Mèo bị rận tai là gì, biểu hiện, cách phòng, chữa trị Update 03/2024

Rận tai ở mèo là tình trạng rất phổ biến khi sen không giữ vệ sinh cho boss thường xuyên. Mèo bị rận tai không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng, chỉ cần phát hiện kịp thời thì khả năng chữa trị mà không gặp phải tổn thương hay nhiễm trùng nào.

Cùng Petmart tìm hiểu chi tiết dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng và điều trị rận tai nhé!

: Mèo bị rận tai là gì, biểu hiện, cách phòng, chữa trị Update 03/2024

Rận tai ở mèo là gì?

Rận tai (hay còn gọi là Otodectes cynotis) là ký sinh trùng siêu nhỏ. Chúng sống trong những nơi tăm tối và âm ấm (như ống tai) để ăn mảnh da vụn.

Rận tai là loài ký sinh trùng nhỏ li ti sống bên trong và trên tai mèo. Bình thường sẽ khó mà nhìn thấy chúng, nhưng nếu bạn tập trung nhìn thật kỹ vào trong tai mèo, có thể thấy chúng như những hạt màu trắng nhỏ xíu đang di chuyển.

Và tất nhiên, như các loài ký sinh trùng khác, chúng sẽ khiến tai mèo ngứa ngáy và bị nhiễm trùng.

Cảnh báo khi không điều trị khi bị rận tai ở mèo

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tai có thể trở nên nghiêm trọng. Nhiễm trùng tai nặng có thể làm hỏng ống tai và ống tai của mèo. Nhiễm trùng tai rất dễ lây lan và có thể lây từ mèo sang mèo, hoặc từ mèo sang chó và ngược lại, vì vậy tất cả các vật nuôi phải được điều trị cùng một lúc.

Nếu bạn sử dùng quá liều thường có hiệu quả và nguy hiểm cho mèo. Những loại thuốc này có thể gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng cho mèo của bạn.

Rận tai ở mèo là gì?

Triệu chứng

Khi bị nhiễm rận tai, mèo thường có những biểu hiện rất dễ đoán, đó là:

  • Tai mẩn đỏ, ngứa ngáy
  • Xuất hiện những vảy đen hoặc chất nhầy đen như bã cafe
  • Lắc đầu liên tục
  • Gãi tai mạnh, không ngừng

: Tại sao thỏ tự ăn phân của mình? Giải mã hành vi kỳ lạ này của loài thỏ Update 03/2024

Mèo bị rận tai rất khổ sở, nhiều khi quá ngứa, chúng gãi tai mạnh đến mức tự làm xước và chảy máu phần tai.

Lúc này nấm và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh viêm nhiễm ở tai mèo. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tai có thể làm tổn thương nghiêm trọng ống tai và dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn và nấm.

Nếu nghi ngờ mèo bị nhiễm rận tai, hãy nhanh chóng hẹn lịch với bác sĩ thú y để kiểm tra. Họ sẽ lấy 1 mẫu nhỏ ở tai mèo, đặt lên kính hiển vi, và bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được những “vị khách” phiền phức này.

Cảnh báo khi không điều trị khi bị rận tai ở mèo

Cách trị rận tai cho mèo

Chích thuốc

Đây là cách trị rận tai ở mèo đơn giản nhất và dễ dàng nhất. Bạn bắt buộc phải cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ thú y. Việc chích thuốc điều trị chỉ dùng cho những em mèo khỏe mạnh trên 6 tháng tuổi, mèo con bị rận tai không thể áp dụng phương pháp này. Sau khi chích 1 tuần thì không nên tắm

Tuy nhiên, việc chích thuốc sẽ  có những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các bé, nhất là gan thận. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên dùng phương pháp trị rận tai mèo tại nhà dưới đây.

Dùng thuốc nhỏ tai

Đây là phương pháp được ưa chuộng nhất. Bạn có thể tìm mua các loại thuốc trị rận tai cho mèo như dexoryl hay otoklen….

Cách nhỏ thuốc trị rận tai ở mèo:

  • Bạn nên chuẩn bị hết những vật dụng cần thiết để trên bàn và mở sẵn: nước muối sinh lý, bông, tăm bông, thuốc nhỏ tai
  • Nếu có quá nhiều ráy tai, thuốc sẽ bị chặn lại và không thể đi vào sâu trong lỗ tai được. Vì vậy trước khi nhỏ thuốc, hãy vệ sinh tai mèo bằng nước muối sinh lý. Dùng tăm bông thấm qua nước muối sinh lý, vắt thật khô nước, sau đó lau rửa tai mèo
  • Nhỏ thuốc: đặt mèo ở vị trí sao cho thuận tiện với tay của bạn nhất, giữ chặt không để mèo cử động, sau đó nhỏ thuốc (theo liều lượng) vào tai mèo. Dùng ngón trỏ và ngón cái xoa tai mèo để thuốc ngấm sâu hơn.
  • Sau đó để mèo lắc đầu để ráy tai trồi ra ngoài. Dùng bông lau hết ráy.

