Tại sao thỏ tự ăn phân của mình? Giải mã hành vi kỳ lạ này của loài thỏ Update 03/2024

Thỏ, giống như mèo , là những loài vật vô cùng khó tính, sạch sẽ và thường tự làm vệ sinh thân thể rất tốt. Nếu nuôi mèo hay thỏ, bạn sẽ thấy chúng thường xuyên liếm bàn chân của mình, làm mịn, mượt lông trên tai, trên người và làm sạch tất cả những nơi mà chúng có thể tự vệ sinh. Nhưng khi làm sạch phần hậu môn của chúng, chúng cũng có thể không may mắn ăn phải một chút chất thải của mình. Mặc dù điều này nghe có vẻ hoàn toàn trái ngược với thói quen vệ sinh sạch sẽ ở chúng, nhưng thực sự liệu có một lý do chính đáng tại nào đó giải thích việc thỏ tự ăn phân của mình không? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!

1. Coprophagia ở thỏ là gì?

Coprophagia xảy ra khi phân được tiêu thụ. Suy nghĩ về việc tiêu thụ một chút chất thải có thể khiến nhiều người cảm thấy khá bẩn và kinh tơm. Tuy nhiên, với một số động vật, chẳng hạn như thỏ , thực sự thì việc ăn phân của chúng là vì một lý do rất tốt. Coprophagia là một hành vi vô cùng bình thường, lành mạnh ở thỏ. Tuy nhiên, không phải với loài động vật nào hành động này cũng có lợi. Ở một số loài chẳng hạn như chó, hành động này thường không được khuyến khích do có thể gây ra một số bất lợi về mặt sức khỏe và điều quan trọng là khiến người nuôi chó cảm thấy ghê tởm.

: Tại sao thỏ tự ăn phân của mình? Giải mã hành vi kỳ lạ này của loài thỏ Update 03/2024

2. Lý giải hiện tượng thỏ tự ăn phân của mình

Thỏ loại bỏ chất thải một cách thường xuyên giống như con người và các loài động vật khác. Chất thải thường được bài tiết ra khỏi một con thỏ dưới dạng viên tròn nhưng sẽ thay đổi hình dạng nếu trong chế độ ăn của chúng không đủ lượng chất xơ và nước. Phân được sản xuất suốt cả ngày khi một con thỏ chạy nhảy xung quanh hoặc ghé thăm hộp đi vệ sinh. Nhưng những viên phân liên tục được sản xuất này không phải là thứ mà thỏ tiêu thụ.

Ngoài các viên phân thông thường mà thỏ sản xuất vào ban ngày, có một loại phân đặc biệt cũng được bài tiết vào ban đêm. Cecotropes, còn được gọi đơn giản là phân ban đêm, là một loại phân khác hoàn toàn với phân thỏ thông thường. Cecotropes mềm hơn, dính hơn và thường những người nuôi thỏ không thể nhìn thấy vì một con thỏ thường ăn chúng gần như khi chúng vừa mới rời khỏi cơ thể của mình.

: Mách bạn phương pháp huấn luyện chuột Hamster tại nhà hiệu quả nhất, mau mau thử thôi nào! Update 03/2024

Các cecotropes được sản xuất trong manh tràng, một phần của đường ruột của thỏ, bằng cách lên men thức ăn mà chúng đã tiêu thụ. Chúng cũng chỉ được sản xuất vào ban đêm, vì vậy bạn có thể nhìn thấy một con thỏ thực hiện hành động ăn phân này vào lúc đêm khuya hoặc sáng sớm. Thông thường, cách duy nhất bạn có thể nhìn thấy cecotropes trong chuồng thỏ hoặc trên bộ lông của nó là khi chúng cảm thấy không được khỏe. Do đó, chúng không thể ăn loại phân này như bình thường.

