Ở Việt Nam, giống chó Dachshund được người nuôi gọi là chó “Lạp xưởng” hay tên gọi thân quen hơn là “chó xúc xích” vì thân hình của chúng dài và 4 chân ngắn cụt trông như những chiếc lạp xưởng (xúc xích). Loài chó này ngày càng được nhiều người nuôi ưa chuộng vì tính cách đáng yêu, hoạt bát. Hãy cùng Thú cảnh Việt tìm hiểu về tất cả những đặc tính của giống chó lạp xưởng ngay sau đây nhé!
Mua chó lạp xưởng ở đâu
Với các khách hàng ở tphcm, bình dương, hà nội… muốn Mua chó lạp xưởng (chó tacken) 2 tháng tuổi có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại: 0981.427.586
: Tìm hiểu về giống chó Lạp xưởng (Dachshund) Update 09/2024
Chó xúc xích (người pháp gọi là chó tacken) giá bao nhiêu?
- Giá từ 2 triệu đến 3 triệu cho 1 bé đối với chó sinh sản tại việt nam, không có giấy tờ nguồn gốc
- Giá từ 4 triệu đến 6 triệu đối với bé có giấy tờ VKA (giấy kiểm định chất lượng giống chó)
- Giá trên 7 triệu đối với giống chó nhập và đầy đủ giấy tờ gia phả các đời.
Nguồn gốc xuất xứ của chó lạp xưởng
Giống chó này có nguồn gốc từ nước Đức và là một trong những loài chó săn của vùng đất này. Xuất hiện từ thế kỷ XV và chó lạp xưởng bắt đẩy được nhiều người biết đến từ thế kỷ XVII. Sau đó tới thế kỷ XIX, chúng được đưa tới Mỹ và dần dần trở thành giống chó phổ biến trên toàn thế giới hiện nay.
Đặc điểm hình dáng chó lạp xưởng
Như tên gọi, chó lạp xưởng có thân dài, ngực nỏ, bụng hóp và 4 chân rất ngắn. Ngoài ra đặc điểm nhận dạng ở loài chó này còn có đầu thuôn dài, mõm cùng dài, 2 mắt hơi lồi cùng hàm răng sắc bén, chắc khỏe. Mắt của chúng có hình oval và có màu nâu đen hoặc đỏ sẫm. Đôi tai của chúng luôn buông thõng ở hai bên má và chúng sở hữu bộ lông mượt, bóng bẩy và đều màu.
Chó lạp xưởng có 2 kích thước: Loại nhỏ là dưới 11 pounds và loại trung bình là 16 – 32 pounds.
: Chó Con Mới Đẻ Uống Sữa Gì, 3 Lưu Ý Quan Trọng Phải Biết Update 09/2024
Còn xét về lông thì có 3 loại là lông mượt, lông ngắn và lông dài. Cụ thể như sau:
- Lạp xưởng lông mượt là giống thuần chủng
- Lạp xưởng lông dài là giống do đột biến gien, lai tạo có chọn lọc với chó Spaniel của Đức.
- Lạp xưởng lông ngắn là sự kết hợp giữa dòng thuần chủng, Dandie Dinmont Terries và Schnauzers.
Bên cạnh những chú lạp xưởng đơn sắc thì còn có những chú lông 2 màu, thường là màu đen sẫm pha nâu hoặc mà hạt dẻ pha xám.
Đặc điểm tính cách của chó lạp xưởng
Chó lạp xưởng rất thích các hoạt động ngoài trời như đào bới, đuổi bắt, đi săn, chạy nhảy. Chúng có bản tính hay tò mò, thường xuyên đánh hơi mọi lúc mọi nơi. Với con người, bất kể là chủ hay người lạ thì chúng đều muốn làm thân, nhưng đôi khi chúng vẫn sủa khi có người lạ tiếp cận.
Giống chó này rất cẩn trọng và khá nhút nhát, tuy nhiên khi chủ bị đe dọa, chúng sẵn sàng lao vào bảo vệ. Đặc biệt, lạp xưởng rất thân thiện với trẻ em nên các gia đình có trẻ em có thể yên tâm khi cho con trẻ chơi đùa với thú cưng. Tuy nhiên cũng cần chú ý vì lạp xưởng không mấy kiên nhẫn và có thể xảy ra hành vi bất ngờ.
Khi bạn nuôi một chú lạp xưởng hãy dạy chúng biết con người là chủ gia đình, đánh dấu những đồ đạc mà chúng không được đụng tới và bắt chúng nghe lời.
: Chó Bị Hạ Bàn Và Cách Điều Trị Đơn Giản Mà Hiệu Quả Đến Bất Ngờ Update 09/2024
Hãy cho lạp xưởng chơi các trò chơi để chúng vận động, giữ được thân hình cân đối như các trò đuổi bắt, đào bới đất cát. Nếu chúng không được hoạt động thường xuyên sẽ trở nên lười biếng, tăng cân quá độ gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tính cách của chúng.
Cách chăm sóc chó lạp xưởng
Chó lạp xưởng hoàn toàn có thể sống trong điều kiện các căn hộ mà không cần phải có sân vườn.
Tuy nhiên vì vốn dĩ là chó săn nên bạn cần thường xuyên dắt chúng đi dạo, cho chúng vận động, chạy nhảy ở những nơi rộng rãi, ít xe cộ qua lại. Khi đưa chúng ra ngoài đi dạo, hãy đừng để chúng nhảy quá cao vì điều đó sẽ ảnh hưởng tới xương sống của loài chó thân dài này.
Riêng đối với giống lạp xưởng lông dài, bạn phải đầu tư hơn về chăm sóc lông cho chúng, phải chải lông mỗi ngày. Còn với loại lông xoắn thì phải thường xuyên tỉa lông hoặc tốt nhất cho chúng tới tiệm spa để được chuyên gia chăm sóc lông cẩn thận. Đơn giản hơn hết là giống lông ngắn, bạn chỉ cần dùng vải ướt để lau sạch người chúng.
Các loại bệnh chó lạp xưởng thường mắc phải
Tiểu đường, xoắn dạ dày chướng hơi, béo phì, nhiễm trùng tiết niệu, bệnh tim mạch và đặc biệt đau lưng cột sống, đĩa xương sống là những căn bệnh mà chó lạp xưởng thường hay mắc phải. Do đó bạn cần chú ý và thường xuyên cho thú cưng của mình khám định kỳ tại các cơ sở thú y để để phòng các căn bệnh này xảy ra.
Qua những thông tin trên đây về chó lạp xưởng, hy vọng bạn sẽ hiểu được những điều cơ bản về loài pet này. Khi gặp vấn đề liên quan cần được giải đáp, hỗ trợ, hãy liên hệ chuyên gia Thú cảnh Việt theo Hotline 0981.427.586. Chúc Pet của bạn luôn khỏe mạnh và đáng yêu nhé!
: Chăm Sóc Chó Husky Con Như Thế Nào Là Đúng Kỹ Thuật? Update 09/2024