều dài đầu,…

Trên đây là một số thông tin cơ bản cho bạn tham khảo nếu đang cân nhắc mua một chú chó H’mông cộc dũng mãnh, vừa có thể bầu bạn, vừa là vệ sĩ canh nhà mang lại cảm giác an toàn tuyệt đối đấy!

: Tìm hiểu về Chó Poodle để có kiến thức trước khi nuôi Update 12/2024

Rate this post