Tại sao thỏ tự ăn phân của mình? Giải mã hành vi kỳ lạ này của loài thỏ
Tại sao thỏ tự ăn phân của mình? Giải mã hành vi kỳ lạ này của loài thỏ

3. Tại sao thỏ lại tự ăn phân của mình?

Chắc hẳn bạn sẽ thấy bất ngờ khi biết rằng cecotropes có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết đối với thỏ. Những loại phân đặc biệt này chứa nhiều protein và vitamin hơn so với các loại phân bình thường, do đó, bằng cách tiêu thụ phân của nó (và kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh), một con thỏ chắc chắn sẽ được hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết để giữ sức khỏe. Đó là một hành vi hoàn toàn bình thường đối với những con thỏ ăn cecotropes vào ban đêm hoặc sáng sớm. Nhưng việc chúng ăn phân bình thường vào ban ngày là hành vi không hề bình thường và chắc chắn chúng đang có vấn đề gì đó về sức khỏe.

4. Dấu hiệu thỏ của bạn đang ăn phân của nó

Nếu bạn không chắc chắn rằng thỏ của bạn có đang ăn phân hay không, hãy dựa vào một vài dấu hiệu sau đây để kiểm tra vấn đề này.

Đầu tiên, kiểm tra chân sau và đuôi của thỏ. Một con thỏ thường có một cái đuôi sạch sẽ bởi vì mặc dù phân thỏ thường rất mềm và dính, nhưng thỏ ngay lập tức tiêu thụ những thứ này ngay khi chúng vừa ra khỏi cơ thể. Nếu có những cục phân nhỏ, mềm, dính dính vào lông thỏ của bạn, thì thỏ của bạn chắc hẳn không ăn phân của nó. Nếu không có bất kỳ điều gì khác ngoài ý muốn, thỏ của bạn sẽ tiêu thụ chúng như bình thường.

Thứ hai, kiểm tra hộp đựng phân và sàn chuồng nơi thỏ của bạn ngủ. Nếu tất cả các viên phân xuất hiện ở đó đều có hình tròn và bình thường, thì con thỏ của bạn có thể đã ăn phân của nó.

: Báo giá bể cá cảnh Hà Nội các loại mới nhất Update 03/2024

Thứ ba, theo dõi thỏ của bạn vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Nếu bạn thấy nó làm sạch phần hậu môn của nó và dành nhiều thời gian hơn để liếm bên dưới đuôi của nó, thì nó đang ăn phân của mình.

5. Bạn có nên ngăn thỏ của bạn ăn phân của nó?

Câu trả lời chắc chắn là không. Nếu một con thỏ không được ăn cecotropes của nó, thì nó có thể thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết để chức năng tiêu hóa của nó luôn hoạt động theo đúng chức năng và quy trình. Nếu bạn thấy con thỏ của bạn làm sạch phần hậu môn hay dưới đuôi của nó, thì hãy để mặc nó làm và đừng làm phiền nó.

Tại sao thỏ tự ăn phân của mình? Giải mã hành vi kỳ lạ này của loài thỏ

6. Điều gì sẽ xảy ra nếu con thỏ của bạn không ăn phân của nó?

Nếu thỏ của bạn không ăn phân của nó, thì rất có thể do một lý do gì đó có liên quan đến sức khỏe. Điều này có thể đơn giản như con thỏ của bạn bị béo phì nặng hoặc bị viêm khớp để có được các cecotropes của nó, hoặc nghiêm trọng như bệnh về đường tiêu hóa hoặc một vài căn bệnh khác nghiêm trọng. Một số chú thỏ không nhận được chất dinh dưỡng thích hợp từ phân đêm của nó có thể được hưởng lợi từ quá trình biến đổi gen. Đây là khi cecotropes từ một con thỏ khỏe mạnh được dùng cho một con thỏ bị bệnh để giúp cho chức năng của hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động bình thường trở lại.

Như vậy khi thấy thỏ tự ăn phân của mình thì đừng quá lo lắng nhé! Bởi như đã phân tích ở trên, đây là hành vi vô cùng bình thường và thuộc về bản năng tự nhiên của chúng. Chúng cần ăn phân thì mới có thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý xem hành động này có bất cừ điều lạ thường gì xảy ra kèm theo không và trao đổi với bác sĩ thú y khi có bất cứ nghi ngờ gì.

Xem thêm: Thỏ nuôi sống được bao lâu? Tìm hiểu về tuổi thọ của loài thỏ sống trong môi trường nuôi nhốt

: Các loại cây dương xỉ đẹp ngây ngất lòng người Update 03/2024

Rate this post