Những gì một chú thỏ muốn ăn và những gì chúng nên ăn là hai điều hoàn toàn khác nhau. Vì hệ thống tiêu hóa của thỏ rất nhạy cảm nên điều quan trọng là bạn phải biết những gì thỏ của bạn cần tiêu thụ. Vậy nên, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những điều cần biết về một thực đơn lý tưởng dành cho thỏ nhé!
1. Thực đơn hằng ngày cho thỏ
Chất xơ là một trong những thành phần rất quan trọng đối với việc duy trì chức năng hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa ở thỏ. Cỏ và rau tươi nên chiếm phần lớn trong chế độ ăn cho thỏ nhà. Cung cấp cho thỏ một thực đơn ăn với thành phần chủ yếu là thức ăn viên có thể dẫn đến tình trạng béo phì và tăng khả năng mắc phải các vấn đề về đường tiêu hóa.
: Thỏ nên ăn gì? Thực đơn hằng ngày dành cho thỏ Update 10/2024
Mặc dù có một số chất xơ trong viên thức ăn, nhưng nó thường được nghiền mịn và mất đi tác dụng lớn nhất là để kích thích chức năng đường ruột, khác với chất xơ được tìm thấy trong cỏ tươi. Thức ăn thô, chẳng hạn như cỏ khô, cũng hỗ trợ trong việc ngăn ngừa bóng lông và giữ cho răng luôn được hoạt động, mài mòn để giữ một độ dài vừa phải . Tuy nhiên, việc bổ sung một số viên thức ăn sẽ làm tăng thêm sự cân bằng cho chế độ ăn. Nhất là trong trường hợp chú thỏ mà bạn nuôi bị kén ăn.
Bất cứ thứ gì khác ngoài cỏ khô, rau và viên thức ăn đều vẫn được coi là một món ăn và nên được cho ăn ở mức độ vừa phải. Hệ thống tiêu hóa của một con thỏ rất dễ bị rối loạn nghiêm trọng (hồi tràng ) nếu chế độ ăn uống không phù hợp. Số lượng viên thức ăn nên được hạn chế, đặc biệt là ở những chú thỏ bị thừa cân. Tuy nhiên, nếu bạn giảm lượng thức ăn viên thì nên cho thỏ ăn thật nhiều các loại rau tươi và một lượng lớn cỏ khô.
2. Cỏ khô cho thỏ
Cỏ khô (như timothy hoặc yến mạch) nên có sẵn mọi lúc trong thực đơn ăn cho thỏ của bạn. Một số con thỏ ban đầu có thể không ăn nhiều cỏ khô. Tuy nhiên, bạn có thể giúp chúng ăn nhiều hơn bằng cách cho thỏ ăn thêm cỏ khô vài lần một ngày và giảm số lượng thức ăn bạn cung cấp. Như vậy, thỏ của bạn sẽ cảm thấy đói và bắt buộc phải ăn cỏ khô.
: Những gì bạn cần biết về tình trạng mọc răng của thỏ cưng Update 10/2024
Các nhà khoa học khuyên nên bắt đầu cho thỏ ăn cỏ linh lăng từ khi còn nhỏ và cho chúng ăn nhiều loại cỏ khác từ 6 đến 7 tháng, giảm dần lượng cỏ linh lăng cho đến khi thỏ được khoảng 1 tuổi. Cỏ linh lăng có hàm lượng canxi và protein cao hơn và ít chất xơ hơn so với các loại cỏ khác (và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe ở thỏ trưởng thành), mặc dù nhiều người chủ thấy thỏ của mình thích các loại cỏ linh lăng. Nếu thỏ trưởng thành của bạn đã quen với việc ăn nhiều cỏ linh lăng, hãy thử trộn cỏ linh lăng với cỏ khô để bắt đầu cho chúng làm quen và giảm dần lượng cỏ linh lăng bạn cung cấp.
3. Rau cho thỏ
Rau quả chiếm một phần lớn trong chế độ ăn của thỏ. Tùy thuộc vào kích thước của thỏ, nên cho ăn khoảng từ 2 đến 4 chén rau tươi mỗi ngày. Rau và quả phải được cho ăn hàng ngày để đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ. Đối với một chú thỏ có thwucj đơn ăn chủ yếu là thức ăn viên, sự thay đổi phải được thực hiện dần dần để có thời gian cho phép hệ thống tiêu hóa của thỏ điều chỉnh và làm quen. Bạn chỉ nên thêm một loại rau vào thực đơn ăn cho thỏ mỗi lần chứ không cho nhiều loại một lúc. Như vậy khi thấy thỏ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề khác, bạn có thể biết là do loại rau nào gây nên.