Lưu ý:

  • Khi dùng tăm bông vệ sinh tai mèo, tuyệt đối không ngoáy quá sâu. Việc này sẽ khiến mèo giật mình, động đậy khiến tai mèo bị tổn thương.
  • Trong quá trình vệ sinh, nếu không thể giữ mèo ngồi yên bằng 1 tay thì bạn nên nhờ người giữ dùm để khỏi bị trượt.
  • Lặp lại quy trình nhỏ thuốc 1l/ngày. Việc điều trị cần sự kiên nhẫn. Tùy tình trạng nặng nhẹ mà thời gian điều trị sẽ khác nhau (ít nhất là 3 tuần).
  • Một số bé mèo có thể dị ứng với các thành phần của thuốc. Chúng sẽ trở nên mất thăng bằng mặc dù màng nhĩ không có tổn thương. Lúc này hãy đưa tới thú y ngay lập tức.
  • Nếu mèo nghiêng đầu trong quá trình điều trị hoặc tình trạng không đỡ khi thời gian điều trị quá lâu, hãy đưa bé đến thú y sớm nhất có thể.
Cách trị rận tai cho mèo bằng thuốc Frontline nhỏ gáy

Dùng thuốc nhỏ gáy

Một số thuốc trị rận tai mèo chứa Salemectin như Revolution hay Stronghold có thể chữa rận tai cho mèo

: 15 người sở hữu siêu năng lực: số 5 có đôi mắt lợi hại như kính viễn vọng, nhìn xa tới 1,6 km Update 03/2024

Cách dùng: Vuốt ngược lông mèo lên, nhỏ vô da ở vùng gáy sau cổ (giữa 2 xương vai) của mèo. Thuốc sẽ có tác dụng từ 1-2 ngày và kéo dài hiệu quả tới 6-7 tháng.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không cho mèo liếm vào thuốc
  • Trong vòng 1 tuần sau khi nhỏ thuốc, không tắm mèo để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Không dùng thuốc quá 1 lần trong 1 tháng.
  • Thuốc chỉ dùng cho mèo > 2 tháng tuổi

Ngăn ngừa việc tái nhiễm

Để ngăn ngừa việc bị rận tai hoặc tái nhiễm thì Selamectin (nhỏ gáy) là sự lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ dùng để chữa, ngừa rận tai mà thuốc này còn dùng để tiêu diện bọ chét và một số loại giun ở đường ruột.

Bàn chân sau của mèo là nơi ẩn chứa những mầm mống ve rận còn sót lại sau khi chúng dùng chân để gãi. Bạn có thể phun thuốc chứa Fioronil lên 2 bàn chân sau của chúng để bảo vệ. Một số thuốc chứa Fioronil có thể dùng như Barricade, Frontline hay Effipro.

Một số lưu ý khi điều trị rận tai mèo

Một số lưu ý khi điều trị rận tai mèo

Rận tai mèo có lây sang người không? Rận tai không lây sang người nên bạn không cần phải lo lắng.

Vì rận tai lây lan rất nhanh nên bạn nên nếu bạn nuôi nhiều hơn 1 thú cưng trong nhà thì nên cách ly con bị rận tai với đám còn lại.

Nếu việc chữa trị rận tai không có kết quả thì bạn nên đổi phương pháp hoặc đem ra thú y, tránh bị lờn thuốc.

Việc điều trị bệnh rận tai ở chó mèo là khác nhau. Nếu cún cưng bị lây rận tai từ mèo thì bạn nên đưa đến thú y để được tư vấn điều trị.

Kết luận

Nhìn chung mèo bị rận tai cũng không quá nguy hiểm, chỉ cần sen chú ý giữ vệ sinh, định kỳ diệt ve, bọ, ký sinh trùng cho mèo là đã hạn chế được rất nhiều nguy cơ.

: Những tiêu chí bạn cần lưu ý khi làm chuồng cho chuột Chinchilla Update 03/2024


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 341 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 312 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 892 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 222 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú
  • 167 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 266 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức
  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 129 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
Rate this post