Chim họa mi có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo vùng, miền. Các tỉnh miền Nam có loại họa mi “đất” vì màu lông nâu xỉn không mấy đẹp, hót thì âm khá vang ngắn. Chỉ có những con đặc biệt mới hay hót. Vì vậy mà họa mi chính thống được ưa chuộng hơn, tiếng hót thanh lại thường xuyên. Với nhiều câu hỏi về chim họa mi, chúng tôi tóm lược để bạn đọc tìm hiểu như sau:
Chim họa mi Lạng Sơn có màu lông hung đỏ như màu đất đỏ ở vùng này.
Chim họa mi xứ Nghệ lông vàng sẫm, chân và mỏ đều vàng. Khi chọn nuôi người ta thường chọn loại chim lông đỏ, mỏ, chân vàng.
>>> Xem thêm: Những loại chim có giọng hót hay nhất
Lựa chọn họa mi
Khi chọn chim họa mi cần dựa vào những tiêu chí sau:
Mắt: với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim hoạ mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.
Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm ròi rạc (cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.
Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:
Kim xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.
: Những điều cần biết về chim Họa Mi Update 09/2024
Thiết xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.
Ngân xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.
Huy xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt
Nói chung, màu đáy mắt của chim họa mi phải là màu đậm mới tốt.
Khi chọn mua chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong lồng ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân.
Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyển theo hướng ngón tay “vẽ bùa” của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.
Đầu: nên chọn chim có ngạnh để có được độ gan, lông đầu mỏng hoa đầu đậm dày để là chim có tuổi rừng
Mỏ: Mỏ chim phải thẳng, mỏ có gờ cạnh mới tốt.
Ngực: Ngực chim cần lớn bằng phẳng.
Lưng: Lưng qui thì tốt tức là có mái vòm gồ lên, nhìn từ ngang và từ thẳng chính diện để thấy rõ. Lông: Lông mỏng tơi, không được chọn lông dày.
Lồng nuôi họa mi
Nên dùng lồng tre không dùng lồng sắt vì chim thường tung lồng va chạm.
Thức ăn cho họa mi
Thức ăn cho họa mi cần phải là thức ăn dễ tiêu hóa. Nói không với thức ăn tổng hợp như cám gà con vì trong cám gà con rất nhiều sắt và một ít chất bảo quản cộng với thuốc tăng trưởng nó làm rối cho vòng đời của con chim ngắn lại. Tiếp đó là cám gà con rất dễ mốc, gây triệu chứng tiêu chảy cho họa mi. Nhiều người thường dùng cám gà con rồi bổ sung trứng, các chất khác nhưng điều đó là không hiệu quả, gây tác dụng không tốt. Cám tốt cần là nguyên liệu thô vitamin A, A13, D3, và axit phosphoric, canxi, kali, natri. Khi chim mộc hoặc khi đang thay lông cho ăn cám gà con thì hàm lượng sắt quá nhiều ngấm vào làm giảm tính chiến đấu và giọng hót của chim đáng kể ở mùa sau.
Chăm họa mi trong mùa thay lông
Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm , con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm lịch là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm. Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi).
Hoạ mi sắp thay lông thì lông bắt đầu xơ xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại – khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều). Về thức ăn thường thì các bạn nuôi hoạ mi hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/100g cám cò (hoặc ngô). Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế. Nên tập cho hoạ mi ăn mồi tưới, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, chim sẽ phải ăn, nhớ lắp lại cóng đựng cám. Không nên cho chim hoạ mi ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn, về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim nơi tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tốỉ cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn).
: Cách thuần chim Họa Mi của chuyên gia Update 09/2024
Thuần dưỡng chim họa mi hót Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau chuốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát, chim họa mi thuộc loại ương ngạnh, khó tính, khó thuần. Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm “chim mộc”. Người chơi chim sử dụng từ “mộc” để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong thời kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tối rách đầu, chảy máu, gãy đuôi… Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.
Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.
Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở “lồng nuôi”. Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này.
Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để “ốp” chim trống làm cho chim trống bót hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách “ốp đực” không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim trống, mở hé lồng để chim trống nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim trống sẽ nhanh thuần hơn.
Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim trống “chưa thuần” ở gần những con chim “thuần”. Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim trống ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực.
Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những “lãnh địa” riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ “phá đám”; họa mi đực thuần sẽ có hành động “dằn mặt” con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vĩ vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình.
: Kỹ thuật cho chim Chào mào tắm đúng cách và dễ thực hiện nhất Update 09/2024
Có thể nói chăm sóc chim “chưa thuần” là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ “mộc”, người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn “chưa thuần” bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cổ định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định… để tạo cho chim có những “phản xạ có điều kiện” phù hợp với cuộc sống trong lồng.
Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen tiếp xúc với con người nên bạn phải để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất “nặng mùi” và không còn cách nào khác là phải “sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình.
Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần áo lồng cho chim làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… Và nếu có thể, hãy luôn cho chim trông được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim trống và chim mái ra để chim trống khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình.
Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim… bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.
Tóm lại việc châm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.
: So sánh Khiếu mun và Khiếu bạc má Update 09/2024