Các loại rau được cho la nên đưa vào thực đơn ăn cho thỏ bao gồm cà rốt, ngọn cà rốt, rau mùi tây, bông cải xanh, rau cải búp, mù tạt, bồ công anh, củ cải, rau diếp, cải xoăn và rau bina. Tuy nhiên, cải xoăn, rau bina và mù tạt có chưa khá nhiều oxalat nên bạn cần phải hạn chế việc cho thỏ ăn các loại rau này.
Đậu, súp lơ, bắp cải và khoai tây có thể gây ra các vấn đề vê sức khỏe và nên tránh. Xà lách búp Mĩ hầu như không có giá trị dinh dưỡng và có thể gây tiêu chảy nên cần tránh. Đại hoàng cũng nên tránh vì nó gây độc cho thỏ. Rửa rau cho thật sạch sẽ và chỉ cho bồ công anh và các loại cây khác khi bạn biết chắc chắn là chúng không có thuốc trừ sâu hay các loại thuốc bảo vệ thực vật khác.
Thỏ bắt đầu ăn rau vào khoảng 12 tuần tuổi, với số lượng nhỏ và mỗi lần một loại. Khi nhiều loại rau được thêm vào, hãy theo dõi và nếu thỏ bị tiêu chảy thì ngừng sử dụng loại rau gần nhất bạn mới thêm vào.
4. Cho thỏ ăn thưc ăn viên
: Tổng quan về Chuột lang nhà: Những gì bạn cần biết trước khi nhận nuôi một em Bọ ú Update 10/2024
Viên thức ăn được sản xuất dành riêng cho thỏ và có hàm lượng calo khá cao. Do đó, thỏ nhà được cho ăn thức ăn viên một lượng lớn có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan, cũng như dư thừa các chất dinh dưỡng khác. Các viên thức ăn nho nhỏ có một vị trí quan trọng trong chế độ ăn của thỏ, vì chúng rất phong phú và cân bằng các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế số lượng thức ăn viên và thay vào đó hãy cho ăn nhiều rau và cỏ tươi.
Chọn một viên thức ăn chất lượng tốt, có tối thiểu 20-25% chất xơ, khoảng 14% protein (không có protein động vật) và ít hơn 1% canxi đối với hầu hết các con thỏ nhà. Đối với thỏ trưởng thành, số lượng phải được quy định cẩn thận tùy thuộc vào kích thước (trọng lượng) của thỏ. Theo quy định, cung cấp khoảng 1/4 cốc viên thức ăn cho thỏ nặng từ 5 đến 7 lbs, 1/2 cốc cho thỏ nặng từ 8 đến 10 lbs và 3/4 cốc cho thỏ nặng từ 11 đến 15 lbs.
Thỏ con có thể được cho ăn một lượng thức ăn viên nhất định và sau đó số lượng có thể giảm xuống còn 1/2 cốc cho mỗi 6 lbs trọng lượng cơ thể vào khoảng 6 tháng tuổi.
5. Cung cấp thêm trái cây cho thỏ
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị thỏ chỉ nên ăn từ 1 đến 2 muỗng trái cây tươi hàng ngày để giữ cho sức khỏe luôn ổn định. Các món ăn được bán trong các cửa hàng thú cưng được bán cho thỏ thường không cần thiết và trong một số trường hợp có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa do hàm lượng carbohydrate hoặc đường cao. Ngoài ra hãy xem xét việc cung cấp cành cây từ cây táo hoặc cây liễu (chỉ khi không có thuốc trừ sâu) hoặc các loại gỗ an toàn cho thỏ khác.
Như vậy là các bạn đã nắm rõ được một số điều cơ bản về thực đơn ăn lý tưởng dành cho thỏ cưng. Hãy luôn để ý, xây dựng một thực đơn cân bằng và đầy đủ để thỏ luôn sống khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu về 5 chứng bệnh về mắt thường gặp nhất khi nuôi thỏ
: Hướng dẫn cách đo và điều chỉnh độ pH trong bể cá Update 10/2024