Phương Pháp Chữa Trị Gà Chọi Bị Tụt Lực Cực Hiệu Quả Update 12/2024

Gà bị tụt lực có thể hiểu đơn giản là khả năng chiến đấu suy giảm, sức bền kém, tình trạng sức khỏe không ổn định,… Vậy cách chữa gà bị tụt lực như thế nào? Nguyên nhân do đâu mà gà lại bị tụt lực?… Bài viết hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này.

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thể trạng của gà càng ngày càng trở lên không tốt, sức bền kém, thể lực không kéo dài. Một số yếu tố thường đến từ môi trường và chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không tìm ra một cách chữa gà chọi bị tụt lực để khắc phục tình trạng này ngay lập tức, thì việc các chiến kê không thể ra đấu trường chỉ là điều sớm muộn. Do đó hãy quan sát, tìm ra nguyên nhân và chọn lựa một cách phù hợp để đảm bảo về sức khỏe và thể lực tốt nhất cho các chiến kê.

Nguyên nhân gà chọi bị tụt lực

Nếu muốn tìm ra một cách chữa trị tốt nhất thì phải biết nguyên nhân gây ra bệnh. Điều này sẽ giúp cho lộ trình điều trị trở lên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Không những thế còn giảm thiểu được khả năng rủi ro về các tác dụng phụ của các cách chữa gà chọi bị tụt lực.

Nguyên nhân dẫn đến gà bị tụt lực

  • Môi trường sống không được dọn thường xuyên dẫn đến bị ô nhiễm, ẩn chứa nhiều loại ký sinh trùng
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dẫn đến gà không có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
  • Cách vần và om gà không đúng cách
  • Chọn lựa gà dùng để vần hơi có thể trạng tốt hơn và cứng xương hơn dẫn đến tình trạng hao hụt sức lực

Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến gà bị tụt lực là do cho gà đi đá quá đà, một số sư kê cho thời gian phục hồi cho gà chiến quá ngắn. Do vậy, sau mỗi lần đá, sức sẽ bị hao hụt nhanh chóng và dần dần dẫn đến kiệt sức không thể hồi phục. Vậy nên hãy chú ý, tham khảo những cách chữa gà chọi bị tụt lực để chiến kê luôn giữ được thần thái và thể trạng tốt nhất mỗi khi có mặt trên đấu trường.

Cách chữa gà chọi bị tụt lực

Sau khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lực ở gà thì các kê sư áp dụng cách chữa trị tương ứng để hiệu qua mang lại nhanh và cao nhất, cụ thể:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Nếu nguyên nhân do chuồng nuôi không đảm bảo hợp lý, đầu tiên bạn cần xác định chiến kê có dấu hiệu mắc bệnh không, từ đó chữa trị dứt điểm. Còn đối với chuồng nuôi cần tổng vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, vệ sinh máng ăn – máng uống.

ve sinh chuong ga choi sach se

Riêng với phần đất ở dưới chuồng cũng cần thay mới hoặc sàng lọc đi để lớp cát mịn hơn, loại bỏ phân, thức ăn thừa,… Trước khi thay cát hay rơm rạ mới nên phủ một lớp vôi mỏng ở dưới để vi khuẩn không sinh sôi nảy nở.

Bổ sung một số loại thuốc trợ lực

Cách đơn giản nhất là sử dụng trực tiếp các loại thuốc làm tăng thể lực cho gà như là Catosal tiêm 3 lần 1 ngày, Boganic và Enervon C uống mỗi loại 1 viên. Các loại thuốc này rất dễ tìm, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng thú y hoặc ra các tiệm thuốc tây để tăng cường thể lực và hệ miễn dịch cho gà.

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi bị tụt lực

Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng song song với cách chữa gà chọi bị tụt lực.

Trong giai đoạn gà bị tụt lực thì sức khỏe của gà còn khá yếu nên giảm thịt và tăng cường rau xanh, đặc biệt là cà chua để tránh gà bị khó tiêu, loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn cũng sẽ được giảm một phần thóc thay bằng một phần cám, bổ sung các loại cám hỗn hợp để nhanh chóng lấy lại thể lực như ban đầu.

chua ga choi bi tut luc

Rèn luyện gà đá khi bị tụt lực

Cách chữa gà chọi bị tụt lực kết hợp với cách chăm sóc và rèn luyện. Chế độ dinh dưỡng là một phần, cách rèn luyện trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc gà có lấy lại được thể lực hay không.

Trong giai đoạn gà bị ốm trong thì không nên om bóp gà chọi vào nghệ, ra nghệ mà nên cho gà nghỉ ngơi nhiều. Hàng ngày chỉ cần sử dụng nước chè tươi phun kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Sau đó cho gà đi phơi nắng nhẹ từ 7h -9h (tùy vào mùa), không nên để gà phơi nắng quá lâu hoặc quá gắt để tránh phản tác dụng.

Không nhốt gà cùng các con gà chiến khỏe hơn, chuồng nuôi gà ốm trong phải ấm áp, thoáng khí và được vệ sinh sạch sẽ . Tuyệt đối không nhốt gà trong thùng bí và thắp bóng đèn đỏ.

Khi gà bị ốm trong bắt đầu hồi phục lại thì nên cho tập nhẹ nhàng bằng các bài chạy giàng, chạy đà. Ngày nắng ấm cho nhảy thêm khoảng 5-7 phút thì gà mau hồi phục, nhanh xung hơn.

Một số cách chữa bệnh về đường tiêu hóa gà chọi thường gặp.

Trong thời gian gà bị ốm trong, gà chọi rất dễ mắc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Các sư kê có thể tham khảo cách cách chữa bệnh về đường tiêu hóa gà chọi thường gặp sau. Kết hợp với cách chữa gà bị ốm trong để có hiệu quả cao hơn.

Ăn ko tiêu

Triệu chứng: Bầu diều đầy thức ăn. Sau mỗi lần ăn thì triệu chứng càng tăng lên. Gà khó tiêu hóa nên khi sờ bầu diều thường căng có thể có mùi hôi.

: Phương Pháp Chữa Trị Gà Chọi Bị Tụt Lực Cực Hiệu Quả Update 12/2024

Nguyên nhân: do rối loạn tiêu hóa, gà khó tiêu.

Cách chữa trị: không cho gà ăn mồi, nên cho gà ăn thóc ngâm. Thực hiện xoa bóp và bơm nước vào cho gà.

Biếng ăn

: Cảnh giác với gà chọi bị cúm và phương thuốc chữa trị hiệu quả bạn cần biết Update 12/2024

Triệu chứng: Gà ăn rất ít, chừng 20-30 hạt lúa mỗi bữa.

Nguyên nhân: Gà giảm ăn do mệt mỏi, khó tiêu. Gà chán lúa và thích ăn mồi.

Cách chữa trị: Hạn chế bữa mồi. Tăng cường luyện tập, tập thể dục cho gà.

Bệnh thương hàn

Triệu chứng: Gà ủ rũ, đi tiêu ra phân có màu trắng, loãng, có mùi hôi tanh.

Nguyên nhân: Do lây lan trực tiếp từ những cá thể bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp qua thức ăn hoặc nước uống có chứa mầm bệnh.

: Cách Phòng Bệnh Cho Gà Con Mới Nở Hiệu Quả Update 12/2024

Cách chữa trị: Cho uống Oxytetracyclin: 100-160 mg/ngày, dùng trong 5 ngày. Nếu nuôi số lượng nhiều thì cho uống Chloramphenical: 1 gr/3-5 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.

Bị giun, sán

Triệu chứng: Ăn kém, cơ thể suy nhược và yếu ớt. Lông gà không mượt mà trở nên xơ xác. Nếu kéo dài có thể khiến gà chết..

Nguyên nhân: Do tiếp xúc với đất khi thả đi lại tự do. Hoặc thức ăn, nước uống có trứng giun sán, trứng ấu trùng.

Cách chữa trị: Uống Piperazin 250mg hoặc Levamisol 25mg định kì 3-6 tháng/lần. Sư kê kết hợp trộn Dibutyl Laurate vào thức ăn theo tỷ lệ 50mg cho 100g thức ăn. Cho gà ăn liên tục 5-6 ngày.

 

: Cách trị gà không chịu đá | Gà “RÓT” thành thần kê chiến cực “SUNG” Update 12/2024

Bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ các nguyên nhân và cách chữa gà chọi bị tụt lực hay nhất, đã được kiểm chứng bởi nhiều sư kê giàu kinh nghiệm. Qua đó, hãy rút ra kinh nghiệm riêng cho mình để áp dụng cho quá trình nuôi gà chọi ở trong thực tế.

Hãy giữ cho chiến kê có sức khỏe tốt nhất để có thể trình diễn những màn võ hay, đẹp mắt thỏa mãn được nhu cầu của mọi người xem.

Rate